THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

04 December 2012

Việt Nam lo ngại Trung Quốc sử dụng vũ khí thương mại tranh giành biển đảo

Việt Nam lo ngại Trung Quốc sử dụng vũ khí thương mại tranh giành biển đảo

 
Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg News, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh phê phán Trung Quốc sử dụng thị trường nội địa như là vũ khí để giải quyết bất đồng biển đảo với các láng giềng mà lẽ ra phải dựa vào luật quốc tế. Ông cũng bác bỏ bản đồ « 9 đoạn » của Trung Quốc.



Trung quốc từng 'trút giận" lên mặt hàng chuối xuất khẩu của Philippines trong tranh chấp Bãi cạn Scarborough hồi đầu tháng 6 năm 2012. Reuters


Trong một cuộc phỏng vấn do phóng viên Matthew Winkler của hãng tin Bloomberg thực hiện tại Hà Nội được phát đi hôm nay 03/12/2012, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh tỏ ra không tán thành việc Trung Quốc dùng biện pháp tẩy chay hàng hóa của láng giềng Nhật Bản trong vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư hiện do Tokyo quản lý. Ông nói « Trung Quốc không nên đem kinh tế ra làm vũ khí trong trường hợp tranh chấp chủ quyền mà phải dựa trên cơ sở luật quốc tế ».

Liên quan đến Biển Đông, Thứ trưởng Phạm Quan Vinh cũng tuyên bố « không thể chấp nhận » mọi động thái của công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc xâm nhập vi phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, tính từ bờ biển, theo quy định của công ước Liên Hiệp Quốc.

Được hỏi về « hộ chiếu lưỡi bò », ông Phạm Quan Vinh cho biết là Việt Nam chọn giải pháp tạm thời, không đóng dấu vào hộ chiếu của du khách Trung Quốc, mà cấp visa rời để không rơi vào bẫy của Bắc Kinh là « thừa nhận yêu sách của Trung Quốc ». Tuy nhiên, ông lưu ý, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Giải pháp lâu dài là « không công nhận bản đồ 9 đoạn ».

Bloomberg nhắc lại là bản đồ hình chữ U tóm thâu 80% Biển Đông đã các quốc gia trong vùng bác bỏ.

Vấn đề của Việt Nam là nền kinh tế quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Trao đổi thương mại lên đến 36 tỷ đôla trong năm 2011, nhưng phần thâm thủng nghiêng về phía Việt Nam.

Theo nhận định của giáo sư Jonathan London, một chuyên gia quốc tế tại Hồng Kông, thì Việt Nam cũng như Philippines rất lo ngại khả năng bị Trung Quốc xâm hại kinh tế. Chính phủ Việt Nam sẽ cùng ba thành viên khác của Asean sẽ họp tại Manila vào ngày 12/12/2012 này để tìm giải pháp chung đối phó với tham vọng của Trung Quốc.


Tú Anh