1. Câu chuyện Ông Thanh TRẬT ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ
Khó có thể chấp nhận một trưởng ban Nội chính của cái thời coi việc chống tham nhũng là nguy cơ sống còn của đảng mà lại không phải là Ủy viên Bộ chính trị đơn vị quyền lực cao nhất.
Cũng không thể nói rằng các ủy viên trung ương, những người bỏ phiếu bị ông X mua hết hay là họ sợ cho ông Thanh có quyền rồi hốt họ.
Chỉ có thể nói sự bảo thủ mù quáng và dè dặt trong các quyết định của Tổng bí thư không những làm cho vị trí quyền lực lớn nhất này suy yếu mà còn ảnh hưởng tới những người mà ông tiến cử. Ông Thanh là nạn nhân như vậy!
Với Ông Thanh là điều xấu, nhưng với Đất nước là điều tốt, khi nếu Ông Thanh lên mà quyền lực phe ông không đủ trấn áp.
Đất nước không cần các ông chia làm hai phe chăm hẳm tìm sai hại nhau, để rồi chả có ông nào dám có một bước đột phá cả!
Đất nước đang lơ lửng ở đáy của sự phát triển, cần có những bước đột phá, những chính sách quyết liệt. Kể cả nó đẩy chìm vào đáy luôn để rồi còn cơ hội chuyển mình đi lên, chứ không mãi lơ lững như hiện nay!
II. THẤY GÌ QUA HAI HỘI NGHỊ TW 6 & 7
- Hội nghị TW6 trên bối cảnh hàng loạt sai lầm trong việc điều hành kinh tế của thủ tướng. Dầu Bộ chính trị có thể kỷ luật ngay được, nhưng được đưa qua TW6 phần là mang tính dân chủ hơn, nhưng phần chính là sự thiếu quyết đoán của ông Trọng. Cuối cùng quyết định của hội nghị ngược lại với bộ chính trị là không kỷ luật.
- Hội nghị TW7 trên bối cảnh là tăng cường quyền lực bên đảng nhằm giám sát các hoạt động chính phủ, mà đỉnh điểm là đưa ông Thanh (trưởng ban nội chính) vào bộ chính trị. Cuối cùng hội nghị không bầu ông Thanh vào.
- Một vấn đề nữa là đối lập với việc sai lầm trong lãnh đạo kinh tế của ông Dũng, là ông Trọng không có những sai lầm như vậy, nhưng nổi lên là sự kiên định đường lối Cộng sản. Điều này thể hiện rất rỏ ra ngoài như trong bài phát biểu ở Cu ba, Vĩnh Phú và ngay ở khai mạc hội nghị. Khó có thể dùng từ nào ngoài từ “Lú” cho hành động kiên định này.
Kết quả hai hội nghị trên cho thấy các ủy viên TW đảng đồng lòng không phải một mà tới hai lần, trong việc không nghe Tổng bí thư của họ. Mà không theo ông Trọng chỉ có thể là không đồng tình với đường lối Cộng sản mà ông kiên định mà thôi, vì xét cho cùng ông chẳng có cái gì ngoài cái đó, để bị chê trách cả.
Từ đó qua hai hội nghị ta thấy những điểm sáng:
- Có một sự thay đổi nhất định về tư tưởng đối với các ủy viên TW đảng và nói xa hơn là đảng viên. Họ không còn là con bù nhìn, đọc chủ nghĩa Cộng sản một cách máy móc và việc bầu bán của họ là hình thức nữa. Họ bắt đầu dùng tư duy như con người, biết đâu là bánh vẽ, đâu là thực tế, biết đâu là con đường dân giàu nước mạnh, đâu là con đường tất cả cùng nghèo.
- Đã có sự dân chủ trong đảng, khi các ủy viên TW không xem Tổng bí thư và cả Bộ chính trị là khuôn vàng thước ngọc phải theo nữa. Mà họ bỏ phiếu bằng suy nghĩ và lý trí riêng của mình. Sự dân chủ trong đảng cầm quyền là điều vô cùng cần thiết cho đảng đó và cho Đất nước. Khi đảng viên đảng cầm quyền mà không có dân chủ thì làm sao Dân có được.
Nhưng hai hội nghị cũng để lại hai sự lo lắng.
- Với sự giám sát ít nhiều của bên ông Trọng mà sai lầm ông Dũng đã tày hoày như vậy, khi điều đó không có hoặc yếu đi thì tình hình, nhất là kinh tế sẽ đi tới đâu ?!
- Việc không theo đường lối kiên định của ông Trọng là hợp lý, nhưng các ủy viên TW có sáng suốt cùng nhau lập một lộ trình như Miến Điện không, hay là lẩn thẩn đẻ ra một hình thái chủ nghĩa mới, để Đất nước mất thêm vài chục năm thí nghiệm nữa. Khi đó tránh lú mà gặp lẩn thì cũng vẫn y nguyên nghèo nàn, lạc hậu.
Và khi người Dân không có quyền lựa chọn con đường của Đất nước, Người lãnh đạo Đất nước, thì chỉ biết từ ngoài nhìn vào mà nói “Mong thay !”
Theo FB Nguyễn Tấn Thành