26/09/2012 21:30:17
- "Đúng là giờ không còn ai chỉ cảm ơn bằng mồm nữa. Thông thường phải kèm theo quà. Tôi còn nghe một số phụ huynh kể là cô bảo con về nói với bố mẹ là cô thích cái điện thoại này, điện thoại kia...", chị Nguyễn Phương Thảo chia sẻ về những khó khăn trong việc nuôi con đi học.
Bớt ăn, mặc cho con đi học
Bớt ăn, mặc cho con đi học
Năm học mới vừa bắt đầu, các khoản đóng góp ở nhà trường và chi phí cho con đi học của chị như thế nào?
Tôi có hai cô con gái. Đứa lớn học lớp 5, đứa nhỏ học lớp 1. Tôi cho cả hai đứa học trường công lập theo đúng tuyến. Vì là trường công nên các khoản thu cũng không nhiều lắm. Đứa lớn thì phải đóng khoảng 600.000đ/tháng. Đứa nhỏ vừa mới vào lớp 1 nên chưa thấy nhà trường thông báo gì.
Tuy nhiên, tính tất cả các khoản chi cho việc học hành, ăn uống của các cháu cũng khá tốn kém. Vào đầu năm học thì một số khoản chi khác như tiền quần áo, đồng phục mùa đông, đồng phục mùa hè, giầy dép, sách vở, bút mực... cũng hết kha khá. Nhưng những cái đó thì cũng chỉ phải đầu tư vào lúc đầu năm học, nên tôi cũng có kế hoạch chuẩn bị từ trước. Vì thế mà một vài triệu cũng vẫn lo được.
Ngoài học ở lớp, chị có cho con học thêm không?
Thực ra, tôi muốn tạo điều kiện tốt nhất cho con cái. Vì thế, trong sinh hoạt ăn uống chi tiêu hàng ngày, tôi thường bớt xén đi một ít để dồn tiền đó cho con học. Tôi thuê thêm gia sư về bổ túc cho cháu. Có thể thuê 3 buổi/tuần hoặc 5 buổi/tuần. Tiền học phí ở trường thì ít nhưng tiền thuê gia sư thì khá tốn kém. Mỗi tháng cũng phải mất khoảng 2 - 2,5 triệu đồng. Tôi muốn tạo điều kiện hết mức cho con học hành. Đó cũng là mong mỏi lớn nhất của bố mẹ.
Thu nhập hằng tháng của hai vợ chồng có đủ để cho các cháu đi học theo nguyện vọng của chị không?
Không được đâu. Nhiều khi còn chi phí cái nọ cái kia, đối nội đối ngoại, lúc ốm lúc đau, tiền lương của hai vợ chồng là không đủ. Hai vợ chồng đều là công chức, thu nhập cộng lại mỗi tháng được khoảng 10 triệu đồng. Phải tằn tiện lắm mới đủ sống. Tôi còn đang tính mở quán cà phê rồi nhờ người quản lý, để có thêm đồng ra đồng vào. Mà con cái học càng lên cao thì càng tốn nhiều tiền.
Có bao giờ chị muốn mua đồ ăn thật ngon về cho gia đình nhưng nghĩ phải để dành tiền cho con đi học nên không dám mua?
Thực ra thì cũng không đến nỗi đó. Việc ăn uống vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho các cháu. Có điều hạn chế đi ăn nhà hàng, mà ở nhà tổ chức nấu ăn, vừa tiết kiệm lại đủ chất. Còn các chi phí khác trong gia đình tôi cũng phải tiết kiệm. Giả sử như nếu có điều kiện thì mình sẽ mua sắm nhiều váy áo để mặc. Nhưng vì phải tiết kiệm tiền cho con đi học, mình chỉ cần 2 đến 3 bộ là đủ rồi. Đó là những khoản có thể tằn tiện được.
Chị Nguyễn Phương Thảo, số 4, ngõ 92 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội. |
Giờ không còn ai chỉ cảm ơn thầy cô bằng… mồm
Vào các ngày lễ, Tết, việc cảm ơn giáo viên được chị làm như thế nào?
Cái đó thì phụ huynh nào cũng làm thôi. Tôi luôn hỏi thăm, động viên tinh thần cô giáo vào mỗi dịp lễ. Có điều tùy vào điều kiện mà có hộp bánh to hay bánh nhỏ. Vì thầy cô như người cha người mẹ thứ 2 của con mình, gắn bó với con mình cả ngày rồi. Các cô cũng vất vả trong việc nuôi dạy con cái mình.
Việc cảm ơn đó có tốn kém không?
Cũng tùy gia đình thôi. Mình thấy 5 trăm hay 1 triệu là to lắm rồi. Nhưng với người khác thì họ lại thấy như thế là bình thường. Vì thế, mình cũng cứ lựa thôi.
Ở đâu đó có hiện tượng cô giáo gợi ý quà tặng vào mỗi dịp lễ, chị có bao giờ ở trong tình huống như thế?
Đó là những cá biệt thôi, ở nhiều nơi giáo viên cũng rất tâm huyết với công việc. Ngành nghề nào cũng có cái nọ cái kia, không tránh được. Tôi thì chưa bao giờ ở vào tình huống đó cả.
Đúng là giờ không còn ai chỉ cảm ơn bằng mồm nữa. Thông thường phải kèm theo quà. Tôi vẫn nghĩ, tình cảm là thứ gì đó tự nguyện, không thể bắt buộc được. Thế nên là cứ để cho phụ huynh thể hiện tình cảm của mình chứ nên đừng đòi hỏi gì cả. Tôi còn nghe một số phụ huynh kể là cô bảo con về nói với bố mẹ là cô thích cái điện thoại này, điện thoại kia...
Nếu ở trong tình huống đó thì chị sẽ làm thế nào? Bởi rõ ràng,“muốn sang phải bắc cầu Kiều”.
Tôi nghĩ là tôi sẽ không đáp ứng. Nếu gặp trường hợp đó thì tôi sẽ phản ánh với nhà trường. Hẳn là cô sẽ không bao giờ đòi hỏi bộ quần áo, bộ váy, vì quà mình tặng lúc nào cũng thừa sức để cô mua những thứ đó. Còn những thứ đòi hỏi quá cao như cái điện thoại hay cái đồng hồ thì thật khó chấp nhận. Mà nếu mình theo như thế, thì liệu có theo lâu dài được? Mỗi năm có biết bao nhiêu là ngày lễ, ngày tết.
Chị không sợ con mình bị “trù dập”?
Tôi không sợ. Cùng lắm thì tôi chuyển trường hoặc chuyển lớp cho cháu. Bởi vì tôi nghĩ một giáo viên có suy nghĩ như thế sẽ ảnh hưởng đến con tôi. Một giáo viên như thế không thể dạy dỗ con cái mình thành người.
Sao chị không nghĩ rằng khi mình đáp ứng thì con mình sẽ được quan tâm hơn, học giỏi hơn các bạn khác?
Tôi nghĩ rằng thầy cô đó không bao giờ dạy học trò tốt được. Học trò tiếp xúc với cô giáo nhiều hơn bố mẹ mình. Vậy mà cô giáo có lối sống như thế, học sinh sẽ bắt chước. Những đứa trẻ chúng sẽ nghĩ làm cô giáo thì được làm chuyện xấu. Khi lớn lên nó sẽ nghĩ rằng nó cũng có quyền bóc lột người khác, cậy vào cái thế mình đang có để bắt người khác phục tùng mình.
Cố quá thì khổ chính mình
Nếu có tiền, chị có muốn cho con học ở các trường tư thục, trường quốc tế, những nơi có điều kiện vật chất khá tốt?
Việc cho con học trường nào cũng tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Như tôi thì hai vợ chồng làm việc không đủ để cho con theo học những trường đó. Không có điều kiện đưa đón con nếu cháu học trường quá xa. Vì thế, chọn những trường công ở gần nhà là thuận lợi nhất.
Nhưng không thể phủ nhận trường càng đẳng cấp thì điều kiện học càng tốt?
Tôi nghĩ trường nào cũng tốt. Quan trọng là cái tố chất của con mình và cách giáo dục của gia đình, dạy dỗ con làm sao có kiến thức và biết cách làm người. Đúng là những trường quốc tế, tư thục, dân lập thì cơ sở vật chất khá hơn thật, nhưng chắc gì cứ vào đó đã là giỏi. Hơn nữa nếu ai cũng nghĩ thế thì trường công đóng cửa à?
Nhưng rõ ràng nó tốt hơn?
Kể cả có tốt hơn nhưng không đồng nghĩa là phù hợp với điều kiện của mình. Giả sử như mình có cố gắng cho con vào đó thì sẽ làm khổ chính bản thân mình. Vì khi đó sẽ lại phải lăn lộn làm việc, kiếm thêm chỗ này chỗ khác để đủ tiền cho con theo học. Rồi làm ăn chân chính không đủ, lại nghĩ cách đi buôn lậu để có tiền cho con đi học. Như thế thì tôi nghĩ là bi kịch. Tốt nhất là chọn một giải pháp an toàn cho mình. Quan trọng là cách mình giáo dục con, không nhất thiết phải là trường đỉnh quá hay phải là trường điểm này nọ.
Xin cảm ơn chị!
Nếu ở trong tình huống đó thì chị sẽ làm thế nào? Bởi rõ ràng,“muốn sang phải bắc cầu Kiều”.
Tôi nghĩ là tôi sẽ không đáp ứng. Nếu gặp trường hợp đó thì tôi sẽ phản ánh với nhà trường. Hẳn là cô sẽ không bao giờ đòi hỏi bộ quần áo, bộ váy, vì quà mình tặng lúc nào cũng thừa sức để cô mua những thứ đó. Còn những thứ đòi hỏi quá cao như cái điện thoại hay cái đồng hồ thì thật khó chấp nhận. Mà nếu mình theo như thế, thì liệu có theo lâu dài được? Mỗi năm có biết bao nhiêu là ngày lễ, ngày tết.
Chị không sợ con mình bị “trù dập”?
Tôi không sợ. Cùng lắm thì tôi chuyển trường hoặc chuyển lớp cho cháu. Bởi vì tôi nghĩ một giáo viên có suy nghĩ như thế sẽ ảnh hưởng đến con tôi. Một giáo viên như thế không thể dạy dỗ con cái mình thành người.
Sao chị không nghĩ rằng khi mình đáp ứng thì con mình sẽ được quan tâm hơn, học giỏi hơn các bạn khác?
Tôi nghĩ rằng thầy cô đó không bao giờ dạy học trò tốt được. Học trò tiếp xúc với cô giáo nhiều hơn bố mẹ mình. Vậy mà cô giáo có lối sống như thế, học sinh sẽ bắt chước. Những đứa trẻ chúng sẽ nghĩ làm cô giáo thì được làm chuyện xấu. Khi lớn lên nó sẽ nghĩ rằng nó cũng có quyền bóc lột người khác, cậy vào cái thế mình đang có để bắt người khác phục tùng mình.
Cố quá thì khổ chính mình
Nếu có tiền, chị có muốn cho con học ở các trường tư thục, trường quốc tế, những nơi có điều kiện vật chất khá tốt?
Việc cho con học trường nào cũng tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Như tôi thì hai vợ chồng làm việc không đủ để cho con theo học những trường đó. Không có điều kiện đưa đón con nếu cháu học trường quá xa. Vì thế, chọn những trường công ở gần nhà là thuận lợi nhất.
Nhưng không thể phủ nhận trường càng đẳng cấp thì điều kiện học càng tốt?
Tôi nghĩ trường nào cũng tốt. Quan trọng là cái tố chất của con mình và cách giáo dục của gia đình, dạy dỗ con làm sao có kiến thức và biết cách làm người. Đúng là những trường quốc tế, tư thục, dân lập thì cơ sở vật chất khá hơn thật, nhưng chắc gì cứ vào đó đã là giỏi. Hơn nữa nếu ai cũng nghĩ thế thì trường công đóng cửa à?
Nhưng rõ ràng nó tốt hơn?
Kể cả có tốt hơn nhưng không đồng nghĩa là phù hợp với điều kiện của mình. Giả sử như mình có cố gắng cho con vào đó thì sẽ làm khổ chính bản thân mình. Vì khi đó sẽ lại phải lăn lộn làm việc, kiếm thêm chỗ này chỗ khác để đủ tiền cho con theo học. Rồi làm ăn chân chính không đủ, lại nghĩ cách đi buôn lậu để có tiền cho con đi học. Như thế thì tôi nghĩ là bi kịch. Tốt nhất là chọn một giải pháp an toàn cho mình. Quan trọng là cách mình giáo dục con, không nhất thiết phải là trường đỉnh quá hay phải là trường điểm này nọ.
Xin cảm ơn chị!
"Lớp 1 - 3 thì mình có thể tự dạy con học, nhưng đến lớp cao hơn là mình không có phương pháp và cũng không có thời gian để dạy con. Vì thế, tôi thuê gia sư dạy cháu. Hiện tôi thuê gia sư với giá 120.000đ/buổi 2 tiếng. Số tiền đó không phải nhỏ, nhưng tôi cố gắng đầu tư cho con. Thuê gia sư cũng rất vất vả. Tôi phải kiểm tra nhận thức của cháu sau 1 tuần, 2 tuần và 1 tháng. Để tìm ra được cô cuối cùng là cũng phải trải qua 6 - 7 cô. Chồng tôi cứ bảo sao tôi khó tính thế. Nhưng việc này cần phải cẩn thận. Thuê gia sư nhưng không phó thác hết cho gia sư. Tôi nhắc nhở gia sư không chỉ dạy kiến thức mà còn phải dạy cả ý thức, cách sống."
Chị Nguyễn Phương Thảo
|
Tô Hội (Thực hiện)