Đặng Chí Hùng (Danlambao) - “Việc Hồ chí Minh bán đứng nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu cho Pháp lúc ấy đang sống lưu vong ở Trung Hoa minh họa chân dung (cá tính) đích thực của con người đó. Sau này ông ta đã chứng minh cho đồng chí thấy việc làm đó là chính đáng bằng cách nêu lên 3 lý do thúc đẩy ông ta làm: Một: Phan Bội Châu không phải cộng sản mà là người ‘quốc gia’ và có thể sẽ là đối địch với cộng sản trong kế hoạch kiểm soát phong trào kháng chiến chống Pháp. Phản Phan Bội Châu là loại bỏ được một đối thủ tương lai. Hai: món tiền thưởng nhận được của Pháp có thể được dùng một cách tối ưu để phát triển phong trào cộng sản Việt Nam. Ba: việc Pháp xử tử Phan Bội Châu sẽ tạo nên một không khí phẫn nộ mạnh trong nước lúc ấy đang cần có...”
Kính thưa quý vị!
Hồ Chí Minh đã phạm trọng tội khi cố tình ám hại và tiêu diệt các đối tượng, tổ chức yêu nước nhưng không cộng sản. Trong bản cáo trạng này chúng tôi xin trình bày một trường hợp cụ thể đó là trường hợp của cụ Phan Bội Châu - một nhà yêu nước lỗi lạc của nhân dân Việt Nam chúng tôi.
Chúng tôi xin trình bày sự việc này trong bản cáo trạng như sau.
1. Sơ lược về thân thế và con người cụ Phan Bội Châu:
Cụ Phan Bội Châu là một nhân sĩ yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam. Cụ chính là một nhà nho có tư tưởng tiến bộ và uyên bác trong cái nhìn của dân tộc.
Theo Wiki (http://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Bội_Châu):
Cụ Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cụ tên thật là Phan Văn San (tự: Hải Thu), còn có tên khác là Phan Sào Nam.
Cha của cụ Phan là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Cụ nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.
Thuở thiếu thời cụ đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, cụ đã viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần Vương” (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.
Gia cảnh khó khăn, cụ phải đi dạy học kiếm sống và học thi, nhưng thi suốt 10 năm không đỗ, lại can tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suối đời không được dự thi).
Năm 1896, Cụ Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, khoa thi hương năm Canh Tý (1900) ở trường Nghệ An và đậu Giải nguyên.
Sau khi đậu Giải Nguyên thì cụ Phan đã kết giao với nhiều trí sỹ yêu nước lúc đó như cụ Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng... để lập ra hội Duy Tân nhằm củng cố dân trí theo con đường minh trị của Nhật lúc đó.
Sau đó cụ cũng chính là người phát động phong trào Đông Du nhằm khuyến khích giới trẻ sang tìm hiểu và học tập cách làm của người Nhật trong việc tìm tự do, độc lập cho dân tộc. Cụ Phan cũng có thời gian hoạt động ở Trung Quốc và có mối quan hệ với ông Hồ Chí Minh lúc đó với bí danh Lý Thụy.
Ngày 30 tháng 6 năm 1925, Cụ bị Pháp bắt cóc tại Thượng Hải giải về nước xử án tù chung thân, mặc dù trước đó (1912) Cụ đã bị thực dân Pháp kết án vắng mặt. Hay nói cách khác Cụ bị bắt trong lúc trốn truy nã của nhà cầm quyền thực dân Pháp.
Và với nhiệt huyết cùng tầm lòng yêu nước nồng nàn của Cụ, nhân dân Việt Nam đã lên tiếng. Một phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, và nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, Cụ được về an trí tại Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm cuối đời Cụ Phan vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ, nên rất được nhân dân yếu mến.
Theo cuốn sách “Phan Bội Châu Con người và Sự nghiệp Cứu nước - NXB Nghệ Tĩnh 1982” của tác giả Chương Châu cho biết Cụ Phan là một nhà văn hóa lớn cũng như một con người yêu nước nồng nhiệt. Cụ chủ trương thay đổi đất nước bằng cách chấn hưng dân trí và thay đổi theo mô hình nước Nhật lúc bấy giờ.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, cụ Phan Bội Châu cho rằng thời kỳ ở Nhật là thời kỳ đắc ý nhất. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, Cụ đã phát động được phong trào Đông Du nổi tiếng, có dịp tiếp xúc với nhiều chính khách lớn của Nhật, được giao lưu liên kết với các nhà trí thức, các nhà hoạt động dân tộc châu Á. Đặc biệt, Cụ có được một thời gian sáng tác sung sức, để lại một số lượng trước tác lớn, góp phần tạo nên diện mạo mới của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Trong các trước tác đó, Cụ Phan Bội Châu đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về Nhật Bản, lấy Nhật Bản làm đối sánh khi luận bàn về những vấn đề của Việt Nam, coi Nhật Bản là tấm gương để cổ vũ Việt Nam noi theo.
Ở một chỗ khác, Cụ Phan Bội Châu phân tích về một trong những nguyên nhân thành công của sự nghiệp duy tân: “Do từ lúc đầu họ biết cho người đi học nước ngoài, để mở mang dân trí, bồi dưỡng nhân tài nên mới có được sự nghiệp vĩ đại rực rỡ như thế” (Trích: Viện Văn Học, 1970: Nhà yêu nước, nhà văn Phan Bội Châu, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội.).
Phan Bội Châu đã nhận thức được vai trò của tầng lớp trí thức khai sáng đối với sự nghiệp duy tân Nhật Bản và Cụ ca ngợi: “Ôi, đọc sách sáng lẽ ra chỉ có kẻ sĩ, tư tưởng lớn lao ra chỉ có kẻ sĩ. Các anh em hãy đọc rộng những sách của liệt truyện vĩ nhân mới của Âu Á như các ông Ái Tô Sĩ, Lư Thoa, Cát Điền Tùng Âm (Yoshida Shoin), Đại Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu)... Đổi mới để tạo ra thời thế, lẽ nào không phải sức của kẻ sĩ”. (Trích: Chương Thâu (Biên tập), 1990: Phan Bội Châu Toàn tập, 10 tập, NXB Thuận Hóa, Huế).
Như vậy quý vị có thể thấy Cụ Phan Bội Châu chính là một nhà ái quốc, có dân chủ tự do và lo cho dân quyền của chúng tôi.
Sự kiện Cụ bị người Pháp thực dân lúc đó bắt giam chính là do bàn tay của Hồ Chí Minh nhằm triệt hạ tinh thần yêu nước nhưng không cộng sản để nhằm độc tôn chính trị và đưa chủ nghĩa cộng sản làm độc tài tại nước Việt Nam.
1. Hồ Chí Minh với tên giả Lý Thụy bán đứng người anh hùng dân tộc Việt Nam - Phan Bội Châu cho người Pháp thực dân:
Ông Hồ Chí Minh có một bí danh là Lý Thụy khi ông ta hoạt động tại Trung Quốc và Thái Lan. Đó cũng là lúc diễn ra việc ông ta gặp gỡ cụ Phan Bội Châu ở Trung Quốc. Xin được nêu vài dẫn chứng sự việc ông Hồ lấy tên là Lý Thụy như sau.
Đầu tiên, trên trang Việt Báo
Đây là tờ báo của đảng cộng sản Việt Nam có đoạn viết: “Mùa hè năm 1926, Nguyễn Ái Quốc, lúc này mang bí danh là Lý Thụy cử Hồ Tùng Mậu, người đồng chí thân thiết của mình trở lại Thái Lan chọn một số thiếu niên con em các gia đình yêu nước đưa sang Quảng Châu đào tạo nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng Thanh niên cộng sản đoàn.”
Thứ hai, trên trang diendannuocnga.net (Website được Đại sứ quán Việt Nam tại Nga bảo trợ) có đoạn: “Ngày 11-1-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu. Để hợp pháp hóa hoạt động, Người lấy bí danh là Lý Thụy. Ngày 21-6-1925 tại Quảng Châu, báo Thanh Niên - Cơ quan ngôn luận của “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng minh hội” được thành lập và ra số báo đầu tiên, Người đã lấy bút danh là “Z.A.C”.
Thứ ba, trên Website của đảng cộng sản Việt Nam với tên gọi: Tennguoidepnhat.net có viết: “Tiếp đó, trong những năm 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc còn sử dụng thêm một số bút danh và tên gọi khác dưới các bài viết và trong hoạt động cách mạng: Chú Nguyễn, N, S Chon Vang, Cheng Vang, Trần Vương, Ai Qua Que, Nguyễn Hải Khách, Lý Thụy.”
Kính thưa quý vị!
Bằng các dẫn chứng chúng tôi đưa ra đã được đảng cộng sản thừa nhận rộng rãi thì ông Hồ có lấy tên giả là Lý Thụy trong lúc hoạt động ở Thái và Trung hoa. Ông ta đã liên hệ với Cụ Phan Bội Châu và thông qua đó tìm cách ám hại Cụ. Hậu quả của sự kiện này rất to lớn, nó không những làm phong trào quốc gia dân tộc của chúng tôi bị mất lãnh đạo mà còn đẩy nhiều thanh niên yêu nước không theo cộng sản sang tổ chức khác, không phục vụ cho lợi ích của Việt Nam “những thanh niên này bị bắt và đưa dần vào tù, khiến phong trào quốc gia ở Việt Nam mất liên lạc với trụ sở ở Quảng Châu. Những người trong nước phái ra liên lạc với bên ngoài cũng hoặc bị cộng sản thu hút, hoặc bị Pháp bắt vào tù. Tình trạng cứ tiếp diễn đến nỗi những sinh viên tốt nghiệp Hoàng Phố mà không chịu theo cộng sản thường không dám về nước và chỉ còn cách là gia nhập quân đội Quốc dân Đảng Tàu. Dần dà phong trào quốc gia mỗi ngày mỗi suy sụp và phong trào cộng sản mỗi ngày một bành trướng.” (Đào Trinh Nhất, “Một bí mật chưa ai nói ra”. Cải Tạo (Hà Nội), 30 tháng 10 năm 1948; P. J. Honey, North Vietnam).
Xin nêu ra các dẫn chứng cụ thể như sau.
Thứ nhất, trong “Ai Bán Đứng Phan Bội Châu?” tác giả Nguyễn Thiên Thụ dẫn chứng, David Halberstam và J. P. Honey là hai tác giả thiên tả, những người rất có thiện cảm với ông Hồ cũng xác nhận việc “bán người” như sau:
“Việc Hồ chí Minh bán đứng nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu cho Pháp lúc ấy đang sống lưu vong ở Trung Hoa minh họa chân dung (cá tính) đích thực của con người đó. Sau này ông ta đã chứng minh cho đồng chí thấy việc làm đó là chính đáng bằng cách nêu lên 3 lý do thúc đẩy ông ta làm: Một, Phan Bội Châu không phải cộng sản mà là người ‘quốc gia’ và có thể sẽ là đối địch với cộng sản trong kế hoạch kiểm soát phong trào kháng chiến chống Pháp. Phản Phan Bội Châu là loại bỏ được một đối thủ tương lai. Hai, món tiền thưởng nhận được của Pháp có thể được dùng một cách tối ưu để phát triển phong trào cộng sản Việt Nam. Ba, việc Pháp xử tử Phan Bội Châu sẽ tạo nên một không khí phẫn nộ mạnh trong nước lúc ấy đang cần có.
Với ghi nhận đó, P.J. Honey kết luận: “Biện luận kiểu đó chứng tỏ không còn nghi ngờ rằng Hồ cực đoan, tàn nhẫn và có óc tính toán”. (Phillip B. Davidson. VIETNAM AT WAR, >1946-1975. Oxford University Press, 1988, p.4 (Hoàng Văn Chí. From Colonialism to Communism, New York: Frederick Praeger.1964 p.18).
Thứ hai, trong cuốn “Vietnam at War” của tác giả Phillip B. Davidson - một cựu sỹ quan tình báo của quân đội Mỹ đã viết: “The French say that in June 1925, Ho betrayed to the Surete in Shanghai for 100, 000 piaster...” Đại ý dịch lại là ông Hồ Chí Minh với bí danh Lý Thụy lúc đó đã bán đứng cụ Phan cho nhà cầm quyền thực dân Pháp lấy tiền.
Thứ ba, theo Joseph Buttinger, “A Dragon Embattled” (New York: Praeger, 1967) Tập 1, của Joseph Buttinger). Ông này khẳng định rằng Nguyễn Ái Quốc nhận 150.000 đồng bạc Đông dương từ Pháp và bán cụ Phan. Trong cuốn sách có đoạn viết: “Lam Duc Thu and Thanh (Ho Chi Minh) split 150, 000 piasters, which Thanh later used to fund his own fledgling communist organization, "Vietnamese Revolutionnary Youth Association"... “Ho Chi Minh promised to protect Thu with condition that Thu must keep a low and "quiet" life in the village and not to reveal the secret about "activities" of both when they had lived in Hong Kong...”
Nội dung của cuốn sách này nói về số tiền mà ông Hồ và Lâm Đức Thụ nhận được từ việc bán thông tin cụ Phan cho Pháp là 150 đồng bạc đông dương và ông Hồ đã hứa với Lâm Đức Thụ về bí mật giữa hai người này. Điều này thêm khẳng định mục đích bán cụ Phan lấy tiền để vừa triệt tiêu đối thủ chính trị, củng cố tổ chức của ông Hồ. Sự xuất hiện của đoạn văn dưới với nội dung ông Hồ hứa sẽ bảo vệ ông Thụ với điều kiện ông Thụ phải giữ im lặng về những việc họ hoạt động ở Hong Kong đã đánh bật luận điểm cho rằng ông Hồ vô can trong vụ án cụ Phan, đổ tội hoàn toàn cho Lâm Đức Thụ. Lâm Đức Thụ được đảng cộng sản Việt Nam tuyên truyền như một kẻ phản bội đã bán đứng cụ Phan, tuy nhiên nếu Lý Thụy (HCM) không biết thì lý do gì ông ta phải yêu cầu Lâm Đức Thụ im lặng để đổi lấy cuộc sống bình yên? Đó chính là việc HCM (Lý Thụy) đồng mưu bán đứng cụ Phan cho Pháp.
Thứ 4, trong cuốn sách của tổng thống Richard Nixon có tiêu đề: “No more Vietnams” trang 33 có đoạn viết được tạm dịch như sau: “Ông Hồ liên minh hầu hết với tất cả phần tử Quốc Gia nhưng ông ta không bao giờ đặt mục tiêu chung lên trên mục tiêu của ông ta. Ông ta liên minh với các nhóm nầy là để phục vụ cho mục đích củng cố tham vọng của ông ta. Khi có mâu thuẫn, ông ta sẵn sàng tiêu diệt họ.
Năm 1925, ông Hồ phản bội nhà cách mạng lão thành nhất của Việt Nam là Phan Bội Châu cho mật vụ Pháp. Lịch sử của CS đã nói rằng ông Phan Bội Châu đã sa ngay vào một cái bẩy, nhưng không nói ra cái bẩy đó là của ông Hồ để nhận được 100 ngàn quan Pháp. Vào thời đó, ông Hồ biện hộ cho sự phản bội của ông ta với các đồng chí của ông ta rằng Phan Bội Châu là một người quốc gia và do đó sẽ trở thành đối thủ trong tương lai.”
Thứ 5, nhà báo David Halberstam đã từng ở Việt Nam và đoạt giải Pulitzer năm 1964 qua các bài phóng sự của ông về chiến tranh cũng như vụ đảo chính lật đổ chính quyền ông Ngô Đình Diệm. Trong đội ngũ phóng viên thời đó được giải Pulitzer còn có Malcolm Browne, Peter Arnett, Neil Sheehan và Horst Faas (hai lần). Ông ta cũng đã viết cuốn sách “Ho” dài 120 trang xuất bản năm 1971 và in lại năm 1987. Trong cuốn sách trang 56 cũng có đoạn viết khẳng định: Ông Hồ Chí Minh bán cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp để lấy 150, 000.
Thứ 6, một bài báo trên tờ báo Washington Post viết về vụ việc này. Bài viết có đoạn bằng tiếng anh: “...In Shanghai, Chau met Ho Chi Minh, then operating under the alias Ly Thuy. As heads of rival nationalist, revolutionary groups, they immediately distrusted each other, but in their quarrels Ho struck the first blow. In June 1925, for 100, 000 piastres, he betrayed Chau to agents of the Deuxieme Bureau, Surete Generale du Gouvernement General pour l'Indochine (abbreviated as 2d Bureau)--the French police--and he was seized while passing through Shanghai's international settlement. Ly Thuy later rationalized that his was a good act.”
Tạm dịch ra: “Tại Thượng Hải, ông Châu đã gặp Hồ Chí Minh, sau đó hoạt động dưới bí danh Lý Thụy. Là những người lãnh đạo ái quốc, cách mạng đối thủ của nhau, họ ngay lập tức không tin tưởng nhau, nhưng trong những cuộc cãi vã của họ, Hồ đánh đòn đầu tiên. Vào tháng sáu năm 1925 để có 100.000 piastres, ông Hồ đã phản bội ông Châu và báo cho các mật thám của Văn phòng Deuxieme, Surete Generale du Gouvernement pour l'Indochine (viết tắt như 2d Cục) - Cảnh sát Pháp - và ông Châu đã bị bắt giữ trong khi đi ngang qua vùng chiếm đóng quốc tế là thành phố Thượng Hải. Lý Thụy sau đó hợp lý hóa việc làm của mình là một hành động tốt...”
Thứ bảy, cuốn Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển của tác giả Trịnh Vân Thanh (Trịnh Chuyết). Sách được Nhà Xuất bản Văn học xuất bản năm 2008. Các bạn có thể xem chi tiết giới thiệu về cuốn sách ở trang Sachhay.com. Ở trang 742, trong mục nói về Phan Bội Châu, các nhà soạn sách đã viết việc Phan Bội Châu bị bắt như sau: “Năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức "Toàn thế giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc", nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để: 1- Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động. 2- Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.” Ở đây phải nhìn nhận đây là cuốn sách được nhà xuất bản Văn học, nó thuộc nhà nước cộng sản Việt Nam. Nói cách khác, nhà nước cộng sản đã công nhận sự kiện này là có thật.
Kính thưa quý vị!
Dân tộc chúng tôi đã mất đi một người anh hùng có tư tưởng đổi mới và dân chủ do bàn tay vấy máu của những người cộng sản mà đứng đầu là Hồ Chí Minh. Họ dùng mọi thủ đoạn bỉ ổi để loại trừ những người yêu nước nhưng không theo cộng sản. Đây là tội ác thủ tiêu đối thủ chính trị hèn hạ cần phải được lên án.
Thưa quý vị!
Đồng thời với việc xử lý tàn tệ với nhân dân Việt Nam. Ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản trong giai đoạn 02/09/1945 - 02/09/1969 thì ông Hồ và đảng cộng sản còn vi hiến và phạm tội bán nước. Chúng tôi xin gửi tới quý vị những bằng chứng sau đây.
Như quý vị đã biết, cuộc chiến hơn 20 năm ở hai miền Nam Bắc Việt Nam mà đảng cộng sản tuyên truyền thực ra không “giải phóng” cho ai mà đơn thuần là cuộc chiến cho ý thức hệ cộng sản chỉ huy bởi Liên xô và Trung cộng. Lý giải cho kết luận này tôi xin nói về câu nói nổi tiếng của ông Hồ: “Ông Diệm cũng là người yêu nước nhưng theo cách của ông ấy”. Hay sau này chính ông Lê Duẩn đã thừa nhận “đánh cho Liên Xô, Trung quốc”. Và để mưu đồ cho cuộc chiến đó, đảng cộng sản Việt Nam cần vũ khí của Trung cộng. Sự thật này đã được chính đảng cộng sản Việt Nam thừa nhận.
Trung cộng đã giúp đỡ từ vật dụng nhỏ nhất cho đến tàu chiến, xe tăng để quân đội VNDCCH của đảng cộng sản có thể tiến hành cuộc chiến tranh gây đau thương cho dân tộc Việt Nam. Sau đây là lời kể của ông Dương Danh Dy, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung cộng với tờ báo mới (của đảng cộng sản): “Những người ở lứa tuổi tôi (và trẻ hơn hai mươi, hai nhăm tuổi) hiện nay đều không quên những viện trợ to lớn của nhân dân Trung Quốc anh em cho chúng ta trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Từ vũ khí đạn dược đến gạo ăn vải mặc, từ ô tô, tầu thủy, máy bay đến chiếc xe đạp, máy khâu, từ gói mì chính đến cái kim sợi chỉ…, không sao kể hết. Tôi còn nhớ, từ chiếc mũ cối và đôi dép cao su Việt Nam đưa mẫu sang, các kỹ sư và công nhân Trung Quốc đã chế tạo cho quân đội ta và nhân dân ta những chiếc mũ cối và đôi dép lốp nổi tiếng một thời.
... Ít người Việt Nam được biết những con tầu Giải phóng tải trọng chỉ có 50 tấn nhưng dùng động cơ mạnh tới 800 mã lực (nghĩa là có tốc độ rất nhanh) để có thể từ một cảng miền Bắc chở vũ khí, lương thực... vào cập bến tại một nơi ở vùng giải phóng miền Nam rồi trở lại ngay miền Bắc trong đêm đã được các kỹ sư và công nhân một nhà máy đóng tầu Trung Quốc thiết kế và chế tạo xong trong một thời gian ngắn kỷ lục theo yêu cầu của chúng ta.”
Và kính thưa quý vị! Đây là cách mà đảng cộng sản Việt Nam đã trao đổi với Trung cộng nhằm có vũ khí gây chiến tranh.
1. Tuyên bố của phía Trung cộng về chủ quyền ở HS-TS của VN:
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung cộng mà đại diện là thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố về chủ quyền hải đảo của Trung cộng. Tuyên bố này được thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân. Đây là các links dẫn chứng về tuyên bố này của Trung cộng:
Bản tiếng Trung: http://www.law.hku.hk/conlawhk/sourcebook/10032.htm
Bản tiếng Anh: http://www.law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm
Nội dung của tuyên bố trên của Trung cộng được dịch ra tiếng Việt như sau:
Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải ngày 4 tháng 9 năm 1958
Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc (Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa)
Đại biểu ủy viên thường vụ đại hội nhân dân toàn quốc liên quan việc phê chuẩn quyết nghị công bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
(Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội ủy viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua)
Quyết nghị
Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội ủy viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua quyết định phê chuẩn về tuyên bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Đính kèm: Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải.
Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố:
* Một: Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc.
* Hai: Lãnh hải của Trung Quốc đại lục và duyên hải của các đảo được tính theo đường thẳng nối liền những điểm mốc ven bờ làm đường biên cơ sở, thủy vực từ đường biên cơ sở này hướng ra ngoài 12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần nước thuộc đường biên cơ sở này hướng vào bên trong, bao gồm vịnh Bột Hải, phần trong hải vực Quỳnh Châu, đều là phần nội hải của Trung Quốc. Các đảo thuộc đường biên cơ sở này hướng vào trong, bao gồm đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ, đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khưu, đảo Kim Môn lớn nhỏ, đảo Nhị Đảm, đảo Đông Định đều thuộc về các đảo thuộc nội hải của Trung Quốc.
* Ba: Tất cả phi cơ và thuyền bè quân dụng của ngoại quốc, chưa được chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép, không được tiến nhập vào lãnh hải vào không gian trên lãnh hải. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào vận hành tại lãnh hải của Trung quốc, phải tôn trọng pháp lệnh hữu quan của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
* Bốn: Dựa trên nguyên tắc quy định 2, 3 áp dụng cho cả Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc. Đài Loan và Bành Hồ địa khu hiện nay đang bị Mỹ dùng vũ lực xâm chiếm. Đây là hành vi phi pháp xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ đợi để thu hồi, chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng tất cả những phương pháp thích đáng tại một thời điểm thích đáng để thu phục những khu vực này, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không cho phép ngoại quốc can thiệp.
(Chú ý ở đây: Tây Sa và Nam Sa là cách gọi của Trung Cộng về HS-TS của Việt Nam)
2. Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng:
Ngay sau khi tuyên bố của Trung cộng về việc HS- TS là của họ thì ông Phạm Văn Đồng lúc đó là thủ tướng Việt Nam Dân Chủ cộng hòa (VNDCCH) tiến hành việc đưa ra công hàm ký ngày 14/9/1958:
Công hàm này ngoài ra thời điểm đó còn được các tờ báo Nhân dân thời điểm đó đưa tin (Báo nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam). Đây là hình ảnh của Báo nhân dân đã đưa tin về sự kiện này:
và ngay sau đó thì sáng ngày 21.9.1958, ông Nguyễn Khang, Đại sứ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trung Quốc, đã gặp Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và đã chuyển bức công hàm của ông Phạm Văn Đồng đến ông Chu Ân Lai.
Trước đó, năm 1956, ông Ung Văn Khiêm, nhân tiếp phái đoàn ngoại giao TQ, Thứ Trưởng bộ Ngoại Giao có tuyên bố với Li Zhimin, tham tán sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam: chiếu theo tài liệu VN thì HS và TS thuộc về TQ.
Ông Lê Lộc, Chủ Tịch Châu Á Sự Vụ, nhân có mặt cũng nói vào: Theo sử liệu VN thì HS và TS thuộc TQ từ thời nhà Tống. Sự việc này tạp chí Beijing Review ngày 18 tháng Hai năm 1980 đã có đăng lại trong bài "Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa".
3. Bán nước và vi hiến:
Kính thưa quý vị!
Trong thời điểm Trung cộng tuyên bố chủ quyền của mình tại HS-TS (vốn của Việt Nam) thì nước Việt Nam chia làm hai. Miền Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) theo đường lối cộng sản độc tài. Miền Nam là Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) theo đường lối dân chủ tự do. Lúc này các hòn đảo HS-TS đang thuộc quyền kiểm soát của VNCH. Vậy thì dù là VNCH hay VNDCCH nắm giữ đều có một điểm là: HS-TS là của Việt Nam. Nó chưa bao giờ là chủ quyền của Trung cộng.
Đảng cộng sản biện bạch rằng công hàm 1958 không được Quốc hội Việt Nam thông qua. Trên biendong.net có đoạn: "Sự thực là công hàm nêu trên của Phạm Văn Đồng không được đưa ra để Quốc hội Việt Nam xem xét thông qua. Cho tới nay Trung Quốc cũng không đưa ra được bất kỳ chứng cứ gì minh chứng là Công hàm của Phạm Văn Đồng đã được Quốc hội Việt Nam thông qua."
Nếu viện lý do này thì chúng tôi xin tố cáo ông Phạm Văn Đồng đã vi hiến và quốc hội do đảng cộng sản dựng lên cũng vô trách nhiệm. Lý do này có thể chấp nhận việc không qua Quốc hội là đúng vì thực ra Quốc hội VN là của cộng sản. Các đại biểu Quốc hội là nghị gật nên việc không thông qua không phải là vô lý. Việc một thủ tướng vi hiến, một Quốc hội vô trách nhiệm với đất đai của tổ quốc cũng là có tội với dân tộc, bán nước và cần được lên án mạnh mẽ. Vì đây là vấn đề đất đai biển đảo quan trọng. Không cho phép bất cứ cá nhân nào làm việc như vậy.
Có ý kiến biện luận rằng lúc đó 2 đảo HS-TS là chủ quyền của VNCH chứ không phải của VNDCCH nên tuyên bố của ông Đồng không có gì sai. Trong bài báo của đại đoàn kết (của đảng cộng sản) có viết: "Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)."
Về lý do này chúng tôi lại xin tố cáo sự sai trái của phía đảng cộng sản Việt Nam. Ở đây dù là đất của VNCH hay VNDCCH đều là phần đất của lãnh thổ Việt Nam. Như vậy dù nó có quản lý dưới tay ai cũng vẫn là của người Việt Nam chứ không phải của Trung cộng. Đảng cộng sản không có quyền tuyên bố nó là của ai. Nhất là phần đất đó thuộc một nước có chủ quyền được công nhận theo công ước LHQ (VNCH) khi đó.
Qua hai điều này cho thấy với công hàm 1958 đảng cộng sản đã bán nước Việt, vi hiến và xâm phạm chủ quyền của một quốc gia độc lập khác, vi phạm hiến chương LHQ. Đề nghị quý vị xem xét và đưa ra cộng luận.
Như quý vị đã biết đảng cộng sản Việt Nam luôn nắm quyền độc tài và chỉ đạo nhà nước. Thời điểm ông Đồng ký quyết định bán nước 1958 thì nhà nước, đảng cộng sản đang dưới sự cai quản của ông Hồ Chí Minh. (Xin quý vị xem thêm cơ cấu tổ chức của đảng cộng sản độc tài tại đây:
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng - Thủ tướng nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, vì vậy công hàm chỉ có thể được gửi đến Chu Ân Lai sau khi đã được thông qua, được sự đồng ý và chấp thuận của Bộ Chính Trị. Ông Hồ Chí Minh lúc đó là Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch nhà nước, nghĩa là ông đứng đầu BCT và đứng đầu chính phủ. Vậy không thể có chuyện ông Hồ không biết, không có ý kiến gì. Vậy rõ ràng ông Đồng thừa nhận công hàm đó là có thật, ông phải thông qua ai nó mới được chuyển đi cho phía Trung Cộng? Đó chính là ông Hồ Chí Minh.
(Còn tiếp…)
19/05/2013
_______________________________
Các phần Cáo Trạng đã đăng: