THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 April 2012

Vì sao rau giảm giá mạnh?

Vì sao rau giảm giá mạnh?

Nhân Khánh, thông tín viên RFA
2012-04-04

Trong thời gian qua, giá rau trong nước bị rớt giá mạnh. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là xuất phát từ sự cạnh tranh với hàng ngoại nhập.



RFA PHOTO - Một sạp bán rau tại chợ Hoàng Hoa Thám ở Thủ-Đô Sài-Gòn hôm 14-07-2011.




Phải nhổ bỏ rau

Cây rau chứa biết bao nỗi niềm của người nông dân lam lũ, suốt những ngày nắng cũng như mưa. Từ sau Tết Nguyên Đán đến nay, một số loại rau quá ế ẩm. Tại Lâm Đồng, nhiều nhà vườn phải nhổ bỏ rau, đem làm thức ăn cho bò hoặc ủ làm phân. Có trên một nửa diện tích trồng bắp cải ở huyện Đơn Dương, đến ngày thu hoạch nhưng vẫn không có thương lái tới mua. Như phát biểu của một người dân địa phương huyện Đơn Dương thì cụ thể tình hình như sau:

Su hào vừa rồi mua không hết, rồi bỏ phá hết đó. Tại vì kêu ở trong đó nhiều quá không mua, thành ra nó còn lại. Nó già, nứt thì phải bỏ. Một nông dân


“Su hào vừa rồi mua không hết, rồi bỏ phá hết đó. Tại vì kêu ở trong đó nhiều quá không mua, thành ra nó còn lại. Nó già, nứt thì phải bỏ.
Hàng về đâu không biết, nhưng nghe mấy người mua kêu là đem ra nhiều quá cho nên bán không hết. Bán không hết, nó quá ngày tháng nên phải phá bỏ để làm thứ khác xuống.”
Giá các loại rau trồng ngoài trời giảm mạnh; có loại như bắp sú, su hào, hành tây… giá chỉ còn non một nửa. Một số loại rau sạch được trồng trong nhà kính tại Đà Lạt cũng cùng chung số phận. Thương lái có khi mua tính bao chớ không cân ký, chẳng phân biệt loại rau.
Trong cuộc trao đổi với ông Trần Đức Quang, Chủ nhiệm Hợp tác xã Xuân Hương, là một trong những người có tiếng trong giới sản xuất rau an toàn, về tình hình canh tác rau ở vùng Đà Lạt và nguyên nhân rau bị rớt giá, chúng tôi được biết thêm:


 Người dân bán rau tại một chợ lề đường ở Hà Nội hôm 26-12-2011. AFP PHOTO.

“Đà Lạt được cái chỗ là khí hậu ôn đới, sản xuất được quanh năm cái rau. Nhưng mà kể cả mùa khô, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long họ cũng trồng được. Riêng cái mùa mưa thì họ bó giò, họ không trồng được. Coi như là mùa mưa, Đà Lạt là độc quyền.
Tại vì nó được mùa. Cái vùng rau này được quanh năm. Mùa này mùa khô, thuận nên được năng suất. Kèm theo nữa là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hoặc là Tây Nguyên, người ta cũng trồng được trong mùa khô. Thành ra nó đổ xô vào, cuối cùng là được mùa. Cung nhiều hơn cầu thì nó phải rớt giá.”
Tuy nhiên, không riêng gì khu vực Lâm Đồng. Người trồng rau Hà Nội chỉ cung cấp được hơn 60% nhu cầu về rau xanh cho địa phương. Nhưng người trồng rau ở đây vẫn gặp khó khăn do giá quá rẻ, tốc độ tiêu thụ chậm. Vậy trong thực tế cho thấy, trúng mùa không thể là nguyên nhân lý giải thỏa đáng được tình trạng rớt giá thê thảm của rau trong nước. Chúng tôi đem thắc mắc này đến ông Huỳnh Ngọc Thận, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đơn Dương, thì được biết:
“Cái đó là hỏi cơ chế thị trường, chớ giờ là Chủ tịch Nông dân cũng chịu thôi… Đúng rồi, đụng hàng Trung Quốc.”
Rau nội và rau ngoại thường ngang giá nhau. Song rau Trung Quốc luôn có vẻ tươi, bắt mắt hơn so với rau trồng trong nước. Theo kết quả một cuộc điều tra, có đến 90% người tiêu dùng biết rằng sử dụng rau an toàn sẽ tốt cho sức khỏe, nhưng đồng thời cũng có một tỷ lệ 90% người tiêu dùng không thể phân biệt rau an toàn bằng mắt thường. Nhiều cô bán hàng rau từng ngạc nhiên, không hiểu tại sao, nhưng hầu hết người tiêu dùng, sinh viên thường chọn bắp cải, củ cải đường, cải thảo… của Trung Quốc. Xem ra, quả thực khó có thể coi sự ngạc nhiên này chỉ là câu chuyện bâng qươ… Quay lại với ông Trần Đức Quang, nguyên nhân rớt giá của rau Việt Nam có rõ ràng hơn:

Cái rau, những cái hàng đó là theo mùa vụ. Chỉ ở Đà Lạt mới có thôi, còn mùa vụ nào Đà Lạt không có mà ở đây họ vẫn bán thì cái đó là của Trung Quốc.Trần Thị Thái Thanh

“Hàng Trung Quốc, nói chung là nó nhiều rồi. Ở Việt Nam đang lo ngại về sản phẩm của thị trường Trung Quốc. Nhiều khi nó đi vào bằng đường nhập lậu. Hiện tại là đang sợ sản phẩm rau quả của Trung Quốc.
Nhưng mà nó đi qua cái đường như thế nào thì chính tôi, tôi cũng chịu thua. Cái kiểm soát chặt chẽ này, bây giờ mình cũng không biết như thế nào đây. Mà bản thân mình là người nông dân, là doanh nghiệp, mình đang lo chỗ này. Nó trà trộn vô giữa cái sản phẩm của Trung Quốc với sản phẩm của Việt Nam.”

Rau nhập khẩu đầy chợ


Có lẽ đây là một phần hệ quả của tình trạng nhập khẩu rau, với kim ngạch được công bố đến vài triệu USD mỗi tháng. Trong lúc con đường vượt biên giới của rau ngoại chưa có lời giải, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu sự có mặt của rau Trung Quốc tại các chợ. Bà Trần Thị Thái Thanh, Ban Quản lý chợ Phạm Văn Hai, Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, cho biết về tình trạng rau ngoại nhập ở chợ như sau:
“Thực tế ra, cái đó như ở chợ mình thì các thương nhân sẽ lên chợ đầu mối người ta nhập rau về.


 Rau được bán tại chợ Đầm - Nha Trang hôm 03-07-2011. RFA PHOTO.

Riêng ở chợ mình, theo tôi được biết; rau Trung Quốc chỉ có thí dụ như khoai tây, cà rốt hoặc là súp lơ thôi. Còn những rau ăn lá, người ta lấy rau như ở Hóc Môn nọ kia. Chứ họ không nói là họ lấy từ Trung Quốc đâu. Nếu Trung Quốc mà có nhập từ chợ đầu mối thì tôi nghĩ, chắc họ cũng không nắm được.
Cái rau, những cái hàng đó là theo mùa vụ. Chỉ ở Đà Lạt mới có thôi, còn mùa vụ nào Đà Lạt không có mà ở đây họ vẫn bán thì cái đó là của Trung Quốc.”
Trong một phát biểu khác, có những mặt hàng rau ở chợ có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ lên đến 90%.
Về xuất xứ của rau Trung Quốc, Tiến sỹ Bùi Sỹ Doanh, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp từng khẳng định, rau quả của Trung Quốc được nhập vào trong nước chủ yếu từ các vùng sản xuất nhỏ lẻ có biên giới với Việt Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc cũng từng cho rằng, nếu chỉ dựa vào cây trồng sinh trưởng tự nhiên, người dân các vùng này khó có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nhằm tăng sản lượng, từ khi cây còn nhỏ tới lúc thu hoạch, người trồng sử dụng hơn chục loại hóa chất. Đa phần các hóa chất này đều được phép sử dụng, nhưng sử dụng quá liều lượng là gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Do thiếu hiểu biết, nông dân ở đây cũng chẳng biết liều lượng bao nhiêu là vừa. Hiện tượng nông dân quốc gia này dùng các loại hóa chất nhằm tăng trưởng và chống thối rữa cho rau đã trở nên phổ biến.
Tình trạng cây rau ế ẩm tại Việt Nam cho thấy. Quá trình kết nối giữa quản lý thị trường, canh tác và tiêu thụ rau cần phải có những nỗ lực từ nhiều phía. Không thể để người nông dân chật vật tự bơi trong luống rau vườn mình.