1. Phần phỏng vấn của GS Tương Lai được nhà văn Nguyễn Quang Lập ghi lại như sau:
Những ai đã được nhân dân hậu thuẫn, và những ai sẽ không được nhân dân hậu thuẫn? Căn cứ vào đó để mà bình luận rằng cái việc hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, chủ yếu tôi nói ông Nguyễn Bá Thanh, không vào BCT thì liệu cái điều đó nó có phù hợp với xu thế chung hay là nó đi ngược lại? Đây là một câu hỏi khó. Phải đặt nó trong bối cảnh chung thì mới có thể mong được làm sáng tỏ đôi điều.
Nếu như ông Nguyễn Bá Thanh lại tiếp tục hỗ trợ cho cái quan điểm là, đi với TQ thì sẽ giữ được đảng và giữ được chế độ. Và đấy là một quan điểm mà người ta cho rằng là ưu tiên. Bây giờ tập trung mũi nhọn chống tham nhũng, còn vấn đề chống ngoại xâm dù sao cũng phải đặt sau. Cái cách tư duy ấy nó thể hiện một cái nhìn gây phẫn nộ trong giới trí thức và trong truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của cả dân tộc. Vì bị lướng vướng tới cái quan niệm rằng, TQ xâm lược nhưng họ lại là thuộc ý thức hệ XHCN, tức là những người đồng chí. Từ quan niệm đó mà phân định đúng sai. Theo quan niệm của tôi, tôi nghĩ xu hướng vừa rồi khi mà BCHTƯ bác bỏ phương án đưa ông Nguyễn Bá Thanh vào BCT, riêng cá nhân tôi, tôi nhìn nhận đó là bước phát triển đáng mừng, thể hiện trí tuệ tập thể của BCHTƯ không tán đồng gắn làm một cái chuyện ý thức hệ với cái kẻ ngoại xâm để (mà do đó) có một thái độ nhu nhược, không minh bạch rõ ràng. Nó chạm đến cái điểm nhạy cảm bậc nhất là lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Tôi cho rằng khi mà BCHTƯ không bầu ông Nguyễn Bá Thanh, tôi không muốn nói phe phái gì hết, nhưng mà tôi muốn nói rằng, đây là tôi nghe không biết có đúng không:
“Ông Nguyễn Bá Thanh tự nhận định rằng, theo luận điểm dân chủ thì có khi mất nước, mất đảng. Còn nếu đi với TQ thì dù bây giờ có những cái gì đấy đi chằng nữa thì họ vẫn là cùng chung ý thức hệ và họ bằng lòng ổn định với BCT này. Đó là một quan niệm nguy hiểm.”
Không thể chấp nhận rằng, nhân danh đảng, nhân danh ý thức hệ mà đặt lợi ích của dân tộc, lợi ích Tổ Quốc xuống dưới lợi ích của đảng, tức là nói thật ra là lợi ích của một nhóm người. Điều đó là nguyên cớ để BCHTƯ bỏ phiếu loại bỏ ông Nguyễn Bá Thanh ra khỏi kế hoạch của ông TBT Nguyễn Phú Trọng muốn bổ sung ông Nguyễn Bá Thanh để củng cố cho quan điểm chính trị mà mình theo đuổi. Như vậy ở đây theo tôi không phải là một cá nhân bác bỏ một cá nhân mà bác bỏ một xu hướng chính trị, một đường lối quan điểm, mà, xu hướng chính trị, đường lối quan điểm đó nó chạm vào lòng yêu nước của nhân dân. Khi mà phong trào dân chủ ( nghe không rõ) với tinh thần yêu nước chống ngoại xâm thì nó sẽ hình thành một cục diện mới với những bước hợp trộn mở ra những hướng liên minh hợp tác quốc tế rộng lớn và có hiệu quả để chấn hưng đất nước, trong tinh thần hòa hợp và hòa giải dân tộc, phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao nội lực rồi bứt ra khỏi vòng kim cô của chủ nghĩa bành trướng đại Hán, khoác cái tấm áo ý thức hệ.
Nếu làm được như thế sẽ tạo ra được những đột phá không sao lường trước được. Người lãnh đạo nào nắm bắt được cục diện mới, nhanh nhậy đáp ứng được ý chí của dân tộc, đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết và trước hết, sẽ nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của dân, sự đồng tình của bè bạn quốc tế. Ngược lại, quay lưng lại với dân, nấp dưới chiêu bài ý thức hệ đã lỗi thời, bám chặt cái mô hình toàn trị phản dân chủ, đưa đất nước vào ngõ cụt, chỉ cốt giữ được chiếc ghế quyền lực đã rệu rã, thì sự cáo chung là điều không thể tránh khỏi.
2. Thất bại của phe ý thức hệ trong Đảng
Nhân hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 7 vừa bế mạc, Giáo sư Tương Lai bình luận với BBC và cho rằng đang có một phe nhóm trong nội bộ đảng nghiêng về khuynh hướng “ý thức hệ”.
Ông cáo buộc phe được cho là bảo thủ này, vởi chủ định trì thủ ý thức hệ cộng sản và chuyên chính vô sản, đang có chủ đích liên kết với ngoại bang nhằm cố thủ sự thống trị của mình, bất chấp việc này có thể đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, dân tộc và các khuynh hướng tiến bộ của loài người
Trong một trao đổi gần đây với BBC Việt Ngữ, nhà nghiên cứu Lữ Phương và blogger, nhà văn Phạm Viết Đào cũng có quan điểm cho rằng có khuynh hướng bảo thủ trong đảng với chủ trương chính trị ý thức hệ và cảnh báo khuynh hướng này có thể đưa Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc, trong khi tiếp tục không cải thiện được tự do, dân chủ, nhân quyền đích thực cho xã hội và nhân dân.
Tuy nhiên, trong một trao đổi khác cũng với BBC hạ tuần tháng trước, Giáo sư Nguyễn Đình Tấn, quan chức từ Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam đang đổi mới và đang ở trong quá trình hòa nhập với trào lưu tiến bộ văn minh quốc tế.
Ông Tấn nói không có Đảng nào trên thế giới lại tự vạch áo xem lưng, được hiểu là tiến hành việc phê bình và tự phê bình như một nguyên tắc được kỳ vọng đảm bảo dân chủ và sửa sai trong Đảng, và điều này, vẫn theo ông sẽ đem lại sự trường tồn của Đảng ít nhất là vài chục năm nữa.
Quan chức thuộc trường đào tạo cao cấp của Đảng cũng cho rằng Trung Quốc chỉ là một trong các mô hình mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang tham khảo.
Theo BBC