Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-11-29
Phiên phúc thẩm xử ông Lê Thanh Tùng, một cựu quân nhân viết bài cổ xúy dân chủ tự do cũng như giúp dân oan khiếu kiện, diễn ra với cách thức không để gia đình biết.
Bà Trần Thị An, vợ của ông Lê Thanh Tùng, cho biết dù suốt sáng ngày 28 tháng 11 sau khi được một công an nói trong ngày sẽ diễn ra phiên xử phúc thẩm người chồng, bà đã đến tại những cơ quan tòa án tại Hà Nội để được dự phiên xử. Thế nhưng tại những nơi đó bà đều được cho biết không hề có phiên xử nào cả. Đến chiều tối bà mới nhận được thông tin từ một người quen cho hay.
Tôi vừa mới biết tối hôm qua, có anh ở Hà Nội báo.
Tôi vừa mới biết tối hôm qua, có anh ở Hà Nội báo.
Vào lúc 4 giờ chiều ngày 28 tháng 11, bà Trần thị An cho biết việc cơ quan chức năng tiếp cận với bà thông tin về phiên phúc thẩm đối với ông Lê Thanh Tùng:
Vì chồng tôi đã qua ba tháng xử ban đầu, ông chống án thì sau ba tháng xử lại. Tôi ra tòa hỏi nhưng họ cứ khất dần. Vào tối ngày 21 có phó công an huyện xuống nhà tôi hỏi tôi có đi dự phiên phúc thẩm không; tôi trả lời có.
Vì chồng tôi đã qua ba tháng xử ban đầu, ông chống án thì sau ba tháng xử lại. Tôi ra tòa hỏi nhưng họ cứ khất dần. Vào tối ngày 21 có phó công an huyện xuống nhà tôi hỏi tôi có đi dự phiên phúc thẩm không; tôi trả lời có.
Người ấy hỏi đã biết lịch xử chưa, tôi nói chưa biết, không ai đưa giấy nên tôi không biết. Tôi gặn hỏi ‘bao giờ xử?’; phó công an huyện nói không biết mai hay ngày kia. Tôi nói phải chính xác chứ không tôi đi mất công. Người đó hỏi ngày hôm đó là bao nhiêu.Người đó cũng hỏi đi đông không? Sau đó người ấy nói ngày mai xử. Tôi cấp tốc gọi cho an em, bà con, bạn bè. Ngày hôm sau chừng chục người bà con đi xe buýt ra nơi xử. Bạn bè đi sau. Nhưng khi đến người ta nói không có xử vụ nào. Có người mách đến Tòa ở số 2 Đội Cấn, nhưng ở đó cũng nói không xử. Thế là bà con tôi đi về.
Việc tòa không thông báo cho gia đình về phiên phúc thẩm là không có gì sai phạm với những qui định pháp luật nếu như những người thân không có trách nhiệm liên quan làm chứng tại tòaLS Trần Đình Triển
Đến chiều ngày hôm qua 27 tháng 11, lại có người công an ở Huyện đến hàng tôi nói vừa vào nhà chị mà không ai ở nhà. Người này nói mai xử. Tôi hỏi ai nói, có nói thật không chứ như hôm nọ đồng chí phó công an huyện lừa khiến chúng tôi mất công mất việc. Hôm qua cũng có chục người ra nhưng họ nói không xử nên phải về. Tôi lại phải mong họ thông cảm cho.
Luật sư Trần Đình Triển cho biết việc tòa không thông báo cho gia đình về phiên phúc thẩm là không có gì sai phạm với những qui định pháp luật nếu như những người thân không có trách nhiệm liên quan làm chứng tại tòa.
Tuy nhiên theo ông này thì một phiên xử được nói là công khai như thế mọi người dân trên 16 tuổi và người không mắc bệnh tâm thần đều có thể tham dự. Thực tế tại Việt Nam là tòa thường viện cớ không đủ chỗ để hạn chế số người tham dự. Ông nói:
Luật qui định tòa xử công khai là nhằm mục đích qua phiên tòa không chỉ trừng phạt người phạm tội mà còn nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân.
Nhưng thực tế ở Việt Nam, hội trường nhỏ, do điều kiện kinh tế nên tòa phải xử nhiều vụ. Nếu dân tập trung đông có thể gây mất trật tự, nên mới xảy ra việc thường ai có giấy mời mới được dự phiên tòa. Đây là mâu thuẫn giữa luật và thực tiễn.
Bà Trần Thị An thì nêu ra nhận định về việc họ không để cho bà có thể tham dự phiên xử phúc thẩm của chồng là ông Lê Thanh Tùng như sau:
Trong phiên sơ thẩm tôi dự từ đầu đến cuối và tôi biết hết mọi việc, về tôi có phát biểu nên họ sợ. Lần này họ lừa không cho tôi vào để gây nên suy nghĩ là vợ con đã bỏ ông Tùng không đến.
Trong phiên sơ thẩm tôi dự từ đầu đến cuối và tôi biết hết mọi việc, về tôi có phát biểu nên họ sợ. Lần này họ lừa không cho tôi vào để gây nên suy nghĩ là vợ con đã bỏ ông Tùng không đến.
Trong phiên sơ thẩm tôi dự từ đầu đến cuối và tôi biết hết mọi việc, về tôi có phát biểu nên họ sợ. Lần này họ lừa không cho tôi vào để gây nên suy nghĩ là vợ con đã bỏ ông Tùng không đếnBà Trần Thị An
Ông Lê Thanh Tùng trước khi bị bắt từng giúp đỡ làm đơn từ cho nhiều người dân có oan khuất phải đi khiếu kiện đến các cơ quan trung ương ở Hà Nội. Những người đó hàm ơn ông và mong muốn được tham dự tòa như lời của bà Trần Thị An cho biết:
Dân ai cũng quí mến. Lần nào có phiên tòa thì người ở xa gửi lời hỏi thăm, người thì nói cho đi với; nhưng tôi nói đi họ cũng không cho gặp; mà đi thì vất vả…
Tòa phúc thầm Hà Nội vào sáng ngày 28 tháng 11 tuyên án ông Lê Thanh Tùng 4 năm tù giam và 4 năm quản chế về tội tuyên truyền chống Nhà Nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Mức án này giảm một năm so với bản án sơ thẩm hồi tháng 8 vừa qua. Tuy nhiên bà Trần thị An cho rằng bà vẫn không bằng lòng. Lý do vì chồng bà không có tội. Bà nói:
Tôi vẫn chưa bằng lòng. Làm như thế không đúng, tôi vẫn không bằng lòng.
Ông Lê Thanh Tùng sinh năm 1968. Ông nhập ngũ hồi năm 1986 và xuất ngũ năm 1991. Ông có thời gian sinh sống tại Campuchia.
Ông Lê Thanh Tùng cho mình là một phóng viên phong trào tự do dân chủ Việt Nam. Ông tham gia nhóm đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam là nhóm 8406. Ông cũng là thành viên của Đảng Thăng Tiến, một đảng chính trị không được chính quyền Hà Nội cho phép hoạt động.
Theo dòng thời sự:
- Nhà dân chủ Lê Thanh Tùng bị kết án 4 năm tù giam
- Thầy Đinh Đăng Định bị tuyên án 6 năm tù giam
- Phiên toà kết tội lòng yêu nước
- Cuộc bố ráp gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn
- Bà Hồ thị Bích Khương bị đánh "hội đồng" trong tù?
- Phải chăng bắt đầu một vận hội mới?
- “Quần chúng tự phát” – Hình thức đàn áp mới?
- Giới trẻ hy vọng về một xã hội tốt đẹp
- Để có một xã hội trung thực và ngay thẳng
- Tính trung thực, ngay thẳng có còn tồn tại?