07/07/2012 21:28:07
- Một số nghiên cứu cho thấy, gạo trồng tại các làng nghề tái chế kim loại bị xâm nhiễm kim loại nặng. Tuy nhiên, ở mức độ cho phép, các chuyên gia cho rằng, các chất này không ảnh hưởng sức khoẻ người dân, thậm chí có khi lại tốt cho cơ thể.
Phơi nhiễm chì cao gấp 2 lần
Nghiên cứu của TS Nguyễn Mạnh Khải, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cùng các đồng nghiệp tại làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn, huyện Yên Phong và làng nghề tái chế sắt phường Châu Khê, Từ Sơn thuộc Bắc Ninh cho thấy, gạo trồng tại hai làng này đều có hàm lượng chì, asen trung bình cao hơn các làng lân cận. Cụ thể, hàm lượng chì trong gạo ở Văn Môn có trị số trung bình cao gấp 2 lần với mẫu đối chứng. Đặc biệt, có 60% mẫu gạo ở đây có hàm lượng chì lớn hơn 0,5mg/kg, trong khi mẫu đối chứng chỉ trung bình 0,05mg/kg. Gạo trồng ở vùng Châu Khê cũng cao hơn gạo trồng vùng đối chứng với 45% mẫu có hàm lượng chì lớn hơn 0,3mg/kg trong khi 100% số mẫu đối chứng đều dưới 0,03mg/kg.
Hàm lượng asen trong gạo trồng ở Văn Môn, Châu Khê cao hơn mẫu đối chứng không lớn và đều nằm trong ngưỡng an toàn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, nếu so sánh với tiêu chuẩn gạo sạch Nhật Bản thì 30% mẫu gạo ở khu vực này vượt ngưỡng. Còn gạo khu vực Châu Khê có 40% số mẫu vượt ngưỡng của Nhật Bản, trong khi 100% ở vùng đối chứng lại năm trong ngưỡng an toàn.
Qua nghiên cứu cho thấy, liều lượng kim loại nặng đưa vào cơ thể hàng tuần người dân ăn gạo tại 2 làng nghề này cao hơn gần 1,5 - 2 lần so với người dân bình thường.
Theo TS Nguyễn Mạnh Khải, nguyên nhân gạo phơi nhiễm kim loại nặng do công nghệ sản xuất lạc hậu, hạ tầng, trình độ lao động còn hạn chế. Điều này làm tăng mức phát thải chất ô nhiễm, gây tác động tiêu cực đến môi trường, sức khoẻ con người. "Dù hàm lượng chất kim loại nặng như chì, asen tại các vùng này cao hơn vùng đối chứng, chưa vượt ngưỡng an toàn của Bộ Y tế nhưng chứng tỏ người dân đang phải chịu sự phơi nhiễm kim loại qua gạo ăn cao hơn các vùng khác, tùy vào điều kiện như môi trường, cơ thể... có thể ảnh hưởng sức khoẻ", TS Mạnh Khải nhấn mạnh.
Không sợ nhiễm độc
Ở quan điểm khác, PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, chuyên gia nghiên cứu về asen và kim loại nặng cho rằng, từ trước đến nay hễ nói thực phẩm như gạo, ngũ cốc nhiễm hàm lượng chì, asen hay các kim loại nặng là người dân sợ nhưng thực chất không phải như thế. Những thực phẩm bị nhiễm chất kim loại nặng nhưng chưa vượt ngưỡng an toàn cho phép đôi khi lại là điều hay với sức khoẻ con người.
Phơi nhiễm chì cao gấp 2 lần
Nghiên cứu của TS Nguyễn Mạnh Khải, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cùng các đồng nghiệp tại làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn, huyện Yên Phong và làng nghề tái chế sắt phường Châu Khê, Từ Sơn thuộc Bắc Ninh cho thấy, gạo trồng tại hai làng này đều có hàm lượng chì, asen trung bình cao hơn các làng lân cận. Cụ thể, hàm lượng chì trong gạo ở Văn Môn có trị số trung bình cao gấp 2 lần với mẫu đối chứng. Đặc biệt, có 60% mẫu gạo ở đây có hàm lượng chì lớn hơn 0,5mg/kg, trong khi mẫu đối chứng chỉ trung bình 0,05mg/kg. Gạo trồng ở vùng Châu Khê cũng cao hơn gạo trồng vùng đối chứng với 45% mẫu có hàm lượng chì lớn hơn 0,3mg/kg trong khi 100% số mẫu đối chứng đều dưới 0,03mg/kg.
Hàm lượng asen trong gạo trồng ở Văn Môn, Châu Khê cao hơn mẫu đối chứng không lớn và đều nằm trong ngưỡng an toàn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, nếu so sánh với tiêu chuẩn gạo sạch Nhật Bản thì 30% mẫu gạo ở khu vực này vượt ngưỡng. Còn gạo khu vực Châu Khê có 40% số mẫu vượt ngưỡng của Nhật Bản, trong khi 100% ở vùng đối chứng lại năm trong ngưỡng an toàn.
Qua nghiên cứu cho thấy, liều lượng kim loại nặng đưa vào cơ thể hàng tuần người dân ăn gạo tại 2 làng nghề này cao hơn gần 1,5 - 2 lần so với người dân bình thường.
Theo TS Nguyễn Mạnh Khải, nguyên nhân gạo phơi nhiễm kim loại nặng do công nghệ sản xuất lạc hậu, hạ tầng, trình độ lao động còn hạn chế. Điều này làm tăng mức phát thải chất ô nhiễm, gây tác động tiêu cực đến môi trường, sức khoẻ con người. "Dù hàm lượng chất kim loại nặng như chì, asen tại các vùng này cao hơn vùng đối chứng, chưa vượt ngưỡng an toàn của Bộ Y tế nhưng chứng tỏ người dân đang phải chịu sự phơi nhiễm kim loại qua gạo ăn cao hơn các vùng khác, tùy vào điều kiện như môi trường, cơ thể... có thể ảnh hưởng sức khoẻ", TS Mạnh Khải nhấn mạnh.
Ảnh minh họa. |
Không sợ nhiễm độc
Ở quan điểm khác, PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, chuyên gia nghiên cứu về asen và kim loại nặng cho rằng, từ trước đến nay hễ nói thực phẩm như gạo, ngũ cốc nhiễm hàm lượng chì, asen hay các kim loại nặng là người dân sợ nhưng thực chất không phải như thế. Những thực phẩm bị nhiễm chất kim loại nặng nhưng chưa vượt ngưỡng an toàn cho phép đôi khi lại là điều hay với sức khoẻ con người.
Ví dụ, bản chất chì là kim loại có khả năng tích lũy trong cơ thể, tuy nhiên vì hàm lượng thấp sẽ bị đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa... từ đó tạo nên sự cân bằng. Còn asen là chất kém tích lũy hơn chì, nếu chưa vượt ngưỡng sẽ không ảnh hưởng gì đến cơ thể. Vì thế, với các vùng nguy cơ phơi nhiễm người dân vẫn an tâm sử dụng sản phẩm như bình thường.
"Bản thân trong đất luôn có kim loại nặng như chì, asen, sắt... Và trong thực phẩm cũng có chất này ở hàm lượng thấp để cung cấp vi chất cho cơ thể. Với hàm lượng thấp cơ thể sẽ tự đào thải và nhận hàm lượng mới tạo nên sự cân bằng. Việc người dân ăn kiêng quá mức hay ăn quá nhiều các chất này cũng không tốt", PGS.TS Trần Hồng Côn giải thích.
Các chuyên gia cho rằng, để có những kết quả chính xác về nguy cơ nhiễm chất kim loại nặng nhằm đưa ra cho người dân lời khuyên cũng như hướng xử lý cần có những nghiên cứu lâu dài, triển khai nhiều vụ mùa, loại lúa, xác định đối chứng rõ ràng... Còn hiện nay Việt Nam chưa phát hiện ra gạo nhiễm kim loại nặng vượt quá ngưỡng cho phép của Bộ Y tế.
Hiền Trần
Các chuyên gia cho rằng, để có những kết quả chính xác về nguy cơ nhiễm chất kim loại nặng nhằm đưa ra cho người dân lời khuyên cũng như hướng xử lý cần có những nghiên cứu lâu dài, triển khai nhiều vụ mùa, loại lúa, xác định đối chứng rõ ràng... Còn hiện nay Việt Nam chưa phát hiện ra gạo nhiễm kim loại nặng vượt quá ngưỡng cho phép của Bộ Y tế.
Về bản chất, thực phẩm bị phơi nhiễm kim loại nặng không thể phát hiện ra bằng mắt thường, chính điều này gây nguy hiểm cho sức khoẻ người dùng. Chất kim loại nặng khi quá ngưỡng cho phép sẽ tích lũy trong các mô của cơ thể, lâu dần phát sinh các bệnh nguy hiểm như bại não, thần kinh, da bị viêm nhiễm cũng như nhiều căn bệnh khác. |
Hiền Trần