Mặc
dù Bộ Y tế đã khẳng định, thực phẩm chức năng (TPCN) không phải là
thuốc chữa bệnh mà chỉ hỗ trợ mặt nào đó trong điều trị bệnh tật.
Thế nhưng trên
thực tế, nhiều Cty kinh doanh, sản xuất đã thổi phồng biến công dụng
TPCN thành “thần dược” thậm chí chữa được cả bệnh ung thư. Chính vì quy
định về quản lý mặt hàng này còn thiếu và lỏng lẻo do vậy TPCN biến
thành thuốc để lừa người tiêu dùng.
Lập lờ biến TPCN thành thuốc chữa bệnh
Chính vì hai chữ “thực phẩm” nên TPCN được bán phổ biến mà không cần kê đơn và dễ mua tại các siêu thị, nhà thuốc, thậm chí ngay cả tiệm tạp hóa... Theo quy định của Bộ Y tế, bất cứ loại TPCN nào cũng phải bắt buộc ghi dòng chữ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” và cấm ghi chỉ định điều trị bất kỳ loại bệnh nào. Quy định là thế, tuy nhiên trên thực tế, bất cứ loại TPCN nào khi tung ra thị trường cũng lập lờ người tiêu dùng như là một loại thuốc điều trị các bệnh đặc biệt là các loại bệnh thời thượng, nhạy cảm như: Yếu sinh lý, chống lão hóa, tiền mãn kinh, bổ thận, thấp khớp, tiểu đường, ung thư...
Theo thống kê của Hiệp hội TPCN VN, nếu năm 2000 chỉ có 60 sản phẩm TPCN do 15 cơ sở nhập khẩu, thì sau 10 năm, số TPCN đã lên đến con số 3.700 sản phẩm với trên 1.600 cơ sở nhập khẩu hay sản xuất. Điều đáng nói, nhận thấy, đây là mặt hàng với rào cản pháp lý chưa được quản lý chặt và siêu lợi nhuận nên các DN trong nước đua nhau sản xuất. Cũng theo Hiệp hội TPCN, năm 2007: Tỉ lệ TPCN nhập khẩu chiếm 65% sản phẩm lưu hành nhưng hiện nay, tỉ lệ này đảo ngược hoàn toàn: 65% TPCN được sản xuất trong nước!
Lập lờ biến TPCN thành thuốc chữa bệnh
Chính vì hai chữ “thực phẩm” nên TPCN được bán phổ biến mà không cần kê đơn và dễ mua tại các siêu thị, nhà thuốc, thậm chí ngay cả tiệm tạp hóa... Theo quy định của Bộ Y tế, bất cứ loại TPCN nào cũng phải bắt buộc ghi dòng chữ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” và cấm ghi chỉ định điều trị bất kỳ loại bệnh nào. Quy định là thế, tuy nhiên trên thực tế, bất cứ loại TPCN nào khi tung ra thị trường cũng lập lờ người tiêu dùng như là một loại thuốc điều trị các bệnh đặc biệt là các loại bệnh thời thượng, nhạy cảm như: Yếu sinh lý, chống lão hóa, tiền mãn kinh, bổ thận, thấp khớp, tiểu đường, ung thư...
Theo thống kê của Hiệp hội TPCN VN, nếu năm 2000 chỉ có 60 sản phẩm TPCN do 15 cơ sở nhập khẩu, thì sau 10 năm, số TPCN đã lên đến con số 3.700 sản phẩm với trên 1.600 cơ sở nhập khẩu hay sản xuất. Điều đáng nói, nhận thấy, đây là mặt hàng với rào cản pháp lý chưa được quản lý chặt và siêu lợi nhuận nên các DN trong nước đua nhau sản xuất. Cũng theo Hiệp hội TPCN, năm 2007: Tỉ lệ TPCN nhập khẩu chiếm 65% sản phẩm lưu hành nhưng hiện nay, tỉ lệ này đảo ngược hoàn toàn: 65% TPCN được sản xuất trong nước!
Nguyễn Thành Trung giả danh bác sĩ để lừa bán thực phẩm chức năng cho người cao tuổi ở Quảng Nam tháng 7.2011. Ảnh: Thanh Hải |
Dược sĩ Nguyễn Văn Vĩnh - Trưởng phòng
Quản lý dược Sở Y tế TPHCM cho biết: “So với một dây chuyền sản xuất
thuốc, đầu tư một dây chuyền sản xuất TPCN thấp hơn nhiều lần, tiêu
chuẩn sản xuất không nghiêm ngặt mà lợi nhuận lại cao”. TPHCM được xem
là thị trường màu mỡ cho mặt hàng TPCN phát triển mạnh.
Không chỉ rao mạnh trên website, các DN chuyên về TPCN còn chi mạnh để quảng cáo trên báo, truyền hình, hệ thống bán hàng đa cấp và nhiều nhất là tấn công vào các nhà thuốc lớn trên đường Hai Bà Trưng, Lê Văn Sĩ (quận 3), 3 tháng 2, Tô Hiến Thành, Sư Vạn Hạnh (quận 10)... với mức chiết khấu “khủng”, thậm chí 50-70%. Chẳng hạn, một loại TPCN được quảng cáo làm giảm các bệnh về xương khớp, thoái hóa khung xương với sản phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ sụn cá mập Shark Cartilage nhập khẩu từ Canada với giá gốc là 799.000 đồng/lọ giảm 57% còn 349.000 đồng, hoặc TPCN Agel thông báo giảm giá đến 70%...
Nhiều sản phẩm lập lờ quảng cáo biến TPCN thành thuốc như: “CAJAMONUW giúp bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt hoặc keo dán Kinotakara, quảng cáo có tác dụng thanh lọc máu huyết, đẩy lùi chất độc cơ thể...”. PGS - TS Nguyễn Hữu Đức - ĐH Y dược TPHCM cho rằng, nhờ quảng cáo rầm rộ, nhiều TPCN được xem là “thần dược” chữa bá bệnh.
Thật ra đây là thực phẩm bổ sung, chỉ có tác dụng hỗ trợ và có rất nhiều hạn chế chứ không phải có tác dụng “thần kỳ”. Như có người uống “dầu cá” suốt cả năm với hy vọng giúp mỡ trong máu tốt, nhưng không ngờ khi khám sức khỏe thì bị rối loạn lipid huyết, tức mỡ trong máu, trong đó có cholesterol cao. Nếu có chế độ dinh dưỡng không tốt, ăn quá thừa năng lượng như ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia rượu, hoặc người đó đã mắc bệnh gọi là tăng lipid huyết thì dù uống bao nhiêu dầu cá vẫn bị tăng lipid huyết.
Nhân viên y tế góp phần thổi phồng TPCN
Qua tìm hiểu của PV Báo Lao Động, quy trình để một sản phẩm TPCN có mặt trên thị trường không khó. Nhà sản xuất chỉ cần nộp hồ sơ xin cấp phép tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, công bố chất lượng và tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình. Trong khi đó, nếu DN đăng ký sản xuất thuốc, đơn vị sản xuất phải có hồ sơ chặt chẽ, cơ quan cấp phép thẩm định khắt khe.
Không chỉ rao mạnh trên website, các DN chuyên về TPCN còn chi mạnh để quảng cáo trên báo, truyền hình, hệ thống bán hàng đa cấp và nhiều nhất là tấn công vào các nhà thuốc lớn trên đường Hai Bà Trưng, Lê Văn Sĩ (quận 3), 3 tháng 2, Tô Hiến Thành, Sư Vạn Hạnh (quận 10)... với mức chiết khấu “khủng”, thậm chí 50-70%. Chẳng hạn, một loại TPCN được quảng cáo làm giảm các bệnh về xương khớp, thoái hóa khung xương với sản phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ sụn cá mập Shark Cartilage nhập khẩu từ Canada với giá gốc là 799.000 đồng/lọ giảm 57% còn 349.000 đồng, hoặc TPCN Agel thông báo giảm giá đến 70%...
Nhiều sản phẩm lập lờ quảng cáo biến TPCN thành thuốc như: “CAJAMONUW giúp bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt hoặc keo dán Kinotakara, quảng cáo có tác dụng thanh lọc máu huyết, đẩy lùi chất độc cơ thể...”. PGS - TS Nguyễn Hữu Đức - ĐH Y dược TPHCM cho rằng, nhờ quảng cáo rầm rộ, nhiều TPCN được xem là “thần dược” chữa bá bệnh.
Thật ra đây là thực phẩm bổ sung, chỉ có tác dụng hỗ trợ và có rất nhiều hạn chế chứ không phải có tác dụng “thần kỳ”. Như có người uống “dầu cá” suốt cả năm với hy vọng giúp mỡ trong máu tốt, nhưng không ngờ khi khám sức khỏe thì bị rối loạn lipid huyết, tức mỡ trong máu, trong đó có cholesterol cao. Nếu có chế độ dinh dưỡng không tốt, ăn quá thừa năng lượng như ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia rượu, hoặc người đó đã mắc bệnh gọi là tăng lipid huyết thì dù uống bao nhiêu dầu cá vẫn bị tăng lipid huyết.
Nhân viên y tế góp phần thổi phồng TPCN
Qua tìm hiểu của PV Báo Lao Động, quy trình để một sản phẩm TPCN có mặt trên thị trường không khó. Nhà sản xuất chỉ cần nộp hồ sơ xin cấp phép tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, công bố chất lượng và tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình. Trong khi đó, nếu DN đăng ký sản xuất thuốc, đơn vị sản xuất phải có hồ sơ chặt chẽ, cơ quan cấp phép thẩm định khắt khe.
Lực lượng chức năng đang xử lý việc buôn bán thực phẩm chức năng Lishou |
Chính vì không quy định loại nào được
xếp là thuốc, loại nào là TPCN nên nhiều mặt hàng ở nước ngoài là thuốc
nhưng vào VN lại là TPCN. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn
đến nhiều DN đăng ký TPCN nhưng khi đưa mặt hàng ra thị trường lại gọi
là thuốc. Điển hình nhất là TPCN hiệu Lishou (thuốc giảm cân) loại 40
viên/hộp có chứa hàm lượng sibutramine lên đến 8-10mg/viên. Bộ Y tế đã
có văn bản đình chỉ lưu hành và thu hồi từ tháng 4.2011. Sau gần một năm
có lệnh thu hồi, trên thị trường vẫn tràn ngập loại TPCN này.
Chính vì siêu lợi nhuận nên nhiều nhân viên y tế vẫn cố tình cho TPCN vào trong toa thuốc. Không dừng lại việc kê toa, nhiều BS còn tham gia quảng cáo mặt hàng này.
Chính vì siêu lợi nhuận nên nhiều nhân viên y tế vẫn cố tình cho TPCN vào trong toa thuốc. Không dừng lại việc kê toa, nhiều BS còn tham gia quảng cáo mặt hàng này.
Loại thực phẩm chức năng này dù đã bị cấm nhưng vẫn được bày bán công khai. Ảnh: T.L |
Ông Huỳnh Lê Thái Hoà - Chi cục trưởng
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM cho rằng, ba nguyên nhân khiến
TPCN tung hoành dữ dội trên thị trường chính là: Cơ quan chức năng cấp
phép không đúng, cơ quan truyền thông không thẩm định chặt nội dung khi
cho đăng quảng cáo và người tiêu dùng thiếu kiến thức. Điều này có lẽ
đúng, nhưng cơ quan quản lý TPCN – thực hiện vai trò “gác cổng” – phải
chịu trách nhiệm lớn nhất khi để lọt những sản phẩm kém chất lượng và
thiếu chặt chẽ trong việc hậu kiểm những sản phẩm đã được cấp phép.
Một nghịch lý khác theo TS - BS Nguyễn Thành Như - chuyên gia nam học đó là: Ở các nước, TPCN chủ yếu bán tại các siêu thị, được các nghệ sĩ quảng cáo trên truyền hình và sau phần quảng cáo sẽ có thông báo ghi rõ sản phẩm này chưa được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận và không công nhận tác dụng chữa bệnh.
Không có nghiên cứu khoa học hoặc hội nghị khoa học chuyên ngành về TPCN và cũng không bao giờ TPCN được đăng trên báo chuyên ngành... Ngược lại, tại Việt Nam, TPCN được bán chủ yếu trong hiệu thuốc tây, do các nhà khoa học (GS, PGS, TS, chủ tịch hội chuyên ngành, trưởng khoa BV) quảng cáo. TPCN còn được báo cáo chính thức tại các hội nghị khoa học chuyên ngành và quảng cáo trên tất cả các báo, kể cả báo chuyên ngành y.
Một nghịch lý khác theo TS - BS Nguyễn Thành Như - chuyên gia nam học đó là: Ở các nước, TPCN chủ yếu bán tại các siêu thị, được các nghệ sĩ quảng cáo trên truyền hình và sau phần quảng cáo sẽ có thông báo ghi rõ sản phẩm này chưa được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận và không công nhận tác dụng chữa bệnh.
Không có nghiên cứu khoa học hoặc hội nghị khoa học chuyên ngành về TPCN và cũng không bao giờ TPCN được đăng trên báo chuyên ngành... Ngược lại, tại Việt Nam, TPCN được bán chủ yếu trong hiệu thuốc tây, do các nhà khoa học (GS, PGS, TS, chủ tịch hội chuyên ngành, trưởng khoa BV) quảng cáo. TPCN còn được báo cáo chính thức tại các hội nghị khoa học chuyên ngành và quảng cáo trên tất cả các báo, kể cả báo chuyên ngành y.
Võ Tuấn