Nạn
nhân này là người đầu tiên bị chết trong đồn công an năm nay, nhưng
trong năm 2011 có ít 9 người đã chết trong tay công an tại Việt Nam. Hầu
hết công an liên quan không bị truy tố.
Một người chết trong đồn công an quận 9
Một người chết trong đồn công an quận 9
Một người đàn ông bị công an quận 9 Sài Gòn bắt giam cách đây gần hai tháng đột nhiên gia đình được thông báo đã chết. Hoàng Gia Ðạt Phước, 35 tuổi, là người đầu tiên được đưa tin chết trong tay công an năm 2012.
Xác nạn nhân Hoàng Gia Ðại Phước đặt tại nhà xác bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Ðức. (Hình: Người Lao Ðộng) |
Theo bản tin các báo Bee.net và Người Lao Ðộng, buổi sáng ngày 19 tháng 2 “gia đình anh Phước nhận được tin từ công an phường yêu cầu đến công an quận 9 để làm việc. Tại đây gia đình anh Phước đau đớn nhận được tin anh đã tử vong”.
Báo Người Lao Ðộng cho hay như vậy và kể lại theo lời anh Hoàng Gia Ðại Phú, anh ruột Phước, rằng “Cơ quan công an cho biết khuya ngày 18 tháng 2 em trai anh sốt và lên cơn co giật nên được đưa vào bệnh viện cấp cứu, nhưng đến sáng thì tử vong. Ðến 13 giờ cùng ngày sau khi làm xong thủ tục pháp y tại bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Ðức với kết luận nguyên nhân anh Phước tử vong là do phù thủng cấp tính, cơ quan công an đã bàn thi thể giao nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.”
Tuy nhiên, gia đình nạn nhân nói anh Phước “không có tiền án, tiền sự cũng như chưa từng có tiền sử bệnh nào”, theo Bee.net.
Các nguồn tin trên nói Hoàng Gia Ðại Phước bị bắt vì liên quan đến chuyện mua một chiếc xe máy “không rõ nguồn gốc” của một người lạ mặt tới bán ở tiệm sửa xe của mình nằm trên đường số 1, phường Long Thạnh Mỹ, nhằm kiếm lời. Công an đã bắt giam Phước để điều tra và không cho gia đình gặp mặt suốt trong thời gian giam giữ.
Công an nói Hoàng Gia Ðại Phước bị “phù thủng cấp tính” trong khi gia đình nạn nhân nói anh không hề có tiền sử bệnh gì nghiêm trọng.
Ký giả báo Người Lao Ðộng xin gặp lãnh đạo của công an quận 9 để phỏng vấn nhưng bị từ chối
trả lời.
Nạn nhân này là người đầu tiên bị chết trong đồn công an năm nay, nhưng trong năm 2011 có ít 9 người đã chết trong tay công an tại Việt Nam. Hầu hết công an liên quan không bị truy tố.
Vào tháng 4, 2011, ông Nguyễn Công Nhựt bị chết trong tay công an huyện Bến Cát, Bình Dương chỉ sau 5 ngày tra tấn nhưng lại đổ cho nạn nhân “tự tử” dù trên thân thể nạn nhân có nhiều dấu vết nhục hình. Công an đã ngụy tạo bức thư Nguyễn Công Nhựt viết trối trăn trước khi “tự tử” nhưng vợ nạn nhân trưng dẫn tài liệu chứng minh tự dạng chữ viết của Nhựt khác với bức thư ngụy tạo.
Vợ nạn nhân, Nguyễn Thị Thanh Tuyền, khiếu nại ở tỉnh Bình Dương, thấy không có kết quả, chạy ra tận Hà Nội yêu cầu điều tra lại. Tuy nhiên, ngày 15 tháng 2 năm 2012, báo Người Lao Ðộng đưa tin ông Nguyễn Tấn Ðức, chánh văn phòng Viện Kiểm Sát tỉnh Bình Dương nói kết luận cuộc điều tra của Viện Kiểm Sát Tối Cao “Khẳng định anh Nhựt chết do tự tử”.
Bà Thanh Tuyền chưa được thông báo chính thức như qua tin ức này nói rằng chị “bị sốc” và tin rằng nhà cầm quyền các cấp ở tỉnh Bình Dương “vẫn tiếp tục bao che cho nhau”. Chị vẫn tin rằng xông an Bình Dương “bắt người trái pháp luật và cố tình hại chết chồng tôi”.
Tại Hà Nội, trong vụ đánh gãy cổ ông Trịnh Xuân Tùng hồi tháng 2, 2011 ngay trên bến xe Giáp Bát, Hà Nội, và ông chết tại bệnh viện 8 ngày sau đó, trung tá công an Nguyễn Văn Ninh bị xử có 4 năm tù, còn một số dân phòng tham gia đánh đá ông Tùng thì không bị truy tố.
Nguoi-viet