>> Đề xuất nâng hỗ trợ mức đóng BHYT đối với HSSV lên 50%
>> Hỗ trợ BHYT cho hộ cận nghèo
>> Đề nghị truy tố kế toán tham ô tiền BHYT
>> TP.HCM đứng đầu về bội chi quỹ BHYT
>> Hỗ trợ BHYT cho hộ cận nghèo
>> Đề nghị truy tố kế toán tham ô tiền BHYT
>> TP.HCM đứng đầu về bội chi quỹ BHYT
Theo GS, nhiều bác sĩ (BS) quen thói đối xử không công bằng với bệnh nhân có BHYT như coi thường, hắt hủi... làm xấu hình ảnh người làm nghề y. Do đó, cần thay đổi cách thức, thái độ đối với bệnh nhân BHYT để tạo sự công bằng, phục vụ tốt hơn cho người nghèo, qua đó mới có thể thực hiện được mục tiêu phát triển mạnh mẽ BHYT tiến tới BHYT toàn dân.
Cần thay đổi cách phục vụ, thái độ đối với bệnh nhân BHYT - Ảnh: Diệp Đức Minh |
Về vấn đề giảm tải bệnh viện (BV), theo GS Trần Đông A, bước đầu nên chú trọng hơn mô hình BV, khoa vệ tinh. Việc đưa các khoa vệ tinh xuống các BV tuyến quận, huyện đã bắt đầu phát huy hiệu quả, ngoài ra, mô hình BS gia đình cũng cần được chú trọng hơn.
Ông Đặng Văn Khoa, ủy viên Ủy ban MTTQ TP, cho rằng với đề án mục tiêu đề ra rất nhiều và khá hay, nhưng việc thực hiện lại vô cùng khó khăn, nhất là tình trạng thiếu BS, cán bộ y tế có trình độ chuyên môn. “Hiện TP.HCM có khoảng 7.000 BS, theo đề án thì đến năm 2015 cần khoảng 15.000 BS, như vậy trong 3 năm tới phải “kiếm” được 8.000 BS. Con số này lấy đâu ra trong khi thực tế giỏi lắm thì cũng chỉ có khoảng 1.000 BS ra trường tại TP.HCM”, ông Khoa bày tỏ.
GS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc BV Từ Dũ, phân tích đề án còn dàn trải quá nhiều, không nên đặt tiêu chí số lượng mà phải nhấn mạnh đến chất lượng trong đào tạo BS. Nếu đặt nặng chỉ tiêu, đào tạo qua loa rồi cho ra trường đối với ngành y là rất nguy hiểm.
PGS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết theo dự kiến đến năm 2020 mới chỉ giải quyết được một phần tình trạng quá tải còn hiện tại thì vẫn chưa giảm được.
Hà Minh