Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2012-10-09
Thị trường tiêu thụ Việt Nam đã bước sang Quí Tư 2012 với giá cả nhiều mặt hàng tăng lên và có chiếu hướng cao hơn từ giờ đến cuối năm.
Đâu là những cái khó trong nỗ lực bình ổn giá cả thị trường, tránh biến động thái quá như những năm trước. Thanh Trúc mời quí vị cùng tìm hiểu.
Giá cả hàng hoá thường có xu hướng tăng dần lên trong những tháng cuối năm, đương nhiên kéo theo chỉ số giá Quí Bốn 2012 này tăng lên so với thời kỳ trước đó.
Biến động theo xu hướng tăng
Theo nhận định của chuyên gia về giá cả thị trường thuộc Bộ Tài Chính, tiến sĩ Vũ Đình Ánh, nhiều khả năng mức độ tăng sẽ không quá cao, chỉ khoảng trên dưới 1% cho mỗi tháng từ giờ đến hết 2012.
Nếu cố giữ mức tăng trên dưới 1% đó, ông khẳng định, mục tiêu kềm chế lạm phát ở mức độ một con số của năm 2012 chắc chắn có thể thực hiện được:
Đối với các nhóm giá cả liên quan tới diễn biến giá cả thị trường năm 2012 thì rõ ràng như trường hợp của tháng Chín vừa qua thì có phần tăng rất là cao trong dịch vụ y tế cũng như giáo dục. Những nhóm đó đã tăng trong khoảng 2,2% trong tháng Chín.
Tuy nhiên, nếu loại trừ các nhóm đó ra, các nhóm còn lại tăng trong khoảng 1% thì vẫn còn khá là căng. Do đó, tôi cho rằng tới cuối năm nhóm dịch vụ liên quan đến lương thực thực phẩm chẳng hạn, chắc chắn sẽ có biến động theo xu hướng tăng.
Yếu tố thứ nhất, tiến sĩ Vũ Đình Ánh giải thích, là vấn đề liên quan đến thời vụ của việc tiêu dùng cuối năm, tức là tiêu dùng trong dịp lễ Tết, và thứ hai là diễn biến bất thường của thời tiết cũng như một số những khó khăn khác :
Nhiều khả năng mức độ tăng sẽ không quá cao, chỉ khoảng trên dưới 1% cho mỗi tháng từ giờ đến hết 2012
Đơn cử ví dụ như ngành chăn nuôi hiện nay chẳng hạn, đang có hiện tượng “treo chuồng” khá lớn do chi phí đầu vào tăng cao và không cạnh tranh được với sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu. Đây cũng là điều có thể nói là được dự báo trước về giá thực phẩm tăng tuy mức độ tăng không lớn.
Xét về mặt thực phẩm, ông nói, chủ yếu ở Việt Nam những nhóm phổ biến sẽ tăng giá trong thời điểm cuối năm là thịt lợn, thịt bò và thịt gia cầm. Ngoài ra, tại khu vực đô thị, sẽ có một phần là nhu cầu thực phẩm liên quan đến các mặt hàng sản hải sản như tôm cua cá vân vân… cũng sẽ tăng cao:
Còn chủ yếu về giá gạo thì tôi cho rằng năm nay Việt Nam được mùa, lượng gạo xuất khẩu rất lớn, do đó biến động về giá lương thực sẽ không nhiều trong năm 2012 thậm chí cho đến tháng đầu năm 2013.
Sau lương thực và thực phẩm, nhóm thứ hai đáng quan tâm và cần được nhắc đến là giao thông, phản ảnh biến động của giá xăng dầu, mà thông thường đến cuối năm thì nhu cầu giao thông vận tải cũng tăng lên:
Tôi cho rằng về mặt này thì Việt Nam cũng đã rút được kinh nghiệm liên quan tới vấn đề điều hành giá xăng hay liên quan đến giá giao thông.
Tôi cho rằng tới cuối năm nhóm dịch vụ liên quan đến lương thực thực phẩm chẳng hạn, chắc chắn sẽ có biến động theo xu hướng tăng
tiến sĩ Vũ Đình Ánh
Tất nhiên là có biến động nhưng tôi cho rằng cái biến động này cũng đã lường được trước rồi. Cái này liên quan tới cả hai phía, về phía cung do được lường trước nên do đó cũng có những biện pháp chuẩn bị nếu như có sự thiếu hụt nguồn cung thì có thể có biện pháp để cân đối thí dụ biện pháp nhập khẩu. Hiện đã có một số chính sách đảm bảo nguồn cung cho những tháng tới.
Cái thứ hai, về mặt cầu, mặc dù tính từ đầu năm đến nay sức mua trong nền kinh tế đã được cải thiện tuy nhiên là mức cải thiện rất là nhỏ. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì tôi cho rằng cầu, kể cả mức cầu về những mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm chẳng hạn, cũng sẽ không căng thẳng và sẽ không tạo cái gọi là tăng cầu quá mức như các dịp lễ Tết một số năm gần đây. Do đó cái áp lực của phía cầu sẽ không kéo giá cả đi lên.
Như vậy, dưới mắt chuyên gia giá cả thị trường Vũ Đình Ánh, điều đáng lo ngại không phải là cung thiếu cầu tăng kéo giá cả thị trường tăng theo, mà cái đáng lo lại nằm về phía tăng giá hay lạm phát dưới các chính sách kinh tế vĩ mô nhiều hơn là yếu tố về phía thị trường trong đó có cung và cầu.
Ba cái khó trong việc điều hành giá
Vẫn theo lời ông, có ba cái khó cho Việt Nam trong nỗ lực bình ổn giá cả thị trường nói chung cũng như thời điểm từ giờ đến cuối năm hầu có thể giữ vững mục tiêu đề ra là kềm chế lạm phát ở mức một con số.
Điểm khó thứ nhất, ông phân tích, tất cả những việc như điều chỉnh giá xăng dầu, giá điện nước sinh hoạt hay vận tải công cộng … thì hầu hết đã có sẵn một lộ trình, thế nhưng việc thực hiện lộ trình đó lại không ăn khớp với cả những diễn biến của kinh tế vĩ mô .
Đơn cử một thí dụ trong tháng Chín vừa rồi, sự đồng loạt tăng một loạt giá cả về dịch vụ y tế, ở mới chỉ khoảng tầm một nửa trong số sáu mươi ba tỉnh thành thôi, mà đã tác động rất là mạnh tới cái vấn đề về lạm phát rồi. Rõ ràng là tới đây cái khó nhất là làm tận dụng lộ trình đó một cách linh hoạt. Đấy là điểm đầu tiên.
Điểm thứ hai, cái khó của Việt Nam là cái yêu cầu về công khai minh bạch, nói cách khác là cái căn cứ hay cái cơ sở để điều chỉnh giá cả của những cái ví dụ điện hay xăng dầu, để đảm bảo được cái tính Việt Nam gọi là tính đúng, tính đủ và đồng thời thuyết phục được toàn xã hội về tính hợp lý của những việc điều chỉnh giá đó.
Cái đó sẽ tác động tới yếu tố mà Việt Nam rất quan tâm, đó là yếu tố về lạm phát tâm lý. Đấy cũng là điểm khó thứ hai trong vấn đề điều hành giá cả.
Điểm khó thứ ba trong việc điều hành giá ở Việt Nam, tiến sĩ Vũ Đình Ánh lý giải tiếp thường là để duy trì tăng trưởng kinh tế thì phải đẩy mạnh chi tiêu công là hiện cũng chưa ước lượng được sự tăng trưởng về chi tiêu công đó sẽ tác động tới lạm phát cũng như thực tế giá cả trong chừng mực nào.
Cần phải ước lượng được tác động đó thì mới điều chỉnh được chính sách về chi tiêu công, ông kết luận, và đồng thời với nó là kết hợp những biện pháp điều hành quản lý thị trường cũng như giá cả.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
Đâu là những cái khó trong nỗ lực bình ổn giá cả thị trường, tránh biến động thái quá như những năm trước. Thanh Trúc mời quí vị cùng tìm hiểu.
Giá cả hàng hoá thường có xu hướng tăng dần lên trong những tháng cuối năm, đương nhiên kéo theo chỉ số giá Quí Bốn 2012 này tăng lên so với thời kỳ trước đó.
Biến động theo xu hướng tăng
Theo nhận định của chuyên gia về giá cả thị trường thuộc Bộ Tài Chính, tiến sĩ Vũ Đình Ánh, nhiều khả năng mức độ tăng sẽ không quá cao, chỉ khoảng trên dưới 1% cho mỗi tháng từ giờ đến hết 2012.
Nếu cố giữ mức tăng trên dưới 1% đó, ông khẳng định, mục tiêu kềm chế lạm phát ở mức độ một con số của năm 2012 chắc chắn có thể thực hiện được:
Đối với các nhóm giá cả liên quan tới diễn biến giá cả thị trường năm 2012 thì rõ ràng như trường hợp của tháng Chín vừa qua thì có phần tăng rất là cao trong dịch vụ y tế cũng như giáo dục. Những nhóm đó đã tăng trong khoảng 2,2% trong tháng Chín.
Yếu tố thứ nhất, tiến sĩ Vũ Đình Ánh giải thích, là vấn đề liên quan đến thời vụ của việc tiêu dùng cuối năm, tức là tiêu dùng trong dịp lễ Tết, và thứ hai là diễn biến bất thường của thời tiết cũng như một số những khó khăn khác :
Nhiều khả năng mức độ tăng sẽ không quá cao, chỉ khoảng trên dưới 1% cho mỗi tháng từ giờ đến hết 2012
Đơn cử ví dụ như ngành chăn nuôi hiện nay chẳng hạn, đang có hiện tượng “treo chuồng” khá lớn do chi phí đầu vào tăng cao và không cạnh tranh được với sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu. Đây cũng là điều có thể nói là được dự báo trước về giá thực phẩm tăng tuy mức độ tăng không lớn.
Xét về mặt thực phẩm, ông nói, chủ yếu ở Việt Nam những nhóm phổ biến sẽ tăng giá trong thời điểm cuối năm là thịt lợn, thịt bò và thịt gia cầm. Ngoài ra, tại khu vực đô thị, sẽ có một phần là nhu cầu thực phẩm liên quan đến các mặt hàng sản hải sản như tôm cua cá vân vân… cũng sẽ tăng cao:
Còn chủ yếu về giá gạo thì tôi cho rằng năm nay Việt Nam được mùa, lượng gạo xuất khẩu rất lớn, do đó biến động về giá lương thực sẽ không nhiều trong năm 2012 thậm chí cho đến tháng đầu năm 2013.
Sau lương thực và thực phẩm, nhóm thứ hai đáng quan tâm và cần được nhắc đến là giao thông, phản ảnh biến động của giá xăng dầu, mà thông thường đến cuối năm thì nhu cầu giao thông vận tải cũng tăng lên:
Tôi cho rằng về mặt này thì Việt Nam cũng đã rút được kinh nghiệm liên quan tới vấn đề điều hành giá xăng hay liên quan đến giá giao thông.
Tôi cho rằng tới cuối năm nhóm dịch vụ liên quan đến lương thực thực phẩm chẳng hạn, chắc chắn sẽ có biến động theo xu hướng tăngtiến sĩ Vũ Đình Ánh
Tất nhiên là có biến động nhưng tôi cho rằng cái biến động này cũng đã lường được trước rồi. Cái này liên quan tới cả hai phía, về phía cung do được lường trước nên do đó cũng có những biện pháp chuẩn bị nếu như có sự thiếu hụt nguồn cung thì có thể có biện pháp để cân đối thí dụ biện pháp nhập khẩu. Hiện đã có một số chính sách đảm bảo nguồn cung cho những tháng tới.
Cái thứ hai, về mặt cầu, mặc dù tính từ đầu năm đến nay sức mua trong nền kinh tế đã được cải thiện tuy nhiên là mức cải thiện rất là nhỏ. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì tôi cho rằng cầu, kể cả mức cầu về những mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm chẳng hạn, cũng sẽ không căng thẳng và sẽ không tạo cái gọi là tăng cầu quá mức như các dịp lễ Tết một số năm gần đây. Do đó cái áp lực của phía cầu sẽ không kéo giá cả đi lên.
Như vậy, dưới mắt chuyên gia giá cả thị trường Vũ Đình Ánh, điều đáng lo ngại không phải là cung thiếu cầu tăng kéo giá cả thị trường tăng theo, mà cái đáng lo lại nằm về phía tăng giá hay lạm phát dưới các chính sách kinh tế vĩ mô nhiều hơn là yếu tố về phía thị trường trong đó có cung và cầu.
Ba cái khó trong việc điều hành giá
Điểm khó thứ nhất, ông phân tích, tất cả những việc như điều chỉnh giá xăng dầu, giá điện nước sinh hoạt hay vận tải công cộng … thì hầu hết đã có sẵn một lộ trình, thế nhưng việc thực hiện lộ trình đó lại không ăn khớp với cả những diễn biến của kinh tế vĩ mô .
Đơn cử một thí dụ trong tháng Chín vừa rồi, sự đồng loạt tăng một loạt giá cả về dịch vụ y tế, ở mới chỉ khoảng tầm một nửa trong số sáu mươi ba tỉnh thành thôi, mà đã tác động rất là mạnh tới cái vấn đề về lạm phát rồi. Rõ ràng là tới đây cái khó nhất là làm tận dụng lộ trình đó một cách linh hoạt. Đấy là điểm đầu tiên.
Điểm thứ hai, cái khó của Việt Nam là cái yêu cầu về công khai minh bạch, nói cách khác là cái căn cứ hay cái cơ sở để điều chỉnh giá cả của những cái ví dụ điện hay xăng dầu, để đảm bảo được cái tính Việt Nam gọi là tính đúng, tính đủ và đồng thời thuyết phục được toàn xã hội về tính hợp lý của những việc điều chỉnh giá đó.
Cái đó sẽ tác động tới yếu tố mà Việt Nam rất quan tâm, đó là yếu tố về lạm phát tâm lý. Đấy cũng là điểm khó thứ hai trong vấn đề điều hành giá cả.
Điểm khó thứ ba trong việc điều hành giá ở Việt Nam, tiến sĩ Vũ Đình Ánh lý giải tiếp thường là để duy trì tăng trưởng kinh tế thì phải đẩy mạnh chi tiêu công là hiện cũng chưa ước lượng được sự tăng trưởng về chi tiêu công đó sẽ tác động tới lạm phát cũng như thực tế giá cả trong chừng mực nào.
Cần phải ước lượng được tác động đó thì mới điều chỉnh được chính sách về chi tiêu công, ông kết luận, và đồng thời với nó là kết hợp những biện pháp điều hành quản lý thị trường cũng như giá cả.