“Chính phủ cũng cho rằng sẽ giải quyết tình trạng di cư bất hợp pháp bằng giải pháp kinh tế xã hội mà không giải quyết bằng luật cư trú để hợp pháp hóa” – Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ phát biểu trong phiên họp của Ủy ban TVQH chiều qua (21.3).
Theo ông Ngọ, điều này là “không thể chấp nhận được”, và biện pháp mà ông đưa ra là “trục xuất chẳng hạn”.
Không thể chấp nhận được
Dù Luật Cư trú không có quy định đối với những trường hợp di cư bất hợp pháp, tuy nhiên, cả Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đã đề cập đến thực trạng này. Nói mình là người “thường xuyên đi miền núi”, ông Ksor Phước phản ánh tình trạng có huyện có tới 4,5 vạn dân cư do nhập cư bất hợp pháp, do di cư tự do đến, do đó “Cần nghiên cứu kỹ để xử lý tình huống này”, bởi “Giờ cơ hội điều chỉnh thì chúng ta lại không làm”.
Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ khẳng định: Vấn đề di cư tự do đến ở bất hợp pháp thì không thể cấp hộ khẩu.
Nhắc lại quan điểm của Chính phủ “Giải quyết (di cư tự do và nhập cư bất hợp pháp) bằng giải pháp KTXH mà không giải quyết bằng Luật Cư trú để hợp pháp hóa”, ông Ngọ cho rằng tình trạng này là không thể chấp nhận được, và biện pháp đưa ra là “trục xuất chẳng hạn”.
Con cháu không được nhập khẩu về với ông bà
So với Luật Cư trú cũ, Luật sửa đổi bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc “giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú; cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình nhưng người này thực tế không cư trú tại chỗ ở đó hoặc để trục lợi”.
Trả lời chất vấn của Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai về vấn đề trục lợi, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ nêu hàng loạt dẫn chứng. Theo đó, thậm chí còn những trường hợp lệnh truy nã, trường hợp bỏ trốn khỏi địa phương được cho tạm trú nhằm thu tiền mà không ở. Hay tình trạng “Hiện có trên 1.000 xe của Việt kiều hồi hương, nhưng không về nước, nhưng qua việc nhập hộ khẩu đăng ký xe để bán nhằm trục lợi, trốn thuế”.
Xung quanh các quy định xác nhận phải có công chứng, cấm cháu nhập hộ khẩu về với ông bà, nhiều ĐBQH tỏ ý băn khoăn. Trưởng ban Công tác đại biểu QH Trần Thị Nương cho rằng: Pháp luật không thể gây khó khăn cho công dân, phải để con cháu về ở với ông bà nếu họ có nhu cầu, kể cả bố mẹ vẫn còn tình trạng hôn nhân tốt.
Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ nói nếu bỏ quy định này “sẽ ảnh hưởng rất lớn”. Chẳng hạn vấn đề đáp ứng nhu cầu học hành, giáo dục sẽ không đủ với những người có hộ khẩu ở các quận nội thành…
Hôm nay (22.3), phiên họp thứ 16 của UBTVQH sẽ bế mạc sau khi tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT và Chánh án TAND Tối cao.
Theo báo Laodong.
Không thể chấp nhận được
Dù Luật Cư trú không có quy định đối với những trường hợp di cư bất hợp pháp, tuy nhiên, cả Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đã đề cập đến thực trạng này. Nói mình là người “thường xuyên đi miền núi”, ông Ksor Phước phản ánh tình trạng có huyện có tới 4,5 vạn dân cư do nhập cư bất hợp pháp, do di cư tự do đến, do đó “Cần nghiên cứu kỹ để xử lý tình huống này”, bởi “Giờ cơ hội điều chỉnh thì chúng ta lại không làm”.
Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ khẳng định: Vấn đề di cư tự do đến ở bất hợp pháp thì không thể cấp hộ khẩu.
Nhắc lại quan điểm của Chính phủ “Giải quyết (di cư tự do và nhập cư bất hợp pháp) bằng giải pháp KTXH mà không giải quyết bằng Luật Cư trú để hợp pháp hóa”, ông Ngọ cho rằng tình trạng này là không thể chấp nhận được, và biện pháp đưa ra là “trục xuất chẳng hạn”.
Con cháu không được nhập khẩu về với ông bà
So với Luật Cư trú cũ, Luật sửa đổi bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc “giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú; cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình nhưng người này thực tế không cư trú tại chỗ ở đó hoặc để trục lợi”.
Trả lời chất vấn của Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai về vấn đề trục lợi, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ nêu hàng loạt dẫn chứng. Theo đó, thậm chí còn những trường hợp lệnh truy nã, trường hợp bỏ trốn khỏi địa phương được cho tạm trú nhằm thu tiền mà không ở. Hay tình trạng “Hiện có trên 1.000 xe của Việt kiều hồi hương, nhưng không về nước, nhưng qua việc nhập hộ khẩu đăng ký xe để bán nhằm trục lợi, trốn thuế”.
Xung quanh các quy định xác nhận phải có công chứng, cấm cháu nhập hộ khẩu về với ông bà, nhiều ĐBQH tỏ ý băn khoăn. Trưởng ban Công tác đại biểu QH Trần Thị Nương cho rằng: Pháp luật không thể gây khó khăn cho công dân, phải để con cháu về ở với ông bà nếu họ có nhu cầu, kể cả bố mẹ vẫn còn tình trạng hôn nhân tốt.
Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ nói nếu bỏ quy định này “sẽ ảnh hưởng rất lớn”. Chẳng hạn vấn đề đáp ứng nhu cầu học hành, giáo dục sẽ không đủ với những người có hộ khẩu ở các quận nội thành…
Hôm nay (22.3), phiên họp thứ 16 của UBTVQH sẽ bế mạc sau khi tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT và Chánh án TAND Tối cao.
Theo báo Laodong.