THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

28 September 2012

Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm Việt Nam xuống “B2”, triển vọng “ổn định”

Ngày 28/09, Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm nội và ngoại tệ của Việt Nam từ “B1” xuống “B2”. Triển vọng dành cho mức xếp hạng mới là “ổn định”.

Moody's S&P Fitch  
Long-term Short-term Long-term Short-term Long-term Short-term  
Aaa P-1 AAA A-1+ AAA F1+ Prime
Aa1 AA+ AA+ High grade
Aa2 AA AA
Aa3 AA- AA-
A1 A+ A-1 A+ F1 Upper medium grade
A2 A A
A3 P-2 A- A-2 A- F2
Baa1 BBB+ BBB+ Lower medium grade
Baa2 P-3 BBB A-3 BBB F3
Baa3 BBB- BBB-
Ba1 Not prime BB+ B BB+ B Non-investment grade
speculative
Ba2 BB BB
Ba3 BB- BB-
B1 B+ B+ Highly speculative
B2 B B
B3 B- B-
Caa1 CCC+ C CCC C Substantial risks
Caa2 CCC Extremely speculative
Caa3 CCC- Default imminent with little
prospect for recovery
Ca CC
C
C D / DDD / In default
/ DD
/ D

 

 


Hai nguyên nhân chính khiến Moody’s hạ bậc tín nhiệm của Việt Nam là:

Thứ nhất, rủi ro tiềm tàng đối với các khoản nợ Chính phủ tăng cao do những yếu kém trong hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế sẽ suy yếu trong trung hạn, ảnh hưởng bởi khả năng nới rộng tín dụng trong trung hạn của hệ thống ngân hàng bị giới hạn.

Ngoài ra, Moody’s còn hạ trần xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn từ “B2” xuống “B3” và giữ nguyên trần xếp hạng trái phiếu ngoại tệ dài hạn ở mức “B1”. Trong khi đó, trần xếp hạng tiền gửi và trái phiếu nội tệ được duy trì ở mức “Ba2”. 

Moody’s cũng sửa đổi xếp hạng đối với số trái phiếu nội tệ hết hạn vào ngày 30/06/2015 được đánh giá lần đầu ngày 11/09/2012 từ “Ba1” xuống “B1”. Sau khi điều chỉnh xong, Moody’s còn hạ xuống mức “B2”. Được biết, do một số sai sót nên ban đầu Moody’s đã đánh giá sai xếp hạng tín nhiệm của số trái phiếu này.

Lý giải nguyên nhân hạ bậc

Nguyên nhân dẫn đến động thái trên theo Moody’s là hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng dễ bị tác động do hậu quả của đợt bùng nổ tín dụng kéo dài và các biện pháp thắt chặt chính sách sau đó.

Trong 5 năm từ 2007 đến 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 33.7%, vượt xa mức tăng trưởng GDP danh nghĩa 21.3%/năm và tăng trưởng GDP thực 6.6%/năm.

Các biện pháp hạn chế tăng trưởng tín dụng áp dụng từ đầu năm ngoái, dù đã góp phần xóa dịu áp lực tăng trưởng quá nóng nhưng lại khiến chất lượng tài sản trong hệ thống suy giảm trong bối cảnh tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) và sự minh bạch minh bạch còn tương đối thấp.

Do mức độ liên quan giữa các ngân hàng trong hệ thống và sự cần thiết trong việc duy trì niềm tin của người gửi tiền, Chính phủ có thể cung cấp các biện pháp hỗ trợ bất thường.

Bảng cân đối kế toán suy yếu của các ngân hàng đã hạn chế khả năng cho vay nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nhu cầu vay vốn cũng suy giảm. Tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 8 gần như đi ngang bất chấp các biện pháp nới lỏng tiền tệ mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng từ tháng 3/2012.

Do khoản chi phí có thể phát sinh từ việc tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng, nhiều khả năng Chính phủ sẽ gặp khó khăn trong việc áp dụng chính sách tài khóa hiệu quả nhằm ứng phó với tình trạng suy giảm nghiêm trọng của nền kinh tế toàn cầu.

Theo Moody’s, sự ổn định trở lại của nền kinh tế vĩ mô thể hiện qua lạm phát suy giảm, cán cân thanh toán tương đối khả quan và sự gia tăng của dự trữ ngoại hối chưa đủ để bù đắp những rủi ro xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, Moody’s cho biết quá trình tư nhân hóa từ từ và sự phụ thuộc ngày càng lớn của nền kinh tế vào hoạt động ngoại thương cũng như đầu tư nước ngoài đã khiến tổ chức này hạ thấp đánh giá về rủi ro nợ quá hạn và duy trì trần xếp hạng trái phiếu ngoại tệ ở mức “B1”.

Các yếu tố giúp cải thiện xếp hạng tín nhiệm Việt Nam

Moody’s cho biết triển vọng “ổn định” thể hiện sự cân bằng giữa rủi ro suy giảm và cải thiện. Theo đó, các yếu tố có thể khiến Moody’s có hành động tích cực đối với tín nhiệm Việt Nam bao gồm:

1. Thực thi hiệu quả kế hoạch tái cấu trúc ngân hàng, qua đó cải thiện tình hình tín dụng của hệ thống ngân hàng và giảm rủi ro đối với Chính phủ.

2. Cải thiện tính minh bạch hoặc hoạt động quản trị nhằm gia tăng niềm tin vào việc quản lý vĩ mô và tài khóa.
3. Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô trong một thời gian dài hơn, qua đó đảm bảo tính cạnh tranh và triển vọng tăng trưởng.

Các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng tín nhiệm Việt Nam

Mức xếp hạng “B2” phản ánh rất nhiều rủi ro xuất phát từ tình trạng suy yếu hơn nữa của hệ thống tài chính cũng như tác động tài khóa lớn hơn liên quan đến những kịch bản như trên. Nếu trên thực tế rủi ro cao hơn so với những cải thiện trong các kịch bản này thì khi đó các yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam bao gồm.

1. Xuất hiện các rủi ro tiềm tàng xuất phát từ hệ thống ngân hàng và/hoặc hoặc lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước vì điều này có thể gia tăng các khoản cấp vốn và gánh nặng nợ của Chính phủ.

2. Kinh tế vĩ mô bất ổn trở lại và tác động mạnh đến vị thế thanh toán bên ngoài của Việt Nam.

Trước đó hai ngày, Standard & Poor's (S&P) điều chỉnh Đánh giá Mức độ Rủi ro trong Hệ thống Ngân hàng (BICRA) của Việt Nam từ “Nhóm 10” - nhóm cao nhất - xuống “Nhóm 9”. S&P cũng điều chỉnh mức độ rủi ro kinh tế từ “10 điểm” xuống “9 điểm” sau khi thay đổi đánh giá về tình trạng mất cân bằng của nền kinh tế từ mức “rủi ro rất cao” xuống mức “rủi ro cao”.

Bên cạnh đó, tổ chức này còn nâng xếp hạng tín nhiệm của 3 ngân hàng Việt Nam là Vietcombank (VCB), Sacombank (STB) và Techcombank (TCB) đồng thời thông báo giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của BIDV và Vietinbank (CTG).

Phước Phạm (Vietstock)
FINFONET