Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2012-11-28
Việc Trung Quốc cho in bản đồ quốc gia có đường đứt khúc 9 đoạn lên hộ chiếu phổ thông được xem là hành động mặc nhiên công nhận hải phận đang tranh chấp thuộc về họ.
Trước tuyên bố này, hôm 26/11, người phát ngôn Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, bà Victoria Nuland cho biết đóng dấu thị thực vào passport mới của Trung Quốc không có nghĩa là chấp nhận bản đồ hình lưỡi bò in trên hộ chiếu. Tuy nhiên, theo ông Walter Lohman - Giám đốc Nghiên cứu Châu Á của sáng hội Heritage, tại thủ đô Washington, DC, lời phát biểu trên của bà Nuland là chưa đủ mạnh. Sau đây mời quí vị nghe cuộc trao đổi của Vũ Hoàng với ông Lohman, trước hết ông cho biết:
Hoa Kỳ nên có thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc
Walter Lohman: Tôi nghĩ là Hoa Kỳ nên có thái độ cứng rắn hơn với việc Trung Quốc cho in bản đồ với đường 9 đoạn trên hộ chiếu phổ thông của họ, rõ ràng, điều đó ám chỉ Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông và những tranh chấp này còn đụng chạm đến lãnh hải cả Ấn Độ và Đài Loan.
Mặc dù chỉ là về mặt danh nghĩa, nhưng phản ứng của Hoa Kỳ là phải cho thấy rõ hành động của Trung Quốc là không thể chấp nhận được. Tôi nghĩ rằng chưa một quốc gia nào ở ngoài khu vực đang tranh chấp, nhất là Hoa Kỳ đã có một thái độ rõ ràng về hành động leo thang của Trung Quốc.
Ngược lại về phía Trung Quốc, họ nghiễm nhiên coi mọi thứ như sẵn có, và cho in hình bản đồ mới lên hộ chiếu. Chúng ta cần phải cho Trung Quốc biết rằng chủ quyền ở Biển Đông không phải là hoàn toàn của họ
và việc họ đang làm gây ra nhiều rắc rối cho các nước láng giềng.Tôi nghĩ là Hoa Kỳ nên có thái độ cứng rắn hơn với việc Trung Quốc cho in bản đồ với đường 9 đoạn trên hộ chiếu phổ thông của họ, rõ ràng, điều đó ám chỉ Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển ĐôngÔ.Walter Lohman
Vũ Hoàng: Với lời phát biểu của bà Nuland, thì có thể nhận thấy là phía Hoa Kỳ cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn về hành động mới này của Trung Quốc, ông nghĩ sao về điều này?
Walter Lohman:Tôi muốn nói là lời phát biểu của bà Nuland không mạnh mẽ chút nào, toàn bộ lời phát biểu của bà Nuland chỉ là chính quyền Hoa Kỳ nên có một cuộc nói chuyện với một người nào đó về vấn đề này, bà Nuland thậm chí còn không nhắc đến cả tên Trung Quốc là nước mà Hoa Kỳ cần phải nói chuyện với. Tôi cho là phát biểu như vậy không đủ mạnh mẽ.
Theo tôi, ít nhất bà Nuland nên phát biểu rằng hành động Trung Quốc thực hiện đang gây ra nhiều rắc rối cho các nước láng giềng, và Trung Quốc cần phải hiểu rằng phần lãnh hải của họ là đang có tranh chấp, và chính bản thân họ đang tạo ra những bất an cho toàn khu vực, bà Nuland cần phải nói thẳng rằng Trung Quốc chính là quốc gia gây nên bất ổn và Trung Quốc là nhân tố khiến tranh chấp leo thang đối với các nước có tuyên bố chủ quyền, chẳng hạn với Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam hay với Philippines. Tôi nghĩ rằng ít nhất phía Hoa Kỳ phải chỉ cho Trung Quốc thấy điều đó nhưng Trung Quốc lại càng cố tình không hiểu.
Vũ Hoàng: Nhưng bà Nuland là phát ngôn viên và đại diện cho bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để nói lên phản ứng của Hoa Kỳ, vậy theo ông Hoa Kỳ cần phải làm gì trước những bước đi thiếu cơ sở pháp lý của Trung Quốc như vậy?
Walter Lohman: Tôi cho rằng Hoa Kỳ phải mạnh mẽ hơn nữa, phải chỉ ra đâu là nguồn gốc gây ra những căng thẳng. Trung Quốc không thể tuyên bố những phần lãnh hải đang tranh chấp như chủ quyền của mình. Khi người dân Trung Quốc mang những hộ chiếu của họ đến các quốc gia khác, các quốc gia này đóng dấu vào đó, điều này càng khiến tình hình hòa giải thêm phức tạp.
Thậm chí, giả sử bây giờ nếu anh du lịch đến Trung Quốc, anh chỉ cần bay đường bay nội địa, những tạp chí trên máy bay cũng in hình bản đồ với đường đứt khúc 9 đoạn đang tranh chấp, điều đó làm mọi người nghĩ rằng nó thuộc về Trung Quốc, thuộc về Trung Quốc một cách tự nhiên. Vì lý do đó, phải có một ai đó nói thẳng với Trung Quốc rằng thái độ như vậy sẽ gây ra bất ổn tại khu vực, họ phải ngồi xuống đàm phán và thỏa hiệp với các quốc gia láng giềng.
Vũ Hoàng: Tính cho đến bây giờ, mới có tổng cộng 5 quốc gia mới lên tiếng phản đối lại hành động này của Trung Quốc, trong khi chờ đợi phía Hoa Kỳ có thêm những phản ứng mạnh mẽ hơn, thì các quốc gia khác nên có cách hành xử ra sao thưa ông?
Bà Nuland nên phát biểu rằng hành động Trung Quốc thực hiện đang gây ra nhiều rắc rối cho các nước láng giềng, và TQ cần phải hiểu rằng phần lãnh hải của họ là đang có tranh chấp, và chính bản thân họ đang tạo ra những bất an cho toàn khu vựcÔ.Walter Lohman
Walter Lohman: Tôi cho rằng dù mọi quốc gia có làm gì đi chăng nữa thì cũng không đủ so với Hoa Kỳ, bởi Hoa Kỳ mạnh hơn, lớn hơn và đã có sự hiện diện ở Biển Đông. Giờ đây vấn đề chỉ là thái độ của Hoa Kỳ còn yếu, tôi không muốn nói là thái độ trung dung, mà là Hoa Kỳ đang lùi lại, và thái độ như thế rõ ràng đang phương hại đến các quốc gia khác cùng tuyên bố chủ quyền ở vùng đang tranh chấp.
Sự đồng thuận và đoàn kết của ASEAN là cần thiết
Vũ Hoàng: Tôi đồng ý với quan điểm của ông, tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào phía của Hoa Kỳ thì tôi e là chưa đủ, giờ đây tối thiểu 10 quốc gia Đông Nam Á phải hợp tác lại để có hành động dứt khoát trước Trung Quốc, nhất là vấn đề đàm phán đa phương về COC. Đúng không ạ?
Walter Lohman: Tôi cho rằng sự đoàn kết của khối ASEAN cộng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ có thể sẽ buộc Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán đa phương. Tôi cho rằng giải pháp cuối cùng là một bộ quy tắc ứng xử cứng rắn, đó là mục đích mà các quốc gia ASEAN cần phải có để đối mặt với Trung Quốc.
Nhưng như anh biết đó, giờ đây, chính bản thân các quốc gia ASEAN lại không có sự đồng thuận và đoàn kết, đồng thời quan điểm của mỗi quốc gia về vấn đề tranh chấp chủ quyền cũng khác nhau. Chẳng hạn, quan điểm của Việt Nam và Philippines khác với Brunei và Malaysia. Thậm chí một số quốc gia còn chẳng cần quan tâm, họ thấy rằng việc Trung Quốc tuyên bố toàn bộ chủ quyền ở Biển Đông không liên quan gì đến họ.
Tôi cho rằng sự đoàn kết của khối ASEAN cộng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ có thể sẽ buộc Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán đa phương. Tôi cho rằng giải pháp cuối cùng là một bộ quy tắc ứng xử cứng rắn, đó là mục đích mà các quốc gia ASEAN cần phải cóÔ.Walter Lohman
Vũ Hoàng: Vâng, chúng tôi cũng hiểu điều đó. Nhưng giờ quay ngược lại một chút với chính sách “quay trở lại Châu Á” của chính quyền Obama, có thể thấy là Hoa Kỳ quan tâm đến Châu Á, quan tâm đến Biển Đông và có lợi ích tại đây, không lẽ Hoa Kỳ không có một giải pháp nào cụ thể nào hơn để chặn Trung Quốc lại thưa ông?
Walter Lohman: Tôi nghĩ rằng nếu sử dụng sức mạnh để chặn họ lại thì rất là khó bởi nó sẽ kéo theo việc sử dụng lực lượng quân sự. Tôi nghĩ rằng đó là một nước cờ sai. Thực ra thì còn nhiều những biện pháp khác, chẳng hạn: kinh tế, chính trị, ngoại giao… vẫn còn nhiều những biện pháp khác có thể sự dụng trước khi tính đến sức mạnh quân sự.
Tuy nhiên, tôi cũng muốn nhắc lại chuyện ở bãi cạn Scarborough, Phillipines mặc dù đã rút tầu về, thế nhưng Trung Quốc vẫn cho tầu ở lại ngoài đó. Nếu giả sử, Hoa Kỳ thực sự hỗ trợ Philippines khi căng thẳng vẫn còn, thì có lẽ bây giờ mọi chuyện đã khác.
Bên cạnh đó, tôi cũng muốn nói thêm là chính sách “quay trở lại Châu Á” mà chính quyền Obama đang thực hiện còn liên quan đến cả chuyện ngân sách cho lực lượng quân sự, cũng như các hoạt động thương mại tự do ở vùng biển nữa. Nếu Hoa Kỳ gặp khó khăn về ngân khoản cho chi phí quốc phòng như hiện tại, hay các vấn đề về giao thương tự do không được đảm bảo, thì dù đó có là chính sách quay trở lại Châu Á, chính sách cân bằng lại Châu Á, hay gì gì đi chăng nữa, thì nó cũng không đạt được kết quả gì.
Vũ Hoàng: Xin cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
Theo dòng thời sự:
- Hoa Kỳ: Hộ chiếu lưỡi bò không có giá trị về pháp lý
- Philippines không đóng dấu những hộ chiếu TQ có hình bản đồ “lưỡi bò”
- Trung Quốc phản ứng về vụ hộ chiếu mới bị chỉ trích
- Trí thức Việt Nam phản đối hộ chiếu in hình "lưỡi bò" của TQ
- Bản đồ trên hộ chiếu: cơ hội cho Việt Nam?
- Tranh chấp biển Đông căng thẳng tại Thượng đỉnh ASEAN
- ASEAN thảo luận về bất ổn Miến Điện và tranh chấp Biển Đông
- 10 nước ASEAN đồng lòng muốn TQ đàm phán về Biển Đông
- ASEAN thông qua bản Tuyên Bố Nhân Quyền
- Indonesia đề xuất lập “đường dây nóng” để ngăn chặn xung đột trên Biển Đông
- Biển Đông, nhân quyền - đề tài nóng tại Thượng đỉnh ASEAN 21
- Thượng đỉnh ASEAN nỗ lực hàn gắn rạn nứt Biển Đông
- Trung Quốc muốn trở thành cường quốc hàng hải