THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 June 2012

Lại tự bơi !!



TP - Sau việc vùng cà phê Tây Nguyên “bị” doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh, nay đến lượt xứ dừa Bến Tre điêu đứng, cũng bởi yếu tố nước ngoài.
Chỉ khác ở chỗ, người dân Bến Tre thê thảm hơn khi phải đốn bỏ những cây dừa phải ít nhất 5 năm mới cho trái, tuổi thọ khai thác tới 30-40 năm nhưng giờ bán một tá chưa đủ tiền mua một kilôgam gạo.
Từ đầu năm tới nay, dừa liên tiếp rớt giá, giảm 10 lần so với đầu năm khiến nông dân nhiều nơi bắt đầu đốn bỏ dừa trồng cây khác
Từ đầu năm tới nay, dừa liên tiếp rớt giá, giảm 10 lần so với đầu năm khiến nông dân nhiều nơi bắt đầu đốn bỏ dừa trồng cây khác.
Người ta cho rằng nguyên nhân là do kinh tế thế giới suy giảm và ảnh hưởng đến thị trường cơm dừa, mặt hàng chủ lực của Bến Tre. Nhưng dường như giải thích này không có nhiều cơ sở vững chắc.
Bởi cơm dừa không phải là mặt hàng xa xỉ. Vậy mà giá cơm dừa nạo sấy xuất khẩu giảm 56%, từ 2.730USD/tấn hồi tháng 9-2011 còn 1.150USD/tấn.
Giá dừa trái từ 10.000 đồng giảm thê thảm, còn 800 đồng. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, giá dừa ở Indonesia cao hơn Việt Nam nhưng thương lái Trung Quốc, khách hàng chính của dừa Việt Nam vẫn đổ qua đó mua.
Có thể đó là chiến lược kinh doanh của phía Trung Quốc. Và dường như chiến lược này cũng đang được một số doanh nghiệp FDI thực thi ở vùng cà phê Tây Nguyên. Hiện nay ở Bến Tre, không chỉ dừa tươi, cơm dừa mà cả ngành sản xuất thạch dừa cũng đang nằm trong bàn tay chi phối của thương lái Trung Quốc.
90% thạch dừa của Bến Tre do thương lái Trung Quốc bao tiêu nên họ quyết định giá cả, sản lượng, thậm chí chất lượng mặt hàng. Ban đầu họ đến từng hộ sản xuất gom thạch dừa thô với giá cao. Họ mở đại lý thu mua ồ ạt, dẫn đến cơn sốt thạch dừa tại địa phương.
Thấy dễ ăn, nhiều hộ dân bắt đầu quay qua làm thạch dừa xuất khẩu khiến nhiều cơ sở sản xuất thạch dừa thành phẩm ở Bến Tre khốn đốn không có thạch thô để chế biến.
Chỉ trong một thời gian ngắn, thương lái Trung Quốc đã thống lĩnh thị trường thạch dừa ở Bến Tre. Cũng như với nhiều sản phẩm ở nhiều địa phương khác, ngay sau khi chi phối thị trường, họ hạ giá thạch dừa xuống tận đáy.
Từ chỗ mua thạch thô giá 3.950 đồngkg, đến nay họ đã hạ giá chỉ còn 1.300 đồng/kg. Đến lúc này, người sản xuất thạch dừa ở Bến Tre mắc kẹt vì lỡ đầu tư sản xuất.
Như vậy, có thể nói việc giảm nhập dừa Việt Nam nhiều khả năng là một chiêu kinh doanh của thương lái nước ngoài. Rất có thể sau đó họ lại gia tăng nhập dừa, nhưng với giá
chạm đáy.
Ở đây, điều đáng suy ngẫm hơn cả là vì sao trong nhiều năm thị trường dừa Việt Nam chỉ trông vào thương lái Trung Quốc? Và trong khi họ có thể thống nhất với nhau những bước đi nhằm chi phối thị trường nước sở tại thì vì sao giữa cơ quan nhà nước, hiệp hội ngành nghề không cùng chung tiếng nói với người nông dân để rồi chúng ta liên tiếp phải nghe lại điệp khúc trồng-chặt?
Anh Minh