Người dân huyện Văn Giang hiện nay
đang chống cưỡng bức là bởi vì chính quyền ép họ bán rẻ đất. Công ty
của cô Nguyễn Thanh Phượng, con gái của TT Ng Tấn Dũng, dựa hơi cha,
cưỡng bức lấy đất đai của dân huyện Văn Giang để làm Ecopark và bồi
thường cho dân với giá cực rẻ 133.333 đồng/ 1 mét vuông đất, trong khi thời giá trao tay mua đất dai ở vùng này là 60 triêu đồng /1 mét vuông.
Hồi năm 2009, chính quyền bồi thường đất cho chị của thủ tướng với giá khủng 1 tỷ đồng/1 hecta ( 50000 đô la) đất rừng cao su ở Bình Dương, (cách Sài Gòn 30 km), mà chị Hai Tâm còn chê ít.
Và chồng chị đã “chống lại cưỡng bức” rồi “bị bắt”. Chị của TT Nguyễn
Tấn Dũng nhà ở Kiên Giang, nhưng có tới 185 hecta đất rừng cao su ở Bình
Dương!
Nay, Công ty của cô Nguyễn Thanh Phượng (kêu chị Hai Tâm là cô) chỉ bồi thường cho dân huyện Văn Giang 133.333 đồng/1 mét vuông, (huyện Văn Giang cách Hà Nội 20 km), 20 người dân bị công an đánh đập và bắt giữ.
Nhờ chuyện này mà Dân miền Bắc hiểu rõ
chuyên chính vô sản là gì. Nó có nghĩa là con cái và gia đình cán bộ
đảng viên cao cấp của đảng CSVN mua đất đai của dân với giá cực rẻ, và
sang tay cho các nhà đầu tư và hưởng lợi gấp 500-1000 lần giá mua. Nếu
người dân không bán đất đai cho họ, thì công an và bộ đội sẽ đến cưỡng
bức tịch thu đất. Ai chống lại, sẽ bị công an bắt và bỏ tù. Chuyên chính
vô sản là dùng súng ống dùi cui để đánh đập và dùng công an để bắt bớ
tù đày những ai không nghe theo lệnh của nhà nước, và của đảng.
Chúng ta thử đọc lại bài viết năm 2009 để so sánh nha.
CHỊ RUỘT CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 TRIỆU ĐÔ LA KHI BỊ THU HỒI ĐẤT VƯỜN CAO SU
Apr. 27th, 2009 at 7:40 AM
SÀI GÒN (NV) – Báo Sài Gòn
Tiếp Thị, hôm Thứ Sáu, 24 Tháng Tư, ở mục “Góc Nhìn”, có bài bình luận
của nhà báo Huy Đức về vụ chính quyền tỉnh huyện Bến Cát, tỉnh Bình
Dương “cưỡng chế” thu hồi đất trồng cây cao su để làm khu công nghiệp An
Tây, mà qua đó, người ta có thể thấy được một phần nào tài sản của bà
Hai Tâm, người chị gái của đương kim Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng.
Bài báo cho biết, vào sáng ngày 17 tháng Tư, chồng bà Hai Tâm (tức anh rể của Nguyễn Tấn Dũng) đã bị “áp
giải ra khỏi hiện trường” khi chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình
Dương tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 280 héc ta cao su còn lại ở xã An
Tây để làm khu công nghiệp”.
Tác giả bài báo dẫn lời anh
Huỳnh Ngọc Sang, người tự giới thiệu đang quản lý vườn cao su rộng 185
héc ta cho bà Hai Tâm, kể: “Lực lượng cưỡng chế với khoảng 150 người, đã
“đưa đi” ít nhất 3 người trong đó có “ông Hai”, chồng bà Tâm.”
Việc “cưỡng chế” có cả công an
(nhiều khi cả quân đội) tham gia, vốn là việc trong nhiều năm trở lại
đây chính quyền địa phương hoặc trung ương tiến hành khi người dân bị
thu hồi đất đai chống lại vì số tiền đền bù quá thấp (hoặc không thỏa
đáng) so với giá trị thực của nó trên thị trường.
Nếu bỏ qua những chi tiết về vụ “cưỡng chế” mà tác giả Huy Đức cho rằng đó là sự “ngay thẳng trong thực thi công vụ của chính quyền huyện Bến Cát”, người ta nhận thấy, trong số 280 héc ta đất trồng cao su bị thu hồi thì bà Hai Tâm có đến 185 héc ta.
Vậy nguồn gốc 185 hec ta đất cao su này có từ đâu và trị giá của nó là bao nhiêu?
Huy Đức kể tiếp: “Vườn cao
su kể trên thuộc 642 ha đất cao su vốn của công ty quốc doanh Sobexco.
Trước đây, do làm ăn thua lỗ, Sobexco đã được tỉnh Bình Dương cho phép
“bán vườn cây không gồm quyền sử dụng đất” để trả nợ, với giá bình quân
50 triệu/ha. Tiến trình mua bán kéo dài tới năm 2001, thì có những thay
đổi, giấy tờ mua bán được ghi là “bên A (Sobexco) chuyển nhượng vườn cây
cao su gắn liền với quyền sử dụng đất”. Hơn 40 người mua vườn cây cao
su ở đây về sau được cấp sổ đỏ.
Tháng 6-2006, Thanh tra tỉnh
Bình Dương cho rằng việc cấp “sổ đỏ” cho 40 hộ này là trái luật. Cuộc
tranh cãi chưa ngã ngũ nhưng tỉnh vẫn cho phép công ty Xuất Nhập Khẩu
Bình Dương thực hiện dự án xây dựng Khu công Nghiệp An Tây trên khu đất
này. Số đất mà 6 năm trước đó tỉnh “bán” với giá 50 triệu đồng/ha, nay
để làm Khu Công Nghiệp, XNK Bình Dương, một công ty quốc doanh, đền bù
với giá 1tỷ/ha. Chỉ trong vòng từ tháng 7 đến tháng 10-2007, công ty XNK
Bình Dương đã chi ra hơn 500 tỷ để đền bù cho chủ của những vườn cao su
ấy.”
Tóm tắt những thông tin trên cho
thấy, bà Hai Tâm cùng với 40 người khác, cách đây hơn 6 năm, đã “mua”
mỗi héc ta đất với giá 50 triệu đồng Việt Nam (khoảng 4 ngàn đô la-theo
thời giá lúc ấy), và nay mỗi hec ta đất này được “đền bù” 1 tỷ đồng Việt
Nam (tức hơn 60,000 đô la). Bà Hai Tâm hiện có 185 héc ta do đó sẽ được
bồi thường 185 tỷ đồng Việt Nam (tức hơn 10 triệu đô la), tuy nhiên gia đình bà vẵn chưa đồng ý nên bị “cưỡng chế”.
Lợi dụng chức quyền, hay thông đồng với chính quyền để mua đất đai của nông dân hoặc của nhà nước với giá rẻ mạt sau đó chờ “dự án” mở ra để được “đền bù” với giá gấp hàng chục lần là thủ đoạn làm giàu bất chính rất phổ biến ở Việt Nam, như tác giả Huy Đức cho biết:
“Trong số 40 người “dân”
đứng tên trong các sổ đỏ ấy, có một số là người nhà của quan chức địa
phương; và, tới cuối năm 2008, tuy không đứng tên quyền sử dụng đất ở An
Tây, có người thân của Thủ tướng cũng lên gặp chính quyền địa phương
khiếu nại.”
Hình chụp bài báo của Huy Đức trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị Online hôm 24 Tháng Tư, 2009
(Ctrl va` +) (Ctrl va` -)
Dù bài báo của Huy Đức có ý khen
chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã hành xử “ngay thẳng”
trong việc “cưỡng chế” cả người thân của Nguyễn Tấn Dũng, nhưng đây là
một trong số rất ít tờ báo đã dám đưa ra ánh sáng một phần tài sản của
những người thân trong giới lãnh đạo chóp bu ở Việt Nam, cũng như cách
làm giàu bất chính của họ. (Th.)
———
Bai` Bao’ của Huy Đức
Sáng 17.4.2009, một người thân của đương
kim Thủ tướng cũng đã bị “áp giải ra khỏi hiện trường” khi chính quyền
huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 280ha cao
su còn lại ở xã An Tây để làm khu công nghiệp (KCN). Anh Huỳnh Ngọc
Sang, người tự giới thiệu đang quản lý vườn cao su (185ha) cho bà Hai
Tâm, người chị ruột của Thủ tướng, kể: Lực lượng cưỡng chế với khoảng
150 người, đã “đưa đi” ít nhất 3 người trong đó có “ông Hai”, chồng bà
Tâm.
Vườn cao su kể trên thuộc 642ha đất cao
su vốn của công ty quốc doanh Sobexco. Trước đây, do làm ăn thua lỗ,
Sobexco đã được tỉnh Bình Dương cho phép “bán vườn cây không gồm quyền
sử dụng đất” để trả nợ, với giá bình quân 50 triệu/ha. Tiến trình mua
bán kéo dài tới năm 2001, thì có những thay đổi, giấy tờ mua bán được
ghi là “bên A (Sobexco) chuyển nhượng vườn cây cao su gắn liền với quyền
sử dụng đất”. Hơn 40 người mua vườn cây cao su ở đây về sau được cấp sổ
đỏ.
Tháng 6-2006, Thanh tra tỉnh Bình Dương
cho rằng việc cấp “sổ đỏ”cho 40 hộ này là trái luật. Cuộc tranh cãi chưa
ngã ngũ nhưng tỉnh vẫn cho phép công ty XNK Bình Dương thực hiện dự án
xây dựng KCN An Tây trên khu đất này. Số đất mà 6 năm trước đó tỉnh
“bán” với giá 50 triệu đồng/ha, nay để làm KCN, XNK Bình Dương, một công
ty quốc doanh, đền bù với giá 1tỷ/ha. Chỉ trong vòng từ tháng 7 đến
tháng 10-2007, công ty XNK Bình Dương đã chi ra hơn 500 tỷ để đền bù cho
chủ của những vườn cao su ấy.
Từ năm 2006, một số bài báo đã coi đây
là “tham nhũng”; gần đây, một số bài báo đề nghị nhà nước cũng nên giữ
chữ tín, nhà nước sai thì nhà nước chịu không nên thu lại tiền đền bù đã
chi hay thu hồi sổ đỏ. Nhưng, vấn đề là trong số 40 người “dân” đứng
tên trong các sổ đỏ ấy, có một số là người nhà của quan chức địa phương;
và, tới cuối năm 2008, tuy không đứng tên quyền sử dụng đất ở An Tây,
có người thân của Thủ tướng cũng lên gặp chính quyền địa phương khiếu
nại.
Một quan chức địa phương xin giấu tên nói
rằng họ biết trong số những người phản đối sáng 17-4 có vợ chồng người
chị ruột của Thủ tướng nhưng chính quyền vẫn tiến hành cưỡng chế theo
đúng quy định của pháp luật và điều đáng nói là lực lượng cưỡng chế đã
không gặp phải bất cứ sự can thiệp nào.
Chuyện mua bán, đền bù rừng cao su đúng
sai rồi sẽ còn phải làm rõ, nhưng sự ngay thẳng trong thực thi công vụ
của chính quyền huyện Bến Cát là một thái độ hành xử đáng ghi nhận.