THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 September 2012

Cao Ủy Nhân Quyền LHQ - Navi Pillay quan tâm về bản án khắc nghiệt đối với các nhà báo và blogger



Dân Làm Báo - Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vừa gửi đến Danlambao bản lên tiếng của bà Cao uỷ Navi Pillay về bản án đối với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Anhbasg Phan Thanh Hải. Danlambao gửi đến các bạn trong thôn bản lược dịch tiếng Việt.

*

GENEVA (ngày 25 tháng 9 2012) Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Navi Pillayhôm thứ ba bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về sự kết tội và tuyên án khắc nghiệt đối với ba nhà báo / blogger Việt Nam, và bà ghi nhận rằng điều này phản ánh một xu hướng ngày càng tăng những hạn chế về tự do ngôn luận tại Việt Nam, đặc biệt là đối với những người sử dụng Internet để phê phán.

Hôm thứ Hai, ông Nguyễn Văn Hải (còn được gọi là Điếu Cày) đã bị kết án 12 năm tù và 5 năm quản chế, bà Tạ Phong Tần 10 năm tù và 3 năm quản chế, và ông Phan Thanh Hải bị xử 4 năm tù và ba năm quản chế. Ba người này đã bị kết tội "tuyên truyền chống lại Nhà nước" theo điều 88 của Bộ luật hình sự, bởi đã đăng tin bài trên trang web của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, mà họ là những thành viên chủ chốt. 

Cao ủy Navi Pillay
"Các án tù khắc nghiệt đối với các blogger là điển hình của các hạn chế nghiêm trọng về tự do biểu hiện ở Việt Nam," bà Pillay nói. Bà cũng nói thêm rằng quyết định của tòa án xảy ra chỉ sau một vài giờ vài thảo luận đã tạo thêm những nghi vấn về quyền của các bị cáo cho một quá trình và xét xử công bằng. Bà Pillay cũng bày tỏ mối quan tâm về các báo cáo về một số người ủng hộ đã bị bắt giữ và bị ngăn cản tham dự phiên tòa.

Trong năm 2009, trong quá trình đánh giá định kỳ của Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UPR) về quá trình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, Nhà nước (VN) đã chấp nhận một số khuyến nghị về tự do phát biểu, trong đó có 1 thông tin đầy đủ đảm bảo quyền được nhận, tìm kiếm và truyền đạt "và ý tưởng phù hợp với Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. "

"Phán quyết hôm thứ hai là một sự cố không may làm suy yếu các cam kết của Việt Nam đối với quốc tế, bao gồm cả UPR, trong mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận", bà Cao ủy nói.

*

Bản tiếng Anh:




UN Human Rights Country Page – Viet Nam: