THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 April 2012

Danh sách các vụ đạo văn tai VN

  1. GS rất dỏm Trần Ngọc Thơ (ĐHKT TPHCM)

  2. TS (chắc dỏm?) Mai Hảo Yến (ĐH Hồng Đức, Thanh Hoá): Link

  3. TS (chắc dỏm?) Lê Văn Trưởng (ĐH Hồng Đức, Thanh Hoá): Link

  4. TS (chắc dỏm?) Hoàng Thanh Hải (ĐH Hồng Đức, Thanh Hoá): Link

  5. TS (chắc dỏm?) Trần Quang Dũng (ĐH Hồng Đức, Thanh Hoá): Link

  6. GS rất dỏm – gian dối Nguyễn Sĩ Mão (cá biệt) – ĐHBK Hà Nội

  7. GS-TS (chắc dỏm?) Nguyễn Đức Tồn (Tổng Biên tập Tạp chí Ngôn ngữ)

  8. GS rất dỏm Nguyễn Đình Hương (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế Quốc dân, hiện là Chuyên viên cao cấp của Vụ Pháp chế Uỷ Ban thường vụ Quốc hội)

  9. Nhạc sỹ – Thạc sỹ đạo văn Đào Huy Quyền, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ
  10. GS đạo văn Nguyễn Hoàng LươngPhó Hiệu trưởng ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội
  11. PGS rất dỏm (under review) và phản cảm Phạm Hồng Tung - ĐHKH XH và “Nhân Văn” - ĐHQG Hà Nội
  12. PGS ( đã bị tước) Trịnh Xuân Dũng – nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội


64 phản hồi to “VIỆN NGHIÊN CỨU ĐẠO VĂN”

  1. Tuan Ngoc@ đã nói

    Đề cử bác Nguyễn Côi là Viện trưởng.
  2. Onlooker đã nói

    Ủng hộ bác Côi làm viện trưởng.
  3. Thanh Hà đã nói

    Đề nghị những ai quan tâm đến các vụ “đạo văn” xin lưu tâm Đến trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa). nơi đây cả Phó hiệu trưởng nhà trường, Chủ nhiệm khoa Khoa học Xã hội (TS Hoàng Thanh Hải) và mấy vị TS trưởng bộ môn “đạo văn” (TS Mai Hảo Yến, TS Trần Quang Dũng…) mà các báo Nông nghiệp Việt Nam, Tiền phong, Thanh tra, Hà Nội mới cuối tuần… liên tục đề cập trong các năm 2009 – 2010. Thậm chí, ông Phó hiệu trưởng “đạo văn” (TS Lê Văn Trưởng) sau đó còn được bầu chức danh PGS ngành khoa học Trái đất. Thật hết biết về học phong sĩ khí của một trường và của một ngành khoa học! Mọi người có thể kiểm tra khi vào google. Bản thân người viết phản hồi này cũng sẵn sàng cung cấp tư liệu và chịu trách nhiệm về sự trung thực của những thông tin mình đưa ra!
    ——————
    JIPV@: Cám ơn bác. Bác vui lòng cho xem chứng cứ :-)

  4. Thanh Hà đã nói

    Đề nghị “Viện nghiên cứu đạo văn” cung cấp địa chỉ email để tôi có thể gửi các tư liệu về những vụ “đạo văn” ở trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) mà tôi đã đề cập trên đây. Trong khi chờ đợi phản hồi, tôi có thể cung cấp các từ khóa để những ai quan tâm có thể kiểm tra trên Google:
    Xin hãy gõ các dòng chữ “Một tiến sĩ đạo văn bán công khai” hoặc “Đạo sách của thầy để bán”… quý vị sẽ có ngay bài báo mà Nông nghiệp Việt Nam (ngày 24/6/2009) và Tiền phong (ngày 14/8/2009) từng phản ánh chuyện TS. Mai Hảo Yến “đạo” liền 3 công trình của các GS đầu ngành Ngôn ngữ học Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban rồi đề tên mình bán cho học trò hàng trăm bản. Bà Yến lúc đó là Trưởng bộ môn Ngôn ngữ;
    Xin hãy gõ dòng chữ “Thanh Hóa: phát hiện tiến sĩ luộc sách công khai”, quý vị sẽ có ngay bài báo trên Pháp luật Tp Hồ Chí Minh (ngày 20/3/2010) phản ánh chuyện TS. Trần Quang Dũng “đạo” các công trình của cố GS Đinh Gia Khánh, cố PGS.NGND Bùi Duy Tân và PGS Nguyễn Phạm Hùng để viết nên tập sách “Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX” (nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009). Ông Dũng là trưởng bộ môn Văn học Việt Nam;
    Xin hãy gõ dòng chữ “Phó hiệu trưởng và chủ nhiệm khoa cùng đạo văn”, quý vị sẽ có bài viết trên báo Thanh tra (ngày 14/11/2009) phản ánh chuyện TS Lê Văn Trưởng, Phó hiệu trưởng trường ĐH Hồng Đức và TS Hoàng Thanh Hải, chủ nhiệm khoa Khoa học Xã hội của trường, cùng viết “Tập bài giảng kiến thức địa phương” trên cơ sở “đạo văn” của người khác, nhân ra 400 bản bán cho học trò với giá 20.000 đồng/bản. Ông Trưởng sau đó vẫn được bầu chức danh PGS ngành Khoa học Trái đất. Báo “Hà Nội mới cuối tuần” cũng phản ánh vụ việc hi hữu này vào các ngày 14/11/2009, 16/1/2010, 6/3/2010 nhưng không có phiên bản online. Tôi sẵn sàng cung cấp các bài viết này (bản scan) dưới dạng file ảnh (jpg).
    Chưa hết, trường ĐH Hồng Đức còn có bà TS. Mai Thị Hồng Hải (còn gọi là Mai Hồng Hải) rất nhiều lần “đạo văn” của người khác (khi in thành sách – như bài viết về “Làng Muốt” trong sách Làng văn hóa cổ truyền Việt Nam, nxb Thanh niên 2001; khi công khai trên tạp chí – như tạp chí Nguồn sáng Dân gian, cơ quan ngôn luận của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, số 2/2005)… Noi gương ông Trưởng, bà Mai Thị Hồng Hải cũng đang ấp ủ làm hồ sơ đăng ký chức danh PGS ngành Ngữ văn.
    • Onlooker đã nói

      Sao bác không gửi thẳng lên đây đi. Cách hay nhất là bác làm một blog và post lên đó để bà con link vào.
    • Tuan Ngoc@ đã nói

      http://phapluattp.vn/20100319115754637p0c1019/thanh-hoa-phat-hien-tien-si-luoc-sach.htm
      Thanh Hóa: Phát hiện tiến sĩ “luộc” sách
      Nhân danh kế thừa, ông tiến sĩ xào nấu thông tin, quan điểm của nhiều người khác làm bài giảng, in sách.
      * Tiếp thu chứ không được ăn cắp
      * Tôi không ngạc nhiên vì hiện tượng đáng xấu hổ này
      * “Làm thầy” mà không “làm giàu”, được không?
      * Vụ PGS, TS… “luộc” sách: Còn nhiều sách “luộc” sắp công bố!
      * Sách dịch khác sách “luộc” chứ!
      Từ giữa quý 1-2009, sinh viên Trường Đại học Hồng Đức đã được cung cấp tập giáo trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội). Tác giả là ông Trần Quang Dũng, tiến sĩ ngữ văn, cán bộ khoa Khoa học xã hội. Lời nói đầu của sách rào đón là “giáo trình này được biên soạn trên cơ sở kế thừa những bộ giáo trình đã có về văn học trung đại Việt Nam”…
      Song kế thừa không đồng nghĩa với việc sao chép những nhận định, luận điểm của người khác mà không kèm theo một dòng chữ nào về nguồn gốc, xuất xứ tư liệu.
      Kế thừa là chép nguyên xi, không ghi nguồn gốc?
      Mới đây, nhiều sinh viên phát hiện nhiều luận điểm quan trọng trong chương I Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX ông Dũng bê nguyên xi, đôi chỗ chỉ thay, sửa một số câu chữ từ bài Khái quát về văn học trung đại Việt Nam trong giáo trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII – Trung tâm Đào tạo từ xa, Đại học Huế (Nxb Đà Nẵng, 2004; gọi tắt là Giáo trình ĐH Huế). Giáo trình ĐH Huế được PGS Bùi Duy Tân viết lại theo hướng tinh giản từ cuốn giáo trình cùng tên, do ông và GS Đinh Gia Khánh, PGS Mai Cao Chương biên soạn năm 1979. Khi PGS Bùi Duy Tân thay mặt các soạn giả chấp bút lần thứ hai (hoàn thành tháng 4-1995) có sự đồng tình, cổ vũ của hai đồng nghiệp.
      Xin dẫn ra vài ví dụ: Trang 7 Giáo trình ĐH Huế viết: “Từ thế kỷ X trở đi, khi đất nước đã giành được độc lập thì nền văn hóa Việt có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Tận dụng những điều kiện mà mặt tích cực trong chính sách của các vương triều Lý, Trần, Lê sơ có thể tạo nên, người Việt đã phục hưng những giá trị văn hóa bị chìm đắm hoặc bị vùi lấp, mất mát trong thời Bắc thuộc”…
      Sách nguồn của tác giả Bùi Duy Tân. (Ảnh tác giả cung cấp) Sách của Trần Quang Dũng bị cáo buộc là “luộc”.
      Còn ông Dũng viết: “Từ thế kỷ X trở đi, văn hóa dân tộc phát triển mạnh mẽ trong điều kiện đất nước đã giành được độc lập. Tận dụng những điều kiện mà mặt tích cực trong chính sách của các triều Lý, Trần và triều Lê sơ có thể tạo nên, nhân dân ta đã phục hưng những giá trị văn hóa bị chìm đắm hoặc bị vùi lấp trong thời Bắc thuộc”… (trang 11-12).
      Ráp thêm phần của người khác!
      Ở bốn chương còn lại, ông Dũng cũng bê nguyên xi kiến thức của người khác, cụ thể là công trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX của Nguyễn Phạm Hùng (Nxb ĐHQG Hà Nội, 2001).
      So sánh, đối chiếu giữa Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX và Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX (Nguyễn Phạm Hùng), có đến ít nhất… 30 lần ông Dũng đạo văn của đồng nghiệp. Đó là các phần viết về thơ thiền, thể loại chiếu, thơ trữ tình, hịch, phú, truyện, những vấn đề chung về văn học thời Lê sơ (thế kỷ XV), văn luận chiến, cáo, thơ thất ngôn xen lục ngôn, thơ Nôm giáo huấn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, phú Nôm, diễn ca lịch sử, truyện thơ Nôm, Sơ kính tân trang, Khúc ngâm trữ tình, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Hát nói… Ngay cả phần kết luận về văn học trung đại Việt Nam, ông Dũng cũng trưng dụng luôn nhận thức của tác giả Nguyễn Phạm Hùng: “Văn học cổ trung đại Việt Nam tồn tại khoảng 10 thế kỷ, từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Nó nằm trong quỹ đạo văn học Đông Á, lấy Trung Quốc làm trung tâm. Nó vừa “hướng tâm” để mang những đặc điểm của văn hóa, văn học Trung Quốc, nó vừa “ly tâm” để xác định tính dân tộc. Nhìn chung, nền văn học Việt Nam thời trung đại vận động, phát triển trên cơ sở “cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”, “hướng tâm” và “ly tâm” đó…” (trang 211 sách Nguyễn Phạm Hùng; trang 254 sách Trần Quang Dũng).
      Ngoài sao chép kiến thức, sách ông Dũng cung cấp kiến thức sai, như ở trang 95 ông Dũng viết: “Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, người làng Chi Ngại, Phương Sơn, Lạng Giang (Hải Dương), con của nhà thơ Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại nhà thơ – Tể tướng triều Trần – Trần Nguyên Hãn”. Sự thật, ông ngoại Nguyễn Trãi là Băng hồ tướng công Trần Nguyên Đán (1326-1390); còn Trần Nguyên Hãn (?-1429) là anh em con cô con bác, “bạn chiến đấu” trong khởi nghĩa Lam Sơn cùng Ức Trai.
      “Chuyện ông Trần Quang Dũng đạo văn là quá rõ, không thể biện minh. Ông Dũng đã sử dụng toàn bộ cấu trúc và quan điểm biên soạn lịch sử văn học dân tộc nhìn từ thể loại của tôi. Một giáo trình trước khi được công bố và phát hành rộng rãi phải có hội đồng thẩm định đàng hoàng. Đâu là trách nhiệm của những hội đồng như thế ở ĐH Hồng Đức? Liệu nhà trường có dung túng, khuyến khích đạo văn?” – PGS-TS Nguyễn Phạm Hùng (ĐHQG Hà Nội) đã đặt nghi vấn vì trước đây trường Hồng Đức đã xảy ra nhiều vụ “luộc” sách khác.
      Tháng 6-2009, Tiến sĩ Mai Hảo Yến bị phát hiện “luộc” ba công trình của cố GS Đỗ Hữu Châu, GS Diệp Quang Ban, đề tên mình rồi bán cho học trò. Chủ nhiệm khoa Khoa học xã hội Hoàng Thanh Hải có văn bản trả lời gia đình GS Ban hứa kiểm điểm nghiêm khắc nhưng sau đó có dư luận cho rằng chính người trả lời đã bao che cho bà Yến và bản thân ông cũng “luộc” sách của người khác.
      TRƯƠNG VÂN ẢNH
    • Tuan Ngoc@ đã nói

      http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/168920/Dao-sach-cua-thay-de-ban.html
      ‘Đạo’ sách của thầy để bán
      TP – Trưởng một bộ môn của Đại học Hồng Đức bê gần nguyên xi sách của thầy vào giáo trình của mình rồi bán cho sinh viên.
      Giáo trình của TS Mai Thị Hảo Yến và Tuyển tập của GS – TS Đỗ Hữu Châu
      Mai Thị Hảo Yến là Trưởng bộ môn Ngôn ngữ và Phương pháp giảng dạy ngữ văn thuộc khoa Xã hội học – Đại học Hồng Đức- Thanh Hóa. Cô cũng là học trò của cố GS.TS Đỗ Hữu Châu, được gia đình cố GS giúp đỡ nhiều trong việc ăn ở tại Hà Nội và làm luận văn.
      Từ năm 2007, cô copy hai cuốn sách tập 1 và tập 2 của bộ Đỗ Hữu Châu tuyển tập (NXB Giáo dục 2005), đánh máy thành hai tài liệu mang tên Giáo trình Từ vựng tiếng Việt và Ngữ dụng học, đều đề tên Mai Hảo Yến. Số tài liệu này được bán cho sinh viên 30.000 đồng/cuốn.
      Theo phân tích của TS Nguyễn Thị Ngọc Diệu – vợ cố GS Đỗ Hữu Châu, 90 phần trăm tập bài giảng Ngữ dụng học là nội dung lấy trong giáo trình Ngữ dụng học của GS.TS Đỗ Hữu Châu từ trang 183 đến trang 701.
      Có những phần Mai Thị Hảo Yến lấy nguyên văn bản: Từ trang 445 đến 458 phần Hành vi ngôn ngữ, từ trang 449 đến 528 phần Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi. Từ trang 357- 547 phần Lý thuyết hội thoại, từ trang 664 đến 670 phần Nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh.
      Cũng theo bà Diệu, những phần còn lại chỉ là sự xào xáo cho hơi khác về kết cấu, thực chất vẫn là nội dung khoa học của GS Đỗ Hữu Châu. Khoảng 10 phần trăm nội dung tập bài giảng là những ví dụ, hoặc một vài ý của Mai Thị Hảo Yến chêm xen vào những ý cơ bản nhằm làm khác đi đôi chút. Bà Diệu đã gửi thư tới trường ĐH Hồng Đức.
      Trước đó, GS Diệp Quang Ban phát hiện cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của mình bị Mai Thị Hảo Yến đạo và đưa vào giáo trình cùng tên.
      Ông Hoàng Thanh Hải – Trưởng khoa Xã hội học ĐH Hồng Đức lý giải với GS Ban rằng tài liệu của TS Mai Thị Hảo Yến chỉ là tập bài giảng nội bộ. Tuy nhiên, GS Ban khẳng định, việc chép nguyên xi sách của người khác thành sách mình để bán thì không thể nói là nội bộ hay phi lợi nhuận.
      Ngày 30/7, trường ĐH Hồng Đức ra quyết định kỷ luật TS Mai Thị Hảo Yến, cách chức trưởng bộ môn Ngôn ngữ và Phương pháp giảng dạy ngữ văn, do vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ (biên soạn nguyên nội dung tài liệu của người khác thành bài giảng và giáo trình mà không xin ý kiến chủ sở hữu).
      Theo TS Nguyễn Thị Ngọc Diệu – vợ cố GS.TS Đỗ Hữu Châu, gia đình bà mong muốn sau vụ việc này, TS Mai Thị Hảo Yến phải xin lỗi trên báo chí, đồng thời truy thu số tiền mà Mai Thị Hảo Yến copy từ công trình của GS Đỗ Hữu Châu dựng thành giáo trình của mình rồi bán, để lập quỹ Đỗ Hữu Châu tại ĐH Hồng Đức.
      Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Phát – Hiệu trưởng trường ĐH Hồng Đức cho biết, ông hoan nghênh ý tưởng thành lập quỹ Đỗ Hữu Châu. Tuy nhiên, số tiền cô Mai Thị Hảo Yến bán và photocopy giáo trình không lớn, vì ngành học ngôn ngữ và ngữ văn ở ĐH Hồng Đức chỉ có hai lớp tổng cộng 130 sinh viên.
      Ông Phát cũng nói, trường đã tỏ rõ trách nhiệm bằng cách kỷ luật nặng cán bộ.
      Trần Thanh
    • Tuan Ngoc@ đã nói

      http://tintuc.xalo.vn/002142575917/vu_tien_si_dao_van_tai_dh_hong_duc_vi_dao_si_van_quanh_co.html
      Vụ “Tiến sĩ đạo văn” tại ĐH Hồng Đức: Vị “Đạo sĩ” vẫn quanh co…
      Theo nongnghiep.vn – 1 năm trước
      Xung quanh sự kiện 1 TS của ĐH Hồng Đức đạo văn có hệ thống ba công trình khoa học của 2 vị GS đầu ngành (Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban) đến nay (30/7), vẫn chưa có 1 hình thức kỷ luật nào được tuyên.
      >> ”Một tiến sĩ ”đạo văn” bán công khai”: Giáo viên, sinh viên đều bức xúc
      >> Gửi về ĐH Hồng Đức: Một tiến sĩ ”đạo văn” bán công khai
      Vụ “Tiến sĩ đạo văn” tại ĐH Hồng Đức: Vị
      Bà Nguyễn Thị Ngọc Diệu – phu nhân cố giáo sư Đỗ Hữu Châu
      Không còn nghi ngờ gì nữa, hành vi đạo văn liên tục, có hệ thống của TS. Mai Hảo Yến đối với 3 công trình của 2 GS. Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu Châu là câu chuyện buồn nhất của các trường ĐH Việt Nam. PGS Trần Thị Hà- Vụ trưởng Vụ ĐH và Sau ĐH cho biết: Nếu chuyện đạo văn của bất kỳ TS nào liên quan đến luận án đã bảo vệ, Bộ GD-ĐT sẽ xử lý ngay. Còn trong trường hợp này, trách nhiệm thuộc về ĐH Hồng Đức. Nhà trường nên xử lý nghiêm, có thể tham khảo những văn bản pháp luật của Nhà nước về Bản quyền hay Sở hữu trí tuệ.
      Khi phải trả lời chất vấn của đông đảo giảng viên về chuyện bao che cho hành vi đạo văn của TS. Mai Hảo Yến kéo dài suốt 3 năm (2007-2009), ông Hoàng Thanh Hải – Chủ nhiệm khoa KHXH của ĐH Hồng Đức còn lớn tiếng: “Tôi làm thế để bảo vệ cán bộ”. Khi bà Nguyễn Thị Ngọc Diệu, phu nhân cố GS. Đỗ Hữu Châu lên tiếng, ông Chủ nhiệm khoa Hoàng Thanh Hải đã 2 lần hẹn sẽ gặp bà Diệu tại nhà riêng để trao đổi thông tin, hướng xử lý sai phạm thì cả 2 lần ông Hải đều không có mặt. 2 lần bà Diệu đều phải bỏ hết công việc để chờ “viễn khách”.
      Ngày 23/7/2009, bà Nguyễn Thị Ngọc Diệu mới nhận công văn phúc đáp của ĐH Hồng Đức do Hiệu phó Lê Văn Trưởng ký. Công văn ghi ngày viết 6/7/2009 nhưng đến 17/7/2009 mới được chuyển đi (dấu của bưu cục Viettel) và tới 23/7/2009 thì đến nhà bà Diệu. 17 ngày cho một công văn đến?
      Chưa nói đến, công văn do ông Trưởng ký vẫn chỉ có “một nửa sự thật”. Ông cho biết: “Nhà trường đã cho tiến hành kiểm điểm rõ trách nhiệm, đồng thời kiên quyết giáo dục để người sai tự sửa chữa khuyết điểm”. Xin được thông tin đầy đủ rằng, một trong các buổi kiểm điểm thì ông Chủ nhiệm khoa KHXH Hoàng Thanh Hải đã lên tiếng “bảo vệ cán bộ” và ở ít nhất 3 cuộc họp các cấp, “đạo sĩ” Mai Hảo Yến đã rất quanh co, không thành khẩn nhận lỗi khiến phần đông giảng viên nhà trường đều bất bình, yêu cầu đương sự viết lại bản kiểm điểm nhiều lần…
      =========================================
      :-)
  5. Phạm Thị Anh đã nói

    Tôi đã tìm trên google.com.vn, chỉ ít phút ra ngay các kết quả. Cám ơn những thông tin thật cụ thể, chi tiết, có dẫn chứng đàng hoàng… của bạn Thanh Hà nào đó! Thật không ngờ trong một môi trường giáo dục mà trường ĐH Hồng Đức lại có nhiều giáo viên đổ đốn, “ăn cắp chữ nghĩa” đến như thế! Buồn thay, họ lại là những người có học vị Tiến sĩ. Không khéo luận văn Tiến sĩ của bà Mai Hảo Yến, ông Trần Quang Dũng, ông Lê Văn Trưởng, ông Hoàng Thanh Hải, bà Mai Thị Hồng Hải… lại là đồ “chôm chỉa” cũng nên. Nhân dịp này, các bác làm chuyên đề về “Đạo văn ở ĐH Hồng Đức đi”! Cần lôi cổ những tên giảng viên sâu mọt này ra ánh sáng như các bác đã làm với những vị giáo sư “dỏm”!
    —————————–
    JIPV@: Sao bác không đưa link lên. Coi chừng lão Giaosudom xóa bài của bác đấy nhé. JIPV là nơi cần bằng chứng, không khéo những người nêu tên bị ảnh hưởng thì không hay cho họ và cả JIPV.

  6. Mai Tùng đã nói

    Cứ tưởng bác Thanh Hà nói đùa hay nói quá sự thật cho tới khi theo chỉ dẫn của bác, thử vào google xem sao… Khủng khiếp! Có những trường như ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) thì nền giáo dục đại học Việt Nam không lụn bai mới là chuyện lạ. Ông Lê Văn Trưởng đi đâu cũng khoe trường ông có hơn 40 tiến sĩ, nhưng hơn 10% các vị đại khoa trong số này (có cả ông) là những kẻ “đạo văn” rồi, còn “tự hào” gì nữa? Thật lố bịch!
    ——————-
    JIPV@: Bác vui lòng post link lên nhé. JIPV là nơi công khai, có thể tranh luận “tới bến” ;-)

  7. vuhuy đã nói

    http://www.baomoi.com/Gui-ve-DH-Hong-Duc-Mot-tien-si-dao-van-ban-cong-khai/59/2864683.epi
  8. vuhuy đã nói

    http://www.baomoi.com/Co-toi-2-cong-trinh-cua-co-GS-Do-Huu-Chau-bi-xam-hai/59/2886085.epi
  9. vuhuy đã nói

    http://vn.360plus.yahoo.com/hoang.kien69/article?mid=314&fid=-1
  10. vuhuy đã nói

    http://trannhuong.com/news_detail/3491/V%E1%BB%80-M%E1%BB%98T-%E2%80%9CPH%C3%93-GI%C3%81O-S%C6%AF-KH%C3%94NG-%C4%90%E1%BA%A0T-CHU%E1%BA%A8N%E2%80%9D-V%C3%80-S%E1%BB%B0-PH%E1%BA%A2N-H%E1%BB%92I-KH%C3%94NG-TRUNG-TH%E1%BB%B0C-NG%E1%BB%A4Y-BI%E1%BB%86N
  11. vuhuy đã nói

    http://www.tinmoi.vn/Bau-ung-vien-chuc-danh-pho-giao-su-khong-dat-chuan-0554343.html
    ——————————
    Giaosudom@: Bác post bài viết lên đây luôn nhé!

    http://www.baomoi.com/Tien-si-hay-dao-si/59/3901256.epi
    Tiến sĩ hay… “đạo sĩ”?
    Xem tin gốc
    Báo Nông nghiệp VN – 15 tháng trước 2861 lượt xem
    Tien si hay… ‘dao si’?
    Khoảng 1 năm trở lại đây, ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) được dư luận biết đến như là một địa chỉ quen thuộc của hiện tượng “đạo văn”.
    Facebook Twitter 2 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
    4 tiến sĩ cùng… đạo văn
    Trong 3 tháng 6, 7 và 8/2009, NNVN đã phản ánh vụ TS Mai Hảo Yến “đạo” liền 3 công trình khoa học của cố GS Đỗ Hữu Châu, GS Diệp Quang Ban, đề tên mình rồi bán cho học trò. Chưa hết tháng 11, 12/2009 và tháng 1/2010, báo chí lại đưa ra ánh sáng sự kiện chấn động làng giáo dục: Hiệu phó Lê Văn Trưởng và Chủ nhiệm khoa Khoa học Xã hội Hoàng Thanh Hải cùng “đạo văn” của những nhà nghiên cứu nổi danh, tuổi đời đã vượt ngưỡng “cổ lai hi”. Đáng buồn thay, cơn lốc “đạo văn” ở ĐH Hồng Đức chưa có dấu hiệu tan khi một giảng viên khác của nhà trường – ông Trần Quang Dũng tiếp tục “thuổng” công trình khoa học của người khác.
    Từ giữa quý 1/2009, đông đảo sinh viên ĐH Hồng Đức đã được cung cấp tập giáo trình “Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX” (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009, 256 trang, khổ 17×24) – tác giả là ông Trần Quang Dũng, TS Ngữ văn, cán bộ khoa Khoa học Xã hội với “lời nói đầu” đầy hào sảng: “Giáo trình này được biên soạn trên cơ sở kế thừa những bộ giáo trình đã có về văn học trung đại Việt Nam” và nó đã “bổ sung được một lượng kiến thức đáng kể, có tính cập nhật, những phát hiện mới về tư liệu văn học, những quan niệm mới về tiến trình, tính chất văn học Việt Nam thời trung đại” (tr 7).
    Giáo trình của ông Trần Quang Dũng (trái) lấy những nhận định, luận điểm của PGS Bùi Duy Tân (phải) vào công trình nghiên cứu mà không kèm theo bất kỳ một dòng chữ nào về nguồn gốc, xuất xứ tư liệu
    Song “kế thừa” không đồng nghĩa với việc tự cho mình quyền lấy những nhận định, luận điểm của người khác vào công trình nghiên cứu mà không kèm theo bất kỳ một dòng chữ nào về nguồn gốc, xuất xứ tư liệu. Chính vì vậy, khá nhiều thầy cô giáo và sinh viên ĐH Hồng Đức đã định danh TS Trần Quang Dũng là “đạo sĩ” sau khi tiếp cận với “công trình” trên!
    Như vậy chỉ từ tháng 6/2009 đến nay, có tới 4 tiến sĩ của ĐH Hồng Đức bị phát hiện “đạo văn”: Mai Hảo Yến, Lê Văn Trưởng, Hoàng Thanh Hải, Trần Quang Dũng.
    Đạo văn mang danh khoa học
    Có thể khẳng định ngay rằng, rất nhiều những luận điểm quan trọng trong chương 1 “Khái quát Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX” là sản phẩm “đạo văn” khi ông Trần Quang Dũng không ngần ngại bê nguyên xi, đôi chỗ chỉ thay, sửa một số câu chữ cho có vẻ không “copy 100%” từ bài “Khái quát về văn học trung đại Việt Nam” của cố PGS Bùi Duy Tân trong cuốn giáo trình “Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII” – Trung tâm Đào tạo từ xa, Đại học Huế (NXB Đà Nẵng, 2004 mà từ đây xin gọi tắt là giáo trình ĐH Huế).
    Ví dụ trang 7, giáo trình ĐH Huế, PGS Bùi Duy Tân viết “Từ thế kỷ X trở đi, khi đất nước đã giành được độc lập thì nền văn hóa Việt có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Tận dụng những điều kiện mà mặt tích cực trong chính sách của các vương triều Lý, Trần, Lê sơ có thể tạo nên, người Việt đã phục hưng những giá trị văn hóa bị chìm đắm hoặc bị vùi lấp, mất mát trong thời Bắc thuộc”. Còn đây là “bút lực” của Trần Quang Dũng: “Từ thế kỷ X trở đi, văn hóa dân tộc phát triển mạnh mẽ trong điều kiện đất nước đã giành được độc lập. Tận dụng những điều kiện mà mặt tích cực trong chính sách của các triều Lý, Trần và triều Lê sơ có thể tạo nên, nhân dân ta đã phục hưng những giá trị văn hóa bị chìm đắm hoặc bị vùi lấp trong thời Bắc thuộc” (tr 11-12).
    Cũng vẫn trang 8, giáo trình ĐH Huế, PGS Bùi Duy Tân viết: “Có thể nói, lịch sử văn hóa Việt trước hết là quá trình nâng lên bình diện dân tộc những thành tựu văn hóa vốn có tính địa phương, hay nói một cách khác thì đó là quá trình dân tộc hóa những thành tựu của văn hóa dân gian ở nhiều vùng khác nhau trong nước. Lịch sử văn hóa Việt là quá trình tiếp thu một cách chủ động những ảnh hưởng văn hóa nước ngoài và đồng hóa những thành tựu này vì những yêu cầu của đời sống dân tộc”.
    “Đạo sĩ” Trần Quang Dũng nhanh chóng “thu lượm”, không cần nhớ đến xuất xứ: “Nhìn chung, lịch sử văn hóa dân tộc trước hết là quá trình nâng lên bình diện dân tộc những thành tựu của văn hóa dân gian vốn có màu sắc địa phương phong phú, hay nói một cách khác thì đó chính là quá trình dân tộc hóa những thành tựu của văn hóa dân gian. Lịch sử văn hóa dân tộc cũng chính là quá trình tiếp thu một cách chủ động những thành tựu văn hóa của nước ngoài và đồng hóa những thành tựu này vì những yêu cầu của đời sống dân tộc” (tr 12).
    Rải rác trong chương 1 – tập giáo trình “Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX”, độc giả còn có thể bắt gặp nhiều đoạn văn, câu chữ, ý tứ…vốn là tài sản tinh thần của PGS Bùi Duy Tân, bị “tước đoạt” trái phép (các trang 5-6-9, giáo trình ĐH Huế; trang 11-13, sách Trần Quang Dũng).
  12. Onlooker đã nói

    Trời! Sự việc trắng trợn đến như thế cơ à? Bó tay chấm com rồi. Bây giờ phải giải quyết sao đây các bác? Chưa có viện trưởng quyết định thì JIPV làm gì ?
    —————–
    Giaosudom@: Bác nào “dụ” Giaosudom mở Viện nghiên cứu đạo văn chạy đâu mất rồi? :-) . Trước mắt thì cứ liệt kê vụ Thanh Hoá vào danh sách, kinh hoàng thật ;-)

  13. Tuấn Anh đã nói

    //phapluattp.vn/20100319115754637p0c1019/thanh-hoa-phat-hien-tien-si-luoc-sach.htm
  14. Tuấn Anh đã nói

    //thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/26031/temidclicked/34/seo/Nguoi-thua-nhan-nguoi-khong/Default.aspx
    Sau khi Báo Thanh tra số 137 ra ngày 14/11/2009 và số 144 ngày 1/12/2009 phản ánh việc Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) – PGS.TS Lê Văn Trưởng và Chủ nhiệm Khoa Khoa học Xã hội – TS Hoàng Thanh Hải có hành vi đạo văn, đã gây bất bình trong dư luận. Mới đây, Văn phòng đại diện Báo Thanh tra tại Thanh Hoá lại tiếp nhận thêm rất nhiều thông tin liên quan đến vụ việc này.
    Xin nói ngay, sau khi Báo Thanh tra đăng tải 2 bài báo trên, ngày 9/1/2010, TS Hoàng Thanh Hải đã đến gặp ông Hoàng Anh Nhân, hiện đang ở TP Thanh Hoá, xin lỗi bằng văn bản, trong đó có đoạn viết: “Trong tập tài liệu này, chúng tôi có sử dụng một số tư liệu trong cuốn sách “Thanh Hoá quê hương, đất nước, con người” do tác các tác giả Hoàng Anh Nhân, Lê Huy Trâm, Đặng Anh, Ngô Quốc Tuý biên soạn… chúng tôi có thiếu sót là không đề tên các tác giả và trong những đoạn trích nguyên văn không dẫn nguồn cụ thể. Vì vậy, chúng tôi thành thật xin lỗi các tác giả của cuốn sách “Thanh Hoá quê hương, đất nước, con người” và xin hứa sẽ chỉnh sửa những thiếu sót trên”. Trước đó, ngày 1/1/2010, TS Hoàng Thanh Hải cũng đã vượt qua quãng đường gần 50 km từ TP Thanh Hoá ra thị xã Bỉm Sơn để gặp ông Đặng Anh xin lỗi.
    Trong khi việc làm trên của TS Hoàng Thanh Hải được sự thông cảm của dư luận thì thái độ của PGS.TS Lê Văn Trưởng lại gần như trái ngược hoàn toàn Trong một số cuộc họp và ở nhiều nơi, vị PGS.TS này tỏ ra xem thường dư luận, thách thức và doạ nạt đồng nghiệp. Một số giảng viên trong trường có thái độ trực diện phản ứng mạnh mẽ về nạn đạo văn, về đạo đức phẩm chất của một bộ phận giảng viên xuống cấp trầm trọng ở Trường Đại học Hồng Đức đã nhận được thư và điện thoại đe doạ, uy hiếp. Vì thế, các tác giả: Hoàng Anh Nhân, Đặng Anh và vợ của cố tác giả Lê Huy Trâm đã có đơn chính thức đề nghị các cơ quan chức năng có ý kiến xem xét, giải quyết.
    Xin được nói thêm, trước khi TS Lê Văn Trưởng chuẩn bị được xét học hàm PGS, đã có một số đơn thư, trang web đưa thông tin về việc “bầu ứng viên chức danh PGS không đạt chuẩn” và đề nghị Hội đồng Chức danh GS Nhà nước và Hội đồng Chức danh GS ngành Khoa học Trái đất Mỏ “xem xét tư cách”, tránh để “lọt lưới” ứng viên Lê Văn Trưởng. Đến thời điểm này, TS Hoàng Thanh Hải đã thừa nhận về sai sót nêu trên, vậy Phó Hiệu trưởng – TS Lê Hữu Cần, người đã ký Công văn số 432/ĐHHĐ ngày 12/11/2009 gửi Hội đồng Chức danh GS Nhà nước và Hội đồng Chức danh GS ngành Khoa học Trái đất Mỏ nghĩ gì và trả lời công luận ra sao khi “thanh minh” và khẳng định: TS Lê Văn Trưởng không có sai phạm gì!
    Cũng không biết ông Hiệu trưởng – TS Nguyễn Văn Phát ăn nói với lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá, Bộ Giáo dục và Đào tạo và dư luận xã hội thế nào về tư cách và đạo đức của nhiều giảng viên có vị trí trong trường bị sa sút, mất phẩm chất. Chỉ tính hơn 2 năm trở lại đây, Trường Đại học Hồng Đức đã phải xử lý kỷ luật không ít giảng viên, như: Ngày 1/12/2007, TS Lê Hữu Cần, Trưởng Khoa Nông Lâm Ngư bị cảnh cáo toàn Đảng bộ và cảnh cáo toàn trường vì thiếu tinh thần trách nhiệm, làm mất uy tín nhà trường; ngày 30/7/2009, TS Mai Hảo Yến bị cách chức Trưởng Bộ môn Ngôn ngữ do “đạo” 3 công trình khoa học của GS Đỗ Hữu Châu và GS Diệp Quang Ban; ngày 31/12/2009, giảng viên Nguyễn Lan Hương, Khoa Lý luận chính trị bị kỷ luật buộc thôi việc do “ôm” hàng tỷ đồng của Nhà nước và đồng nghiệp bỏ trốn.
    Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng của Thanh Hoá và Hội đồng Chức danh GS Nhà nước cần nhanh chóng xem xét, xử lý những sai phạm và đơn thư liên quan đến TS Lê Văn Trưởng.
    Trần Lê
  15. Tuấn Anh đã nói

    //www.tin247.com/dao_sach_cua_thay_de_ban-6-21467820.html
    Trưởng một bộ môn của Đại học Hồng Đức bê gần nguyên xi sách của thầy vào giáo trình của mình rồi bán cho sinh viên.
    Đạo sách của thầy để bán
    Mai Thị Hảo Yến là Trưởng bộ môn Ngôn ngữ và Phương pháp giảng dạy ngữ văn thuộc khoa Xã hội học – Đại học Hồng Đức- Thanh Hóa. Cô cũng là học trò của cố GS.TS Đỗ Hữu Châu, được gia đình cố GS giúp đỡ nhiều trong việc ăn ở tại Hà Nội và làm luận văn.
    Từ năm 2007, cô copy hai cuốn sách tập 1 và tập 2 của bộ Đỗ Hữu Châu tuyển tập (NXB Giáo dục 2005), đánh máy thành hai tài liệu mang tên Giáo trình Từ vựng tiếng Việt và Ngữ dụng học, đều đề tên Mai Hảo Yến. Số tài liệu này được bán cho sinh viên 30.000 đồng/cuốn.
    Theo phân tích của TS Nguyễn Thị Ngọc Diệu – vợ cố GS Đỗ Hữu Châu, 90 phần trăm tập bài giảng Ngữ dụng học là nội dung lấy trong giáo trình Ngữ dụng học của GS.TS Đỗ Hữu Châu từ trang 183 đến trang 701.
    Có những phần Mai Thị Hảo Yến lấy nguyên văn bản: Từ trang 445 đến 458 phần Hành vi ngôn ngữ, từ trang 449 đến 528 phần Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi. Từ trang 357- 547 phần Lý thuyết hội thoại, từ trang 664 đến 670 phần Nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh.
    Cũng theo bà Diệu, những phần còn lại chỉ là sự xào xáo cho hơi khác về kết cấu, thực chất vẫn là nội dung khoa học của GS Đỗ Hữu Châu. Khoảng 10 phần trăm nội dung tập bài giảng là những ví dụ, hoặc một vài ý của Mai Thị Hảo Yến chêm xen vào những ý cơ bản nhằm làm khác đi đôi chút. Bà Diệu đã gửi thư tới trường ĐH Hồng Đức.
    Trước đó, GS Diệp Quang Ban phát hiện cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của mình bị Mai Thị Hảo Yến đạo và đưa vào giáo trình cùng tên.
    Ông Hoàng Thanh Hải – Trưởng khoa Xã hội học ĐH Hồng Đức lý giải với GS Ban rằng tài liệu của TS Mai Thị Hảo Yến chỉ là tập bài giảng nội bộ. Tuy nhiên, GS Ban khẳng định, việc chép nguyên xi sách của người khác thành sách mình để bán thì không thể nói là nội bộ hay phi lợi nhuận.
    Ngày 30/7, trường ĐH Hồng Đức ra quyết định kỷ luật TS Mai Thị Hảo Yến, cách chức trưởng bộ môn Ngôn ngữ và Phương pháp giảng dạy ngữ văn, do vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ (biên soạn nguyên nội dung tài liệu của người khác thành bài giảng và giáo trình mà không xin ý kiến chủ sở hữu).
    Theo TS Nguyễn Thị Ngọc Diệu – vợ cố GS.TS Đỗ Hữu Châu, gia đình bà mong muốn sau vụ việc này, TS Mai Thị Hảo Yến phải xin lỗi trên báo chí, đồng thời truy thu số tiền mà Mai Thị Hảo Yến copy từ công trình của GS Đỗ Hữu Châu dựng thành giáo trình của mình rồi bán, để lập quỹ Đỗ Hữu Châu tại ĐH Hồng Đức.
    Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Phát – Hiệu trưởng trường ĐH Hồng Đức cho biết, ông hoan nghênh ý tưởng thành lập quỹ Đỗ Hữu Châu. Tuy nhiên, số tiền cô Mai Thị Hảo Yến bán và photocopy giáo trình không lớn, vì ngành học ngôn ngữ và ngữ văn ở ĐH Hồng Đức chỉ có hai lớp tổng cộng 130 sinh viên.
    Ông Phát cũng nói, trường đã tỏ rõ trách nhiệm bằng cách kỷ luật nặng cán bộ.
    Trần Thanh
  16. Tuấn Anh đã nói

    //www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/vnmedia.vn/Bau-ung-vien-chuc-danh-pho-giao-su-khong-dat-chuan/3191526.epi
    (VnMedia) – Theo lịch trình của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, Các Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở đã và đang khẩn trương tiến hành các công việc cần thiết để có thể bầu ra những tân GS, PGS để kịp tôn vinh vào ngày 20/11 tới đây. Ấy thế nhưng bên cạnh các nhà giáo – nhà khoa học có uy tín, trình độ chuyên môn… dường như đây đó vẫn “lọt” ứng viên chưa đạt “chuẩn”?
    Công bố của ĐHSP Hà Nội trên trang web hnue.edu.vn ngày 24/8/2009 cho biết: Hội đồng chức danh GS, PGS cơ sở nhà trường bầu được 24 ứng viên. Đây có thể xem là một kết quả nghiêm túc – 13 vị khác không vượt qua vòng “sơ loại”. Tuy nhiên, rất có thể do thiếu thông tin mà bản danh sách của Hội đồng nhà trường vẫn để lại vết “gợn” từ ứng viên Lê Văn Trưởng.
    Cách đây vừa đúng 2 năm, dư luận cả nước từng phản ứng dữ dội về “Một kỳ thi gian dối trắng trợn” – tuyển sinh Đại học Nông lâm hệ tại chức của ĐH Hồng Đức tại huyện Thường Xuân, Thanh Hoá ngày 18-19/8/2007. Theo điều tra của phóng viên báo Lao động (các ngày 22, 27 và 30/8/2007), kỳ thi này đã xảy ra tình trạng: tuyên truyền cho thí sinh cách sao chép bài thi; dạy cách cho thí sinh chép để không bị giống nhau đồng loạt; thu tiền lệ phí vượt mức mỗi thí sinh hàng trăm ngàn đồng; làm lơ để người ngoài tuồn bài vào phòng thi… Sự việc đến hôm nay vẫn như vết thương chưa liền sẹo của một cơ sở đào tạo.
    Nếu vào trang tìm kiếm Google, chỉ cần gõ dòng chữ “Một kỳ thi gian dối trắng trợn”, người ta có thể tìm thấy khoảng 600 kết quả (0,7 giây). Điều đáng nói là chính “ứng viên PGS” Lê Văn Trưởng đã giữ cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng, Trưởng ban Coi thi của kỳ tuyển sinh đáng xấu hổ trên (Quyết định 660/QĐ-ĐHHĐ ngày 8/8/2007 và danh sách kèm theo ngày 15/8/2007 do Hiệu trưởng Nguyễn Văn Phát ký).
    Cho dù sau đó, nhà trường thi hành kỷ luật nhiều cá nhân, từ Phó ban Coi thi Lê Hữu Cần, cán bộ thanh tra Nguyễn Hữu Đề đến 6 người khác thì đông đảo cán bộ, giảng viên ĐH Hồng Đức vẫn đang đặt câu hỏi: tại sao ông Trưởng ban Coi thi Lê Văn Trưởng – người chịu trách nhiệm cao nhất về kỷ luật phòng thi lại “trắng án”? Và một kỳ tuyển sinh được định danh là “gian dối trắng trợn” mà ông Trưởng ban Coi thi vẫn “sạch sẽ”, “trung thực” như không có gì để hôm nay nộp hồ sơ “ứng viên PGS” ngành Khoa học Trái đất ư?
    Ảnh minh họa Ảnh minh họa
    Quyết định cử ông Trưởng làm Phó Chủ tịch Hội đồng-Trưởng ban Coi thi của kỳ tuyển sinh Đại học Nông lâm hệ tại chức của ĐH Hồng Đức .
    Chương II, điều 8 (khoản 1 và 2) về tiêu chuẩn chức danh GS, PGS theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/12/2008, nêu rõ: “Có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thực hiện; trung thực, khách quan và hợp tác với đồng nghiệp trong hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, công nghệ”…
    Từ nội dung này có thể khẳng định ngay rằng, ứng viên chức danh PGS Lê Văn Trưởng thiếu cái gọi là “trung thực”; nói cách khác, ông Trưởng không đạt “chuẩn PGS”. Tang chứng và nhân chứng hãy còn, đâu dễ vùi lấp!
    Chưa hết, gần đây, ĐH Hồng Đức có thêm một sự kiện thuộc loại “xưa nay hiếm” trong làng khoa học nước nhà: vị “đại khoa” nọ (TS. Mai Hảo Yến) ngang nhiên “đạo” 3 công trình khoa học của 2 chuyên gia lão làng ngành Ngôn ngữ (cố GS. Đỗ Hữu Châu, GS. Diệp Quang Ban), đề tên mình rồi bán cho học trò… thì ông Lê Văn Trưởng cũng tỏ ra không lấy gì làm “trung thực”. Vụ “đạo văn” nổ ra được gần 2 tuần (Nông nghiệp Việt Nam, Tiền phong đều có bài phản ánh), ông mới gửi công văn cho “nạn nhân” – gia đình cố GS. Đỗ Hữu Châu. Thêm 17 ngày nữa để công văn tới nơi. Ông viết: “Nhà trường đã cho tiến hành kiểm điểm rõ trách nhiệm, đồng thời kiên quyết giáo dục để người sai tự sửa chữa khuyết điểm”. Song, sự thật nhà trường không “kiên quyết giáo dục” và “người sai” chẳng hề có ý “tự sửa chữa khuyết điểm” như ông Lê Văn Trưởng thông tin – đương sự rất “quanh co”, khiến cán bộ giảng viên nhà trường bức xúc, yêu cầu viết lại bản kiểm điểm nhiều lần. Mức kỷ luật cách chức Trưởng bộ môn đối với vị “đạo sĩ” cũng không thỏa đáng.
    Nói cho công bằng, không riêng gì ĐH Sư phạm Hà Nội, các Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở không thể nắm hết mọi thông tin về ứng viên – thường căn cứ vào hồ sơ nhận được. Trong hồ sơ, ứng viên cũng chỉ kê khai theo kiểu “tốt đẹp phô ra”. Nên chăng, trong quá trình bầu chức danh GS, PGS… chúng ta cần có khâu “kiểm tra tư cách ứng viên” để tránh “lọt lưới” những “đại diện” không xứng đáng? Và với trường hợp ông Lê Văn Trưởng trên đây, dư luận đang chờ lá phiếu công bằng từ Hội đồng chức danh liên ngành Khoa học Trái đất – Mỏ và Hội đồng giáo sư Nhà nước khi “quả bóng” đã được Hội đồng cơ sở “đá” lên!
    Ái Châu
  17. Tuấn Anh đã nói

    Với những chứng cớ rõ ràng trên đây, ngoài việc “vinh danh” ông Lê Văn Trưởng ở “Viện nghiên cứu đạo văn”, đề nghị những người có trách nhiệm dành cho ông Trưởng một vị trí xứng đáng trong bảng “phong thần” PHÓ GIÁO SƯ RỞM/DỎM VÀ PHẢN CẢM!
  18. Nguyễn Côi đã nói

    Tôi đề nghị Admin của Viện tạo điều kiện để công tác “nghiên cứu đạo văn” có hiệu quả hơn. Đó là: Mỗi khi bạn đọc đề xuất nghiên cứu một trường hợp nào cụ thể, yêu cầu phải nêu rõ ràng tên “cuốn sách đạo” và “cuốn sách bị đạo”.
    Sau đó Admin tạo một link dẫn đến một trang nghiên cứu (dành riêng cho cuốn sách đạo của tác giả được đề xuất) có cửa sổ chia làm 2 phần (ví dụ: trái – phải), một phần dành cho trang của “cuốn sách đạo” và phần kia của “cuốn sách bị đạo”. Admin tạo trang đó sao cho người đề xuất (có thể gọi là nghiên cứu viên) có khả năng đưa từng đoạn văn (hoặc trang) tương ứng giữa hai cuốn lên để bạn đọc có thể đối chiếu. Bên phải trang có thanh trượt để kéo chuyển giữa các trang sách.
    Nghiên cứu viên không được phép mắng mỏ, bôi bác hay bình luận gì về tác giả đạo sách, thuần túy chỉ có việc khảo sát 2 cuốn sách và đưa vào trang nghiên cứu đó. Việc bình luận thuộc về quyền của bạn đọc. Để thuận tiện cho nghiên cứu viên, nếu có thể đưa các trang scanned (ví dụ: định dạng jpg) là tốt nhất.
    Nếu cứ để cách làm như hiện tại sẽ rất thiếu sức thuyết phục và khó tìm kiếm được sự đồng thuận trong dư luận.
    Trân trọng
    ————————–
    Giaosudom@: Cám ơn bác đã ý kiến. Công việc chính của JIPV là xét dỏm, vinh danh và tranh luận về NCKH. Đạo văn cũng làn vấn nạn cần được quan tâm, nhưng JIPV không chuyên lắm, chủ yếu tham khảo từ nguồn khác. Đề nghị của bác hay nên JIPV mới mở Viện nghiên cứu này. JIPV mời bác làm Viện trưởng nhé. Rất mong bác đồng ý. Những ý kiến của bác về cách tiến hành rất hay. Vậy bác hãy lập một bog và làm như thế. Sau đó bác cứ đặt links vào JIPV. Lượng đọc JIPV khá cao nên đương nhiên vấn đề đạo văn sẽ được quan tâm.

  19. Thanh Thủy đã nói

    Tôi là một cán bộ của trường HĐ. Phải nói thật rằng thời gian gần đây tôi rất ngại ngần và xấu hổ mỗi khi tham gia các diễn đàn khoa học trong và ngoài tỉnh. Không ngại ngần, xấu hổ, thậm chí nhục lây sao được khi trường mình không có thương hiệu học thuật, nhiều giảng viên kém cỏi về trình độ và nhân cách đến nỗi phải “đạo văn”? Dẫu vậy, tôi vẫn phải cảm ơn trang thông tin này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cần thiết để những giảng viên khác trường HĐ mau nhìn vào những tấm gương xấu ấy mà chỉnh đốn bản thân trước khi quá muộn, vì như Mác nói, “không có con đường cái quan trong khoa học…”
  20. Thanh Thủy đã nói

    Phải dũng cảm thừa nhận rằng, những thông tin về cơn lốc “đạo văn” ở trường HĐ là chính xác. Tôi rất mong có nhà báo nào đó sẽ tiếp tục đưa ra ánh sáng chuyện “đạo văn” của bà TS. Mai (Thị) Hồng Hải vì có nhiều chứng cớ xác đáng và dư luận tỉnh Thanh đã râm ran từ nhiều năm nay. Bà Hải vốn là học trò của ông Lê Chí Quế – một “siêu giáo sư” (giáo sư không chuyên khảo, không bài ISI) của ĐHQGHN (xin xem lý lịch khoa học của ông Quế ở trang web: ussh.vnu.edu.vn). Cách đây ít lâu, bà Hải có được ông Quế nhường cho hướng dẫn một học viên Cao học để lấy tiêu chuẩn làm hồ sơ PGS… nhưng nực cười là trong luận văn Thạc sĩ, học viên này cũng sử dụng chiêu “đạo văn” như chính người hướng dẫn của mình (bị PGS Trần Thị An, Viện Văn học phát giác) và chỉ được 7/10 điểm (nên nhớ, điểm bảo vệ luận văn thường 8-9). Rõ là “ăn cắp (chữ nghĩa) quen tay”…
  21. Nguyễn Côi đã nói

    Vài trường hợp tiếp theo (kèm theo trang Web để tham khảo thêm):
    1. PGS-TS Nguyễn Đức Tồn (Tổng Biên tập Tạp chí Ngôn ngữ):
    http://www.saigonnews.vn/sncdetailnews.aspx?Item=10626&Kind=11
    http://vn.360plus.yahoo.com/hoang-t/article?mid=5&fid=-1
    2. GS.TS Nguyễn Đình Hương (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế Quốc dân, hiện là Chuyên viên cao cấp của Vụ Pháp chế Uỷ Ban thường vụ Quốc hội):
    http://giaosudom.wordpress.com/2010/08/11/gs-r%E1%BA%A5t-d%E1%BB%8Fm-nguy%E1%BB%85n-dinh-h%C6%B0%C6%A1ng/
    http://vn.360plus.yahoo.com/ngoducthohannom/article?mid=92
    3. Nhạc sỹ – Thạc sỹ Đào Huy Quyền, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ:
    http://linhnganiekdam.vn/index.php/cac-bai-bao/44-cac-bai-bao/168-vch-mt-k-trng-trn-o-cong-trinh-khoa-hc
    —————-
    Giaosudom@: Cám ơn bác Viện trưởng Viện nghiên cứu đạo văn Nguyễn Côi. Giaosudom đã updated thông tin bác nêu. Mấy hôm nay Viện này được viewed khá nhiều, hy vọng vấn nạn đạo văn sẽ giảm.

  22. Nguyễn Côi đã nói

    Gay to, bị gán cho chức “Viện trưởng” mà có biết làm Viện trưởng nó ra làm sao đâu?
    Côi tôi đến đem phát mại chức này cho nhàn thân thôi.
    —————–
    Giaosudom@: Nhiệm vụ của Viện này thì đã rõ. Nếu bác không đồng ý thì Giaosudom xin rút lại. Xin lỗi đã làm phiền bác.

    • Tuan Ngoc@ đã nói

      Thì chung tay vì ngày mai của giáo dục và khoa học nước Việt mà bác Côi. Tôi thấy bác Chim_nhon điều khiển Viện vinh danh quá tốt nè:
      https://giaosudom.wordpress.com/vi%E1%BB%87n-vinh-danh-nha-khoa-h%E1%BB%8Dc/
    • chim_nhon đã nói

      @Tuan Ngoc@: Cảm ơn bác Tuan Ngoc@ đã có lời khen. Tôi đã cố gắng rồi nhưng vẫn còn nhiều cái chưa được như ý, cả do chủ quan và khách quan.
      @Nguyễn Côi: Muốn xóa/chống dỏm/giả phải dấn thân thôi bác ạ. Nếu ai cũng mong nhàn thân thì tôi tin chắc 10-20-30 năm nữa khoa học giáo dục của Việt Nam vẫn như vậy. Tôi cũng không tin rằng thế hệ của chúng ta có thể hưởng nền khoa học phát triển ở Việt Nam, nhưng thế hệ con/cháu chúng ta thì có thể. Để có được điều đó thì chúng ta phải làm mạnh hơn nữa để thay đổi nhận thức, con người, cơ chế, vv… Thật không dễ chút nào, nhưng mỗi người hãy cố gắng một chút nhé.
      Xin cảm ơn!
      —————————
      Giaosudom@: Nhất trí! Cám ơn bác đã nói lên tâm tư của Giaosudom.

    • Onlooker đã nói

      Tôi thấy bác Côi nói đàng hoàng, có tình có lý. Tôi ủng hộ bác Côi làm viện trưởng. Bác cứ nhận chức, rồi các bác khác sẽ giúp bác. Tình hình hiện nay rất cần viện nghiên cứu đạo văn của bác.
      ———————
      Giaosudom@: Ngày hôm qua, Viện nghiên cứu đạo văn đứng đầu danh sách truy cập. Theo các bác thì đây là “điềm” gì :-)

  23. giaosudom4 đã nói

    Về mức độ trơ trẽn thì bà này là nhất:
    http://nguyentrongtao.org/2011/05/12/d%E1%BA%A1o-van-va-b%E1%BA%A3n-ki%E1%BB%83m-di%E1%BB%83m-k%E1%BB%B3-l%E1%BA%A1/
  24. Cỗi Nguyên đã nói

    Công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam vốn còn đang ở con số không. Việc sử dụng linh kiện bán dẫn có khá hơn. Tuy nhiên, nếu tinh ý ta sẽ thấy: Trên thị trường sách có rất nhiều sách giới thiệu về các loại chip bán dẫn khác nhau (microproccessor, microcontroller, FPGA, CPLD vv…) giới thiệu từ cấu trúc, lập trình cho đến ứng dụng. Nếu tinh ý hơn nữa ta sẽ thấy: Có nhiều tác giả (có hàm, có vị hàn lâm kha khá) chắc chắn chưa hề đụng chạm đến các loại chip đó. Vậy mà họ vẫn cho ra đời đều đều các cuốn sách như vậy.
    Xin thứ lỗi cho Cỗi Nguyên tôi: Trong số các tác giả cũng có nhiều người sử dụng chip thật sự, họ am hiểu thật sự, và sách đúng là máu thịt của họ. Tôi không dám xúc phạm các tác giả này.
    Vậy số tác giả còn lại, họ làm thế nào tài vậy? Xin trả lời: Cách họ làm vô cùng đơn giản, download các cuốn User’s Guide, hay Data Sheets, hay Application Documents chính hãng (để bán được chip, các tập đoàn bán dẫn nước ngoài cung cấp trên mạng vô cùng nhiều tài liệu dạng này), tự mình dịch ra, hoặc bắt học trò dịch ra, sau đó đem xuất bản, thế là có sách. Sau này có khi còn dùng sách đó để làm ứng viên chức danh nữa. Hiệu quả chưa?
    Không tin, mời các “nghiên cứu viên” bỏ chút thời gian tìm hiểu mà xem. Nhiều ví dụ lắm, Cỗi Nguyên tôi gặp rất nhiều.
    Vậy câu hỏi lúc này là: Đây có phải là một dạng đạo văn hay không? Bác nào tìm ra ra ví dụ minh họa, xin đưa lên đây để mọi người cùng bàn luận.
    ————–
    Giaosudom@: Đây chính là hình thức đạo văn. Tuy nhiên cần phải có so sánh, đối chiếu cụ thể như bác đề cập.

    • Cỗi Nguyên đã nói

      Một ví dụ có tính khai vị, các anh chị thử xem tác phẩm sau:
      “Cấu trúc và lập trình các hệ xử lý tín hiệu số” do NXB Khoa học & Kỹ thuật in năm 2003.
      Hãy so sánh quyển đó với Datasheet của họ DSP56000 load từ địa chỉ sau:
      http://www.datasheetarchive.com/pdf-datasheets/Datasheets-12/DSA-221162.html
      Quyển tiếng Việt đã có qua chế biến chút đỉnh
      • giaosudom4 đã nói

        Bác có thể post địa chỉ bản tiếng Việt được không? Việc tố đạo văn phải rất cẩn thận, nói có sách mách có chứng, nếu không lại bị tố ngược. Nếu bác có thể cung cấp tài liệu tiếng Việt thì tôi sẽ kiểm tra vụ đạo sách này.
        • Cỗi Nguyên đã nói

          Có 2 ý hồi âm:
          1. Tôi có bản tiếng Việt do sinh viên cung cấp. Có cách nào post lên đây để nhiều người cùng nghiên cứu, hoặc cho tôi địa chỉ email để tôi chuyển cho Giaosudom4.
          2. Ta không ngại tố ngược. Trong trường hợp này chúng ta không nói đến tên tác giả, ta mới đặt vấn đề “nghiên cứu, so sánh” 2 ấn phẩm có trên thị trường mà ai cũng có thể mua được, hay download được. Phần công bố xin để cho “lãnh đạo Viện” (ví dụ: Giaosudom4) ra quyết định.
  25. Tuan Ngoc@ đã nói

    Đội khám phá đạo văn của các chính trị gia Đức:
    http://chronicle.com/article/Band-of-Academic-Plagiarism/127481/
    Nguồn: http://www.viet-studies.info/
    VIỆN NGHIÊN CỨU ĐẠO VĂN ở Việt Nam. Tại sao không? ;-)
  26. Tuan Ngoc@ đã nói

    President of U. of Texas-Pan American, Accused of Plagiarism, Will Retire
    http://chronicle.com/article/President-of-U-of-Texas-Pan/42270/?otd=Y2xpY2t0aHJ1Ojo6c293aWRnZXQ6OjpjaGFubmVsOmdsb2JhbCxhcnRpY2xlOmJhbmQtb2YtYWNhZGVtaWMtcGxhZ2lhcmlzbS1zbGV1dGhzLXVuZG9lcy1nZXJtYW4tcG9saXRpY2lhbnM6OjpjaGFubmVsOmdyYWR1YXRlLXN0dWRlbnRzLGFydGljbGU6cHJlc2lkZW50LW9mLXUtb2YtdGV4YXMtcGFuLWFtZXJpY2FuLWFjY3VzZWQtb2YtcGxhZ2lhcmlzbS13aWxsLXJldGlyZQ==
    Còn danh sách đạo văn ở trên thì sao?
  27. Sỹ Hưng đã nói

    Trước đây, ông cha ta từng lập VĂN MIẾU, khắc bia đá để tôn vinh các trí thức khoa bảng… song, do đặc thù của việc học và thi thời quân chủ nên chưa từng có hình thức nào răn đe những kẻ ĐẠO VĂN. Có thể xem “Viện nghiên cứu đạo văn” mà các bác lập ra là một thứ ĐẠO MIẾU, vạch mặt những kẻ “TÂM, THUẬT BẤT CHÍNH”, làm vấy bẩn môi trường khoa học, giáo dục nước nhà. Có được diễn đàn này, chắc chắn tình trạng ĐẠO VĂN ở ta sẽ từng bước được đẩy lùi. Chỉ mong các bác sáng lập, phụ trách diễn đàn kiên định với con đường đã chọn, không vì áp lực nào đó mà một mai lại gỡ tên những kẻ được “vinh danh”. Có vậy, “các đồng chí chưa bị lộ” mới nghiêm khắc xem lại mình, mới trả lại môi trường trong sáng cho học thuật! Thời gian gần đây, đông đảo cán bộ, sinh viên trường Hồng Đức khi nghe tin 4 tiến sĩ cùng “đạo văn” được nêu đích danh với những chứng cớ xác đáng, họ đã ủng hộ các bác theo cách người người bảo nhau truy cập trang thông tin này! Có người như TS. Vũ Quý Thu còn công khai truy cập trang web tại văn phòng khoa Khoa học Xã hội, nơi công tác của các ông/bà nghè “chắc dỏm?”: Mai Hảo Yến, Lê Văn Trưởng, Hoàng Thanh Hải, Trần Quang Dũng. Riêng nữ TS. Mai Thị Hồng Hải, khi biết tên mình có trong phản hồi của nhiều người (phản hồi đúng sự thật là bà Hải từng nhiều lần “đạo văn”) đã tạm thời “lặn” mất tăm mất tích trong vài ngày, không dám nhìn mặt đồng nghiệp! Vậy xin thông tin để các bác trong diễn đàn được biết!
    ———————-
    Giaosudom@: Cám ơn bác đã quan tâm. Hy vọng vấn nạn đạo văn sẽ giảm. Những người có học vị cao thì chắc phải biết xấu hỗ. Phản ứng của “TS.” Mai Thị Hồng Hải là phù hợp vì đó là cái cuối cùng còn sót lại của một con người.

  28. Nguyễn Côi đã nói

    Hãy xem cách người Đức “nghiên cứu đạo văn”: Cựu Bộ trưởng quốc phòng Đức Karl-Theodor zu Gutenberg phải từ chức Bộ trưởng, bị lột bằng vì đạo văn khi viết luận án Tiến sĩ.
    http://de.guttenplag.wikia.com/wiki/GuttenPlag_Wiki/English
    • Onlooker đã nói

      Còn ở ta thì chẳng ai đạo văn hề hấn gì. Đó là cái khác biệt giữa ta và họ. Thế mới thấy việc của bác rất quan trọng và nặng nề.
  29. Onlooker đã nói

    Lại đạo văn
    Cuốn “Tài năng và đắc dụng” là đạo văn các bác ơi. Không ngờ một công trình cấp nhà nước mà các giáo sư tiến sĩ làm ăn như thế này. Đúng là dỏm.
    http://giaoduc.net.vn/xa-hoi/40-tin-nong/3590-xem-nhung-doan-dao-van-cua-tai-nang-va-dac-dung.html
    Xem những đoạn đạo văn của “Tài năng và đắc dụng”
    Thứ tư, 01 Tháng 6 2011 10:28
    (GDVN) – Dưới đây là những đoạn đạo văn hầu như nguyên văn ở các tác phẩm khác. Đôi chỗ, các tác giả “Tài năng và đắc dụng” có trích dẫn, nhưng lại trích dẫn kiểu copy toàn bộ bài viết ở một nơi khác và của tác giả khác.
    - Đó là 10 trang (từ trang 126 đến trang 135) trong bài “Albert Eintein- Người thay đổi tư duy của cả nhân loại” trong cuốn sách “Tài năng và đắc dụng” giống y hệt bài viết trong cuốn “Vũ trụ trong một vỏ hạt”, chỉ khác nhau ở chữ ête và ê-te, “giả thiết” và “định đề” và một số từ bị cắt bớt trong chương 1 cuốn sách “Vũ trụ trong một vỏ hạt”: “Gần cuối thế kỷ thứ 19, các nhà khoa học tin rằng họ gần như đã mô tả vũ trụ một cách toàn vẹn. Họ cho rằng không gian được lấp đầy bởi một loại vật chất liên tục gọi là ête (ether). Ánh sáng và các tín hiệu vô tuyến là các sóng lan truyền trong ête giống như sóng âm lan truyền trong không khí. Và tất cả các điều cần làm cho một lý thuyết hoàn thiện là phép đo chính xác để xác định tính đàn hồi của ête. Thực ra, dự liệu trước các phép đo như thế phòng thí nghiệm Jefferson ở trường đại học Harvard đã được xây dựng mà không dùng đến một cái đinh sắt nào để tránh làm nhiễu các phép đo từ tính tinh tế. Tuy vậy những người xây dựng hệ đo đã quên rằng các viên gạch nâu đỏ xây nên phòng thí nghiệm và phần lớn các tòa nhà ở Harvard đều chứa một lượng lớn sắt. Ngày nay các tòa nhà đó vẫn được sử dụng. Vào cuối thế kỷ XIX, các ý tưởng trái ngược nhau về sự có mặt của ête bắt đầu xuất hiện. Người ta tin rằng ánh sáng chuyển động với một tốc độ xác định so với ête và nếu bạn chuyển động cùng hướng với ánh sáng trong ête thì bạn sẽ thấy ánh sáng chuyển động chậm hơn, và nếu bạn chuyển động ngược hướng với ánh sáng thì bạn sẽ thấy ánh sáng di chuyển nhanh hơn.
    Một loạt các thí nghiệm để chứng minh điều đó đã thất bại. Albert Michelson và Edward Morley của trường khoa học ứng dụng ở Cleveland, bang Ohio đã thực hiện các thí nghiệm cẩn thận và chính xác nhất vào năm 1887. Họ so sánh tốc độ ánh sáng của hai chùm sáng vuông góc với nhau. Vì trái đất tự quay quanh mình và quay quanh mặt trời nên dụng cụ thí nghiệm sẽ di chuyển trong ête với tốc độ và hướng thay đổi. Nhưng Michelson và Morley cho thấy rằng không có sự khác biệt giữa hai chùm sáng đó.
    Hình như là ánh sáng truyền với tốc độ như nhau đối với người quan sát, không phụ thuộc vào tốc độ và hướng của người chuyển động.
    Dựa trên thí nghiệm Michelson-Morley, một nhà vật lý người Ai-len tên là George Fitzgerald và nhà vật lý người Hà Lan tên là Hendrik Lorentz giả thiết rằng các vật thể chuyển động trong ête sẽ co lại và thời gian sẽ bị chậm đi. Sự co và sự chậm lại của đồng hồ làm cho tất cả mọi người sẽ đo được một tốc độ ánh sáng như nhau không phụ thuộc vào việc họ chuyển động như thế nào đối với ête (George Fitzgerald và Hendrik Lorentz vẫn coi ête là một loại vật chất có thực).
    Suốt trong 5 năm trường, từ năm 1901 đến năm 1905, các cố gắng tư tưởng của Einstein đã mang lại kết quả. Vào một buổi sáng tháng 6-1905, viên chủ nhiệm Tạp chí Ânnlen der Physik tại Munich tiếp một thanh niên tóc đen không chải, quần áo cũ kỹ. Thanh niên đó đưa viên chủ nhiệm một cuộn giấy 30 trang và yêu cầu đăng trên tạp chí khoa học.
    Bài báo chỉ ra rằng nếu người ta không thể biết được người ta chuyển động trong không gian hay không thì khái niệm ête không còn cần thiết nữa. Thay vào đó, ông bắt đầu bằng một giả thuyết rằng các định luật khoa học xuất hiện như nhau đối với tất cả những người quan sát chuyển động tự do. Đặc biệt là họ sẽ đo được tốc độ ánh sánh như nhau không phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của họ. Tốc độ của ánh sáng độc lập với chuyển động của người quan sát và như nhau theo tất cả các hướng. Ý tưởng này đòi hỏi phải từ bỏ ý nghĩ cho rằng tồn tại một đại lượng phổ quát được gọi là thời gian có thể đo được bằng tất cả các đồng hồ. Thay vào đó, mỗi người có một thời gian riêng của họ. Thời gian của hai người sẽ giống nhau nếu hai người đó đứng yên tương đối với nhau, nhưng thời gian sẽ khác nhau nếu hai người đó chuyển động tương đối với nhau. Giả thuyết này được khẳng định bằng rất nhiều thí nghiệm, trong đó có một thí nghiệm gồm hai đồng hồ chính xác bay theo hướng ngược nhau vòng quanh trái đất và quay lại cho thấy thời gian có sai lệch chút ít. Điều này gợi ý rằng nếu ai đó muốn sống lâu hơn thì người đó nên bay về hướng đông vì như thế thì tốc độ của máy bay sẽ cộng thêm vào tốc độ quay của trái đất.
    Định đề của Einstein cho rằng các định luật khoa học xuất hiện như nhau đối với tất cả các người quan sát chuyển động tự do là cơ sở của thuyết tương đối. Gọi như vậy vì nó ngụ ý rằng chỉ có chuyển động tương đối là quan trọng. Vẻ đẹp và sự đơn giản của giả thuyết này đã thuyết phục rất nhiều các nhà tư tưởng, tuy nhiên, vẫn có rất nhiều các ý kiến trái ngược. Einstein đã vứt bỏ hai khái niệm tuyệt đối của khoa học thế kỷ XIX: đứng yên tuyệt đối – đại diện là ête và thời gian tuyệt đối và phổ quát mà tất cả các đồng hồ đo được. Rất nhiều người thấy rằng đây là một khái niệm không bình thường. Họ hỏi, giả thuyết ngụ ý rằng tất cả mọi thứ đều tương đối, rằng không có một tiêu chuẩn đạo đức tuyệt đối? Sự bứt rứt này tiếp diễn trong suốt những năm 20 và 30 của thế kỷ XX. Einstein được trao giải Nobel vào năm 1921 về một công trình kém quan trọng hơn cũng được ông cho ra đời vào năm 1905. Lúc đó, thuyết tương đối không được nhắc đến vì nó vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Tuy vậy, hiện nay, các nhà vật lý hoàn toàn chấp nhận thuyết tương đối, và các tiên đoán của nó đã được kiểm chứng trong vô vàn ứng dụng.
    Một hệ quả quan trọng của thuyết tương đối là hệ thức giữa khối lượng và năng lượng. Giả thiết của Einstein về tốc độ của ánh sáng là như nhau đối với tất cả các người quan sát ngụ ý rằng không có gì có thể chuyển động nhanh hơn ánh sáng. Nếu ta dùng năng lượng để gia tốc một vật nào đó, dù là một hạt hay một tàu vũ trụ, thì khối lượng của vật đó sẽ gia tăng cùng với tốc độ và do đó sẽ khó có thể gia tốc thêm được nữa. Ta không thể gia tốc một hạt đến tốc độ ánh sáng vì ta cần một năng lượng lớn vô cùng để làm điều đó. Khối lượng và năng lượng là tương đương và điều đó được tổng kết trong một phương trình nổi tiếng E = mc2. Nói một cách đại cương, phương trình trên có nghĩa là năng lượng của vật chất bằng khối lượng nhân với bình phương tốc độ ánh sáng. Một trong số các hệ quả của phương trình trên là hạt nhân của nguyên tử Uranium phân rã thành 2 hạt nhân nhỏ hơn có tổng khối lượng nhỏ hơn khối lượng của hạt nhân ban đầu, việc này sẽ giải tỏa một năng lượng vô cùng lớn.”
    - Đó là trang 134 đến trang 136 trong cuốn sách “Tài năng và đắc dụng” cũng coppy nguyên bản trong chương 1 của cuốn sách “Vũ trụ trong một vỏ hạt” trang 19-20-21:
    “Lý thuyết mới về sự cong của không thời gian được gọi là thuyết tương đối rộng để phân biệt với lý thuyết ban đầu không có lực hấp dẫn được mọi người biết đến với cái tên là thuyết tương đối hẹp. Lý thuyết này được khẳng định trong một thí nghiệm rất ấn tượng vào năm 1919, trong một cuộc thám hiểm của các nhà khoa học người Anh về phía Tây châu Phi đã quan sát được độ lệch rất nhỏ của ánh sáng đến từ một ngôi sao đi gần mặt trời trong quá trình nhật thực. Đây là một bằng chứng trực tiếp cho thấy rằng không thời gian bị bẻ cong, và nó đã khích lệ sự thay đổi lớn nhất của con người trong nhận thức của chúng ta về vũ trụ mà chúng ta đang sống từ khi Euclid viết cuốn sách Hình học cơ sở vào khoảng 300 năm trước Công nguyên.
    Thuyết tương đối rộng của Einstein đã biến không thời gian từ vai trò là một khung nền thụ động trong đó các hiện tượng xảy ra trở thành một tác nhân chủ động trong chuyển động của vũ trụ. Điều đó dẫn tới một bài toán rất lớn và là mối quan tâm hàng đầu của vật lý ở thế kỷ 20. Vũ trụ tràn đầy vật chất và vật chất bẻ cong không thời gian theo một cách làm cho các vật thể rơi vào nhau. Einstein thấy rằng các phương trình của ông không có nghiệm mô tả một vũ trũ tĩnh tại và không thay đổi theo thời gian. Thay vì việc từ bỏ một vũ trụ vĩnh cửu mà ông và phần lớn những người khác tin, ông đã thêm vào một số hạng gọi là hằng số vũ trụ một cách khiên cưỡng.
    Hằng số này làm cong không thời gian theo hướng ngược lại, do đó, các vật thể sẽ chuyển động ra xa nhau. Hiệu ứng đẩy của hằng số vũ trụ có thể cân bằng với hiệu ứng hút của vật chất, cho phép ông thu được một vũ trụ tĩnh tại. Đây là một trong những cơ may bị mất đáng tiếc nhất trong vật lý thuyết. Nếu Einstein dừng lại ở các phương trình ban đầu của ông, ông có thể tiên đoán rằng vũ trụ sẽ giãn nở hoặc co lại. Khả năng vũ trụ thay đổi theo thời gian chỉ được xem xét một cách nghiêm túc cho đến khi có được những quan sát thu được từ kính thiên văn 2,5 m đặt trên đỉnh Wilson vào những năm 1920.
    Những quan sát này cho thấy rằng các thiên hà ở càng xa nhau thì chuyển động ra xa nhau càng nhanh. Vũ trụ đang giãn nở với khoảng cách giữa 2 thiên hà tăng dần theo thời gian.
    Phát hiện này đã loại bỏ sự có mặt của hằng số vũ trụ để có được một vũ trụ tĩnh. Sau này Einstein nói rằng hằng số vũ trụ là sai lầm lớn nhất của đời ông. Tuy vậy, ngày nay, người ta thấy rằng hằng số vũ trụ hoàn toàn không phải là một sai lầm: những quan sát gần đây sẽ được mô tả trong chương 3 gợi ý rằng thực ra là có một hằng số vũ trụ có giá trị rất nhỏ.”
    - Đó là bài viết: “Bill Gates, biểu tượng của thời đại kinh tế tri thức” của “Tài năng và đắc dụng”, từ trang 291 đến trang 293 hoàn toàn giống bài 4 của loạt bài “Bill Gates – Đằng sau một ngai vàng” đăng trên trang web: http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/55536/Bill-Gates—dang-sau-mot-ngai-vang-ky-4-Duoi-theo-uoc-mo.html:
    “Khi cả hai đã vững vàng ở New Mexico, Gates và Allen tuyển mộ các thành viên cũ của nhóm lập trình Lakeside (và một số bạn bè khác), tên Micro-soft xuất hiện trong tiến trình đó. Khoảng thời gian họ chuyển địa điểm đến Seattle, dấu nối đã bị bỏ đi để trở thành Microsoft.
    Mặc dù tỉ lệ hợp tác giữa Gates-Allen được thỏa thuận ban đầu là 50/50, sau đó Gates đã đề nghị tỉ lệ chia phần mới là 60/40 nghiêng về phía anh. Gates cho rằng như vậy là công bằng vì ngoài công việc từ các hợp đồng phụ, Allen còn được hưởng tiền lương từ MITS. Như một nhân viên của Microsoft, Gates làm việc chỉ trông vào tiền bản quyền.
    Trong những năm mới thành lập, cách quản lý của Microsoft không được chặt chẽ. Cả Gates và Allen cùng làm tất cả mọi việc, mỗi việc một ít. Tuy nhiên, nhìn chung thì Allen tập trung vào công nghệ mới và sản phẩm, trong khi Gates thường dành sự quan tâm cho công việc làm ăn mới, các cuộc đàm phán và các hợp đồng kinh tế. Trong vòng 18 tháng, họ đã kiếm được cho công ty mới của mình hàng trăm nghìn đôla Mỹ qua việc viết chương trình cho Công ty Apple Computer Inc. và Commodore.
    Một trong những điều làm Gates bực mình khi trở thành một ông chủ trẻ là anh không thể thuê ôtô vì chưa đủ 21 tuổi. Khi có việc phải đến liên hệ với Applied Digital Data Systems, công ty sản xuất các thiết bị đầu cuối ở Hauppauge, New York, Gates đã phải nhờ khách hàng cho người đưa xe đến sân bay để đón anh.
    Allen, Gates và những người bạn trong nhóm lập trình cũ được thành lập lại vẫn tiếp tục sống và làm việc khác với lề thói bình thường, khác với những mô hình công ty khác. Đầu tiên, họ sống tại khách sạn ven đường Tumbleweed Motel bụi bặm, rồi để giảm chi phí, họ đã thuê một căn hộ ở chung với nhau.
    Phần lớn thời gian họ dành cho việc lập trình, ăn bánh pizza, đi xem phim hoặc phóng xe vun vút trên sa mạc vào lúc nửa đêm trên chiếc xe Porsche của Gates. “Vâng, cuộc sống của chúng tôi là làm việc và có thể là đi xem phim, rồi lại về tiếp tục làm việc. Đôi khi khách hàng cũng đến tận nơi làm việc, và có lúc do quá mệt mỏi chúng tôi thường ngủ ngay trước mặt họ”.
    Khoảng một tuần sau khi Miriam Lubow được thuê vào làm quản lý văn phòng, cô thấy một cậu bé tự động đi vào phòng của Gates mà Gates lúc ấy đang đi công tác xa. Đã được dặn trước rằng không ai có quyền bước vào căn phòng đó nếu không được phép, cô vội vàng chạy đi báo cho đồng nghiệp là Steve Wood biết. Và cô ta đã thật sự kinh ngạc khi biết rằng cậu bé đó chính là ông chủ của mình.
    Có lẽ để cảnh báo một cách tế nhị cho các khách hàng về ông chủ trẻ của mình, Công ty Microsoft khi đăng quảng cáo trên các tạp chí điện tử thường dùng hình vẽ một nhân vật trẻ, Micro Kid, tuy nhỏ bé nhưng rất quyền năng.
    Đến năm 1980, khi Microsoft lần đầu tiên được IBM – ông vua của ngành công nghiệp máy tính – đến tiếp xúc thì Gates mới 25 tuổi và nhân viên của Microsoft chỉ có 32
    người.
    Gates trông còn quá trẻ để có thể được ưng thuận, “Nhưng đây là một chàng trai khôn ngoan hơn tuổi đời của anh ta – một thiên tài trong lĩnh vực lập trình, một tài năng bẩm sinh trong kinh doanh, điều đó được thể hiện khi anh điều khiển được mối quan hệ của Microsoft với IBM sao cho có lợi nhất cho công ty” – một ủy viên ban quản trị IBM nói.”
    - Đó là phần “Từ thiện” ở mục 5 của cuốn sách “Tài năng và đắc dụng” hầu như được chép lại nguyên trong bài “Tiểu sử Chủ tịch tập đoàn Microsoft” đăng tải trên trang web Vietbao.vn ngày 25/3/2006 (lấy lại từ Microsoft Việt Nam), chỉ rút gọn lại ở một số câu từ và chỉ khác có 2 số liệu là số tiền được quyên góp làm từ thiện của vợ chồng Bill Gates:
    “Năm 1999, Gates viết cuốn sách Kinh doanh nhanh bằng tốc độ của tư duy (Business @ the Speed of Thought). Cuốn sách nói lên sức mạnh của công nghệ máy tính có thể giải quyết các vấn đề kinh doanh theo những cách mới hoàn toàn. Cuốn sách được xuất bản trên 25 ngôn ngữ ở trên 60 nước trên thế giới. Nó nhận được nhiều ý kiến phê bình, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất của tờ Thời báo New York, Nước Mỹ ngày nay, Tạp chí phố Wall và hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất trên thế giới Amazon. Trước đó, vào năm 1995, Gates đã viết cuốn sách Con đường phía trước (The Road Ahead), cũng đã giữ vị trí số một trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất của tờ Thời báo New York trong vòng 7 tuần liên tiếp. Gates đã tặng số tiền bán được từ 2 cuốn sách trên cho một tổ chức phi lợi nhuận, khuyến khích việc sử dụng công nghệ đào tạo và phát triển các kỹ năng.
    Ngoài tình yêu máy tính và phần mềm, năm 1989, Gates còn sáng lập ra công ty Corbis, nhằm phát triển một trong những nguồn thông tin hình ảnh lớn nhất thế giới – đó chính là nơi lưu trữ nghệ thuật và nhiếp ảnh số lấy từ các bộ sưu tập công cộng và cá nhân trên toàn thế giới. Ông còn là thành của Ban giám đốc của công ty Berkshire Hathaway Inc., đầu tư vào những công ty có các hoạt động kinh doanh khác nhau.
    Nhắc đến Gates thì không thể nhắc đến từ thiện. Hai vợ chồng Gates còn quyên tặng số tiền là 27 tỷ USD (3-2004) để ủng hộ các sáng kiến từ thiện trong lĩnh vực sức khỏe và học tập toàn cầu với hy vọng rằng vào thế kỷ XXI, các tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực này sẽ có thể đến tất cả mọi người trên thế giới. Quỹ Bill và Melinda Gates đã đóng góp hơn 3.2 tỷ USD cho các tổ chức làm việc trong lĩnh vực sức khỏe khỏe toàn cầu; đóng góp hơn 2 tỷ Đô la để tạo thêm cơ học tập cho mọi người gồm Thư Viện Gates mạng máy tính, Internet cho các thư viện công cộng ở những nơi có thu nhập thấp ở Hoa Kỳ và Canada; 477 triệu USD cho các dự án cộng đồng cho khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và hơn 488 triệu USD cho các dự án đặc biệt.
    Gates lập gia đình vào ngày 1-1-1994. Vợ ông là Melinda French Gates. Họ có 3 người con: Jennifer Gates (1996), Rory Gates (1999) và Phoebe Gates (2002).”
    - Đó là phần cuối cùng ở mục 6: Đối đầu với pháp luật tại trang 299 của cuốn sách “Tài năng và đắc dụng”, tác giả có ghi rõ nguồn trích dẫn được lấy trên báo Tuổi trẻ online từ năm 2004. Dù ghi rõ như vậy, nhưng câu hỏi ở đây là: Trích dẫn gần như toàn bộ như vậy thì tính nghiên cứu của một công trình khoa học ở đâu? Hay chỉ là động tác copy? Hãy đọc đoạn từ đầu đến cuối trong bài thứ 9 của loạt bài “Bill Gates – Đằng sau một ngai vàng được đăng trên báo Tuổi trẻ. (Chỉ có một vài động từ được các tác giả trong cuốn sách “Tài năng và đắc dụng” dùng từ nhẹ nhàng hơn, văn viết hơn mà thôi).
    Ngoài ra, còn một số đoạn trong bài “Bill Gates, biểu tượng của thời đại kinh tế tri thức” cũng được tổng hợp, biên tập lại, trích ý từ loạt bài “Bill Gates – đằng sau một ngai vàng”.
    - Đó là bên cạnh việc lấy từ câu chữ đến ý tứ của những tác phẩm trên, bài viết về “Thomas Ava Edison – Nhà phát minh vĩ đại của thế kỷ XIX”, dù tài liệu tham khảo được trích dẫn từ trang web: Thomas Edison, http://vietscien…org, nhưng rất nhiều đoạn dài, tác giả đã bê nguyên văn phong trong http://vietscien…org mà không hề chỉnh sửa hay biên tập lại, hoặc có đoạn chỉ thêm thắt vào một vài câu. Đoạn từ trang 142 đến trang 145 là một ví dụ: “Al cũng được cha mẹ cho đi học tại một ngôi trường độc nhất. Trường chỉ có một lớp với khoảng 40 học sinh, lớn có, nhỏ có, học một ông giáo theo các trình độ khác nhau. Trong phòng học những chỗ ngồi gần ông thầy chỉ để dành cho các trẻ em ngu đần. Tại lớp học, Al đặt rất nhiều câu hỏi hắc búa mà lại không chịu trả lời các câu hỏi của thầy. Al thường đội sổ, khiến cho các bạn cậu chế riễu cậu là đần độn.
    Một hôm, nhân có viên thành tra vào thăm lớp học, thầy giáo đã chỉ vào Al và nói: “trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn”. Al rất căm hận về hai chữ “điên khùng” và đem câu chuyện này kể lại với mẹ. Bà Nancy khi nghe kể xong, liền nổi giận, bà dẫn ngay Al đến trường và bảo ông giáo : “ông bảo con tôi điên khùng hả? Tôi nói thật cho ông rõ, trí óc của nó còn hơn ông đấy. Tôi sẽ giữ nó tại nhà và dạy lấy, vì tôi đã là giáo viên, để ông thấy rằng sau này nó sẽ ra sao!”. Một giai thoại nữa…
    Từ đó, Alva không đến trường nữa mà học với mẹ tại nhà trong suốt sáu năm trường. Nhờ mẹ, Al học dần các môn Lịch Sử của Hy Lạp, La Mã và Sử Thế Giới. Al cũng được làm quen với Thánh Kinh, với các tác phẩm của Shakespeare và của các văn sĩ, thi sĩ, sử gia danh tiếng khác. Nhưng đặc biệt nhất, Al ưa thích Khoa Học. Cậu có thể kể lại rành mạch các phát minh, các thí nghiệm và tiểu sử của các đại bác học như Newton, Galileo. . . Chỉ trong vòng 6 năm, bà Nancy đã truyền lại cho con tất cả kiến thức của mình, từ môn Địa Dư với những tên núi sông, tới môn Toán Học chính xác. Bà Nancy không những dạy con về học vấn mà còn huấn luyện Al về hạnh kiểm. Al được mẹ nhắc nhở các đức tính thật thà, ngay thẳng, tự tin và cần cù, cộng với lòng ái quốc và tình yêu nhân loại…
    Al học hành tiến bộ rất nhanh chóng khiến cho cha rất hài lòng. Ông Samuel thường cho con các món tiền nhỏ đủ mua dần từng cuốn sách hữu ích, nhờ thế Al đã say sưa với các tác phẩm như Ivanho của Scott, Robinson Crusoe của Defoe và Oliver Twist của Dickens. Nhưng tác giả mà Al ưa thích nhất là Victor Hugo và cậu thường kể lại cho các bạn nghe các câu chuyên đã đọc qua…
    Năm 10 tuổi, Al được cha cho cuốn sách toát yếu về Khoa Học của soạn giả Parker (School Compendium of Natural and Experimental Philosophy by Richard Green Paker). Trong cuốn sách toát yếu này, Paker đã giảng giải về máy hơi nước, máy điện báo, cột thu lôi, pin Volta… Cuốn sách đã trả lời Al rất nhiều điều mà từ trước, Al vẫn thường thắc mắc. Cuốn sách này đã dẫn đường cho Al tới phạm vi rộng lớn của Khoa Học và khiến cho cậu yêu thích môn Hóa Học”.
    Còn rất nhiều đoạn dài trong bài viết “Thomas Alva Edison, Nhà phát minh vĩ đại của thế kỷ XIX” của “Tài năng và đắc dụng” đã có công copy nguyên bản hoặc cắt ngắn lại từ trang http://vietscien…org, như những đoạn “phát minh ra máy hát”, “Phát minh ra đèn điện”, “Phát minh ra máy chiếu bóng”…
    Mai Khôi – Thanh Nguyên
  30. Sỹ Hưng đã nói

    Đề nghị các bác phụ trách diễn đàn cập nhật, bổ sung 2 vị “ĐẠO SĨ” mới:
    PGS (chắc dỏm?) Phạm Hồng Tung (ĐHQG Hà Nội)
    GS (chắc dỏm?) Nguyễn Hoàng Lương (ĐHQG HN)
    Thông tin hai vị này “đạo văn” rất nhiều ở trên mạng (xin xem các trang web: giaoduc.net.vn, baomoi.com, nguyenxuandien.blogspot.com và nhiều địa chỉ khác…)
  31. Tuan Ngoc@ đã nói

    http://giaosudom.wordpress.com/2011/05/30/%E1%BB%A9ng-vien-pgs-r%E1%BA%A5t-d%E1%BB%8Fm-va-ph%E1%BA%A3n-c%E1%BA%A3m-ph%E1%BA%A1m-h%E1%BB%93ng-tung-dh-qg-ha-n%E1%BB%99i-d%E1%BA%A1o-van-nckh-d%E1%BB%8Fm-gian-ti%E1%BA%BFp-c%C6%B0/comment-page-1/#comment-3527
  32. Thuykieu đã nói

    Nạn “tác giả ma” nhìn từ vụ lùm xùm “Tài năng và Đắc dụng”
    Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
    Bài đã được xuất bản.: 17/05/2011 06:00 GMT+7
    In
    Email
    Thảo luận
    Sự hiện diện của ông Đặng Lê Nguyên Vũ như là một đối tượng nghiên cứu và đồng thời là tác giả gây không ít ngạc nhiên. Đã là đối tượng nghiên cứu thì tại sao lại là tác giả?
    Không biết từ bao giờ, chúng ta có xu hướng đặt nặng số lượng mà xem nhẹ phẩm chất. Những lùm xùm chung quanh số trang dành cho doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ trong cuốn sách “Tài năng và đắc dụng” là một ví dụ tiêu biểu. Nếu bình tâm nhìn sự việc bằng lăng kính khách quan, có lẽ những lùm xùm đó không đáng có. Nhưng cuốn sách còn đặt ra nhiều vấn đề về nghiên cứu khoa học ở nước ta.
    Ai cũng biết lượng và phẩm (chúng ta hay quen nói là chất lượng) là hai khía cạnh khác nhau của một sự việc. Một bài báo có thể chiếm nhiều trang giấy, nhưng nếu bài báo không có ý tưởng, thì đó là một bài báo vô dụng. Số từ hay số trang giấy không nói lên hàm lượng thông tin. Do đó, thật là sai lầm khi đếm số trang giấy hay số từ để đánh giá và so sánh tầm cỡ của các nhân vật.
    Ấy thế mà cuốn sách “Tài năng và đắc dụng” do GS Nguyễn Hoàng Lương và PGS Phạm Hồng Tung chủ biên đang gây ra nhiều tranh cãi, một phần lớn là về số trang! Ngoài những câu hỏi về sự hiện diện của ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong cuốn sách bên cạnh những nhân vật lịch sử, người ta cho rằng số trang sách (42 trang) liên quan đến ông là quá nhiều so với các nhân vật như chủ tịch Hồ Chí Minh (25 trang), Nguyễn Trãi (10), Trần Quốc Tuấn (15), Đào Duy Từ (6), v.v.
    Hãy bỏ qua những nhận định cảm tính, chúng ta thử xem xét vấn đề qua lăng kính khách quan và hi vọng sẽ đi đến một nhận xét công bằng hơn.
    Nhập nhằng vai trò tác giả
    Cuốn sách là một công trình nghiên cứu khoa học của hai vị giáo sư vừa đề cập. Một trong hai vị chủ biên tuyên bố rằng vì là công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước (tôi nhấn mạnh), nên phải công bố, chứ không để trong ngăn tủ được.
    Hoan nghênh tinh thần khoa học của vị chủ biên!
    Đúng là kết quả nghiên cứu khoa học cần phải công bố, chứ không phải tiêu tiền Nhà nước (mà thực chất là của người dân) mà chẳng thấy sản phẩm nào cả. Đáng lẽ công bố quốc tế thì càng tốt hơn, nhưng trong tình huống hiện tại, công bố qua hình thức sách cũng có thể chấp nhận được.
    Nghiên cứu khoa học phải bắt đầu bằng giả thuyết, và phương pháp thực hiện. Ở đây, rất khó biết giả thuyết khoa học của công trình là gì, nhưng cách thực hiện thì có vài vấn đề cần bàn.
    Theo cách hiểu thông thường, người chủ trì công trình nghiên cứu phải là người thực hiện việc thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, và quan trọng nhất là chấp bút viết báo cáo. Có thể xem cuốn sách là một báo cáo, một “sản phẩm” của công trình nghiên cứu. Thế nhưng ở đây, chúng ta thấy có sự nhập nhằng trong vai trò của người thực hiện.
    Sách đề tên 2 chủ biên là GS Nguyễn Hoàng Lương và PGS Phạm Hồng Tung, nhưng phía trong bìa lại có 8 tác giả. Tám tác giả (bao gồm cả 2 người chủ biên là Nguyễn Hoàng Lương, Phạm Hồng Tung, Nguyễn Hoàng Hải, Đinh Thị Thúy Hiên, Lê Thị Lan, Nguyễn Ngọc Thắng, Phạm Minh Thế, và Đặng Lê Nguyên Vũ. Cần nói thêm rằng sách còn có người biên tập (Phạm Thị Thinh). Vấn đề đặt ra là vai trò của những chủ biên, tác giả, và biên tập viên ra sao? Ai là người thu thập dữ liệu, ai phân tích dữ liệu, và ai là người thật sự viết sách.
    Ngày nay, những câu hỏi trên có ý nghĩa và mang tính thời sự. Trong hoạt động khoa học, vấn nạn tác giả ma (ghost author), tác giả danh dự (honor author), tác giả làm quà (gift authorship), v.v. đang làm vẩn đục uy tín của khoa học. Nghiên cứu khoa học ở Việt Nam cũng có tình trạng tác giả ma, tác giả danh dự. Trong thực tế, nhiều người đứng tên tác giả nhưng thật ra họ chẳng có đóng góp gì (tác giả danh dự, tác giả quà), nhưng ngược lại, có người chấp bút viết nhưng không có tên trong danh sách tác giả (còn gọi là hiện tượng tác giả ma).
    Đáng lẽ theo thông lệ nghiên cứu khoa học quốc tế, người chủ biên phải minh bạch vai trò của từng tác giả (và của chính họ), nhưng rất tiếc là trong trường hợp này, họ không làm theo thông lệ như thế, và sự nhập nhằng về vai trò của các tác giả cũng như chủ biên có thể là lí do để dư luận đặt câu hỏi.
    Mâu thuẫn lợi ích?
    Cuốn sách gồm có 3 phần và 14 nhân vật. Phần I là những nhân tài trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý, bao gồm 5 nhân vật: Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Đào Duy Từ, Hồ Chí Minh, và Chulalongkorn. Phần II là những nhân tài trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, và chủ biên chọn 4 người: Lê Quý Đôn, Trần Văn Giàu, Albert Einstein, và Thomas Edison. Phần III là nhân tài trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, và chủ biên chọn ra 5 người tiêu biểu: Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Bạch Thái Bưởi, Đặng Lê Nguyên Vũ, và Bill Gates.
    Sự hiện diện của ông Đặng Lê Nguyên Vũ như là một đối tượng nghiên cứu và đồng thời là tác giả gây không ít ngạc nhiên. Đã là đối tượng nghiên cứu thì tại sao lại là tác giả? Tuy nhiên, luật sư của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã chính thức có yêu cầu đính chính rằng “Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ không phải là đồng tác giả của nhóm chủ biên quyển sách’Tài năng và đắc dụng’). Nhưng đính chính này không phù hợp với những gì in trong sách, mà trong đó tên ông được ghi là tác giả!
    Có hai khả năng xảy ra: một là nhóm chủ biên tự ý đưa tên ông Đặng Lê Nguyên Vũ vào sách mà không cho ông hay biết; hai là ông … quên. Nếu trường hợp thứ nhất xảy ra, thì đó là một biểu hiện của sự tắc trách trong nghiên cứu khoa học, và có thể nói là một vi phạm đạo đức khoa học (vì đó là hiện tượng tác giả danh dự). Nếu trường hợp thứ hai xảy ra, thì đây là một trường hợp mâu thuẫn lợi ích (conflict of interest).
    Mâu thuẫn quyền lợi có thể xảy ra trong nghiên cứu khoa học, và điều đó không có nghĩa là sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu, nhưng đương sự phải tuyên bố ngay từ đầu là sự hiện diện của đương sự là một mâu thuẫn quyền lợi. Dù trường hợp này đi nữa, thì sự việc là một tín hiệu có vấn đề về vai trò tác giả và đối tượng nghiên cứu trong công trình cấp Nhà nước này.
    Sự hiện diện của ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong sách như là đối tượng nghiên cứu cũng làm cho nhiều người ngạc nhiên, nhưng theo tôi thì không đáng ngạc nhiên. Người ta ngạc nhiên là ông đứng chung với danh sách một số nhân vật lịch sử nổi tiếng khác.
    Nhưng hai vị chủ biên đã cho biết đây là một “case study” — mô hình nghiên cứu trường hợp, và họ giải thích việc chọn ông Nguyên Vũ như sau: “Một trong những doanh nhân tiêu biểu, thành đạt của Việt Nam thời kỳ đổi mới’”, chứ họ tuyệt đối không có ý định tôn vinh quá mức cá nhân ông Nguyên Vũ hay “quảng cáo, ‘đánh bóng’ tên tuổi cho doanh nghiệp Café Trung Nguyên.”
    Thật vậy, chẳng có lí do gì để không chọn Đặng Lê Nguyên Vũ nếu trường hợp của ông hội đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.
    Trước hết chúng ta thử bàn qua mô hình nghiên cứu xem có phù hợp không.
    Nhóm chủ biên nói rằng họ chọn mô hình case study. Thế nào là một case study? Theo tôi hiểu, khi nói đến case study là đề cập đến những nghiên cứu (a) mà phương pháp mang tính định tính (qualitative method) với số lượng cỡ mẫu nhỏ; (b) mục tiêu của nghiên cứu mang tính bao quát, dầy đặc (kiểu như cung cấp một bức tranh tổng quát của một vấn đề); (c) sử dụng một loại chứng cứ cụ thể như lâm sàng, quan sát cá nhân, lịch sử, văn bản học, v.v.; (d) phương pháp thu thập chứng cứ mang tính “tự nhiên” như quan sát quá trình phát triển của cá nhân ; (e) chủ đề hòa quyện với nhau; (f) sử dụng nhiều nguồn dữ liệu ; (g) điều tra những đặc điểm của một sự kiện, một vấn đề.
    Trong case study, nhà nghiên cứu có thể chọn bất cứ ai mà họ cảm thấy có thông tin. Không nên quá cảm tính khi phê bình tại sao chọn người này mà không là người khác (cảm tính đó nên dành cho văn học, chứ không phải khoa học).
    Người Việt chúng ta hình như có “ác cảm” với doanh nhân, xem họ như những người gian manh, điêu ngoa, làm lời bất chính. Ngược lại, người Việt có xu hướng ca ngợi các danh nhân quân sự, văn học, và ca ngợi… cái nghèo. Vậy thì tại sao trong thế kỉ 21 chúng ta không vinh danh một doanh nhân thành đạt, mà doanh nhân này có xu hướng trân trọng văn hóa nữa.
    Do đó, đối chiếu với những lĩnh vực và mục tiêu nghiên cứu, tôi nghĩ mô hình nghiên trường hợp là hoàn toàn có thể chấp nhận được.
    Nhưng trong cuốn sách này, còn có vấn tiêu chuẩn thời gian. Thật vậy, nhìn qua danh sách nhân vật trong bảng dưới đây, chúng ta thấy các nhân vật trải dài từ thế kỉ 13 đến 21. Trong số 14 người, có 11 người thuộc vào “thế hệ xưa”, hiểu theo nghĩa sinh vào thế kỉ 19 trở về trước. Như vậy là thiếu cân đối, và không phù hợp với tiêu chí “tiêu biểu” cho nghiên cứu.
    Nhân vật
    Sống vào năm
    Độ tuổi
    Trần Quốc Tuấn
    1228 – 1300
    73
    Nguyễn Trãi
    1380 – 1442
    63
    Đào Duy Từ
    1572 – 1634
    63
    Hồ Chí Minh
    1890 – 1969
    79
    Chulalongkorn
    1853 – 1910
    58
    Lê Quý Đôn
    1726 – 1784
    59
    Trần Văn Giàu
    1911 – 2010
    100
    Albert Einstein
    1879 – 1955
    77
    Thomas Edison
    1847 – 1931
    85
    Nguyễn Công Trứ
    1778 – 1858
    81
    Nguyễn Trường Tộ
    1830 – 1871
    42
    Bạch Thái Bưởi
    1874 – 1932
    59
    Đặng Lê Nguyên Vũ
    1971 -
    41
    Bill Gates
    1955 -
    57
    Điểm thứ hai đáng chú ý là trong số 14 người, chỉ có 2 người “đương thời” (tức còn sống). Đó là ông Đặng Lê Nguyên Vũ và Bill Gates. Đó là một sự thật cho thấy có vẻ thiên vị về quá khứ hơn là hiện tại.
    Điểm thứ ba vấn đề tuổi tác. Tính trung bình, tuổi của 14 người là 63 tuổi. Nếu loại bỏ 2 người đương thời, thì tuổi trung bình là 68. Người trẻ nhất là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (41 tuổi). Câu hỏi đặt ra là trường hợp ông Nguyên Vũ có phải là một trường hợp cá biệt (theo tiêu chuẩn tuổi tác)?
    Chúng ta có thể ứng dụng phương pháp kiểm định thống kê để cho thấy rằng không có cơ sở để cho rằng ông Đặng Lê Nguyên Vũ là một trường hợp cá biệt trong nghiên cứu. Thật ra, trường hợp cá biệt có thể là ông Trần Văn Giàu (100 tuổi), nhưng trị số P là 0.22, nên chúng ta cũng không thể kết luận rằng ông là một trường hợp cá biệt (đứng về mặt tuổi tác).
    Về số trang sách
    Có người phàn nàn rằng số trang dành cho nhân vật Đặng Lê Nguyên Vũ là quá nhiều. Người ta còn so sánh với số trang dành cho nhân vật Hồ Chí Minh. Thật ra, số trang sách đâu nói lên nội dung. Nội dung mới quan trọng hơn số trang và số chữ.
    Điều này thì chắc không ai phản đối, vì chúng ta thấy nhiều bài viết rất dài nhưng ý tứ thì không có bao nhiêu. Nhưng tạm thời, chúng ta hãy tạm giả định rằng “trọng lượng” ý tưởng tính trên mỗi trang giấy là tương đương nhau. Câu hỏi đặt ra là số trang dành cho Đặng Lê Nguyên Vũ có đáng chú ý không, có đáng làm chúng ta ngạc nhiên không?
    Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phải sách có bao nhiêu trang. Theo một nguồn tin trên Tuổi Trẻ thì sách dày 328 trang, nhưng nếu trừ các trang bìa, mục lục, cảm tạ, tổng quan thì có lẽ sách có 300 trang dành cho nội dung chính. Sách có 14 nhân vật. Và, theo giả định đặt ra ở trên, nếu không có bias, thì mỗi người có khoảng 21.4 trang. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ “chiếm” 42 trang, tức cao gấp 2 lần trung bình.
    Với số liệu đó, chúng ta có thể dùng phương pháp thống kê để trả lời câu hỏi trên đây. Kết quả phân tích cho thấy quả thật số trang dành cho đối tượng Đặng Lê Nguyên Vũ cao hơn các đối tượng khác một cách có ý nghĩa thống kê.
    Thực ra, trong nhiều trường hợp, số trang dành cho các nhân vật lịch sử có khác biệt. Từ điển Bách khoa Toàn thư dành số chữ nhắc tới Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi thấp hơn nhiều một số nhân vật lịch sử hiện đại khác như Võ Nguyên Giáp, cụ Hồ Chí Minh. Nhưng cố nhiên, đâu có ai cho rằng cách trình bày qua số lượng từ vựng như thế là tỏ lòng thất kính với các tiền nhân như Nguyễn Trãi và Trần Hưng Đạo. Và cũng chẳng vì số lượng từ vựng ấy mà tầm cỡ của các nhân vật ấy bị giảm sút. Mọi so sánh đều khập khiễng.
    Nhân vật
    Số từ
    Hồ Chí Minh
    1308
    Trần Hưng Đạo
    459
    Nguyễn Trãi
    562
    Lê Duẩn
    520
    Võ Nguyên Giáp
    560
    Trường Chinh
    570
    Lý Thái Tổ
    176
    Trần Nhân Tông
    295
    Ngô Quyền
    175
    Lý Thường Kiệt
    275
    Nguyễn Huệ
    442
    Gia Long
    314
    Nguyễn Văn Thiệu
    128
    Ngô Đình Diệm
    292
    Nguồn: http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn
    Tại sao trường hợp ông Đặng Lê Nguyên Vũ chiếm nhiều trang sách? Đây không phải là câu hỏi bài này muốn trả lời, nhưng hình như người chủ biên cũng chưa giải thích một cách thuyết phục. Có thể chỉ là ngẫu nhiên, nhưng cũng không loại trừ khả năng có thiên vị (vì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê).
    Cũng có thể ông Đặng Lê Nguyên Vũ cung cấp nhiều thông tin hơn những người đã qua đời (và nếu như thế thì người chấp bút viết về các nhân vật khác còn nợ một lời giải thích).
    Nói tóm lại, chúng ta chưa biết. Nhưng căn cứ vào số trang sách để so sánh ai đáng trân trọng hơn ai, theo tôi là quá cảm tính.
    Tóm lại, các phân tích bán định lượng vừa trình bày trên đây cho thấy không có bằng chứng để kết luận rằng việc chọn ông Đặng Lê Nguyên Vũ là một bất bình thường. Có bằng chứng cho thấy số trang sách dành cho các đối tượng nghiên cứu rất khác nhau, và sự khác biệt không chỉ xảy ra trong trường hợp ông Đặng Lê Nguyên Vũ mà còn trong nhiều trường hợp khác.
    Nhưng sự khác biệt về lượng (số trang) không thể là chứng cứ để kết luận có sự thiên vị, và càng không phải là một thước đo về phẩm chất của thông tin.
    Qua công trình nghiên cứu này, có thể nói rẳng cách làm nghiên cứu khoa học xã hội ở nước ta còn nhiều bất cập.
    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-05-16-lum-xum-tai-nang-va-dac-dung-va-chuyen-loi-ich-
    • Thuykieu đã nói

      http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/nguyen-xuan-dien-phai-xem-xet-ao-van.html
      • Thuykieu đã nói

        NGUYỄN XUÂN DIỆN LÊN TIẾNG VỀ NẠN ĐẠO VĂN HIỆN NAY
        TS. Nguyễn Xuân Diện:
        “Phải xem xét đạo văn như một tội phạm kinh tế”
        Thứ năm, 02 Tháng 6 2011 12:12
        (GDVN) – Đó là lời nói của TS. Nguyễn Xuân Diện, Phó Giám đốc Thư viện Hán Nôm (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) khi trao đổi với PV báo điện tử Giáo dục Việt Nam về các công trình nghiên cứu khoa học và hiện tượng đạo văn hiện nay.
        Tin liên quan:
        ‘Tài năng và đắc dụng’: ‘Đích thị là đạo văn rồi, chạy đâu cho thoát’
        Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu lên tiếng về sách “Tài năng và đắc dụng”
        “Tài năng và đắc dụng” đạo văn: PGS.TS Tung đổ cho GS.TS Lương
        Sửng sốt: “Tài năng và đắc dụng” đạo văn trắng trợn
        Xem những đoạn đạo văn của “Tài năng và đắc dụng”
        Người đề xuất ông Vũ vào sách “Tài năng và đắc dụng” nói gì?
        “Tài năng và đắc dụng” chỉ như cuốn truyện danh nhân
        Thưa ông, một cuốn sách như thế nào thì được đánh giá là một công trình khoa học?
        Một cuốn sách được coi là công trình khoa học khi nó đáp ứng đủ các tiêu chí như: Phải đưa ra một vấn đề khoa học cần được giải quyết, trả lời. Người thực hiện công trình khoa học không những nắm được phương pháp tối ưu nhất khi tiến hành công trình mà còn phải nắm được một khối lượng tư liệu đầy đủ, tin cậy, được sưu tập và phân loại một cách khách quan, khoa học. Điều quan trọng nhất là công trình đó đem được cái mới gì cho khoa học và có giá trị gì trong thực tiễn?
        TS. Nguyễn Xuân Diện (bên trái ảnh)
        TS. Nguyễn Xuân Diện (bên trái ảnh)
        Về cuốn sách “Tài năng và đắc dụng”- cuốn sách được coi là nhánh của một công trình khoa học cấp nhà nước nhưng hiện nay bị coi là đạo của nhiều cuốn sách, ông nhận xét thế nào về cuốn sách này?
        Theo đánh giá của tôi cuốn “Tài năng và đắc dụng” thực chất là một quyển truyện danh nhân vì nó không đáp ứng được tiêu chí gì của một công trình khoa học. Nó không đem lại một nhận thức mới, một hiểu biết mới nào trong khoa học. Chúng ta có thể đọc những lời viết ở trong cuốn sách này ở trong những cuốn sách khác. Đây là một cuốn sách có tính chất cóp nhặt, trình bày tư liệu thô chứ chưa phải là một công trình khoa học.
        Ví dụ, nếu đây là một công trình khoa học thì không thể đơn thuần chỉ đưa lời kể của ông Đặng Lê Nguyên Vũ về cuộc đời của mình vào cuốn sách mà phải xem xét tính chân thực của lời kể đó. Những lời kể lể trong này giống như một quyển truyện danh nhân.
        Được biết, “Tài năng và đắc dụng” là một đề tài nhánh của một công trình khoa học cấp nhà nước do GS.TSKH Đào Trọng Thi chủ trì. Vì vậy, tôi không thể ngờ ông Đào Trọng Thi dù đã từng phát biểu rằng cuốn “Tài năng và đắc dụng” không phải là một công trình khoa học mà vẫn cho nghiệm thu công trình và in ấn.
        Ông nhận xét gì về tình trạng đạo văn hiện nay?
        Có lẽ chưa bao giờ, hiện tượng đạo văn lại phổ biến như hiện nay, mà không chỉ đạo văn, tình trạng đạo nhạc, đạo tranh, đạo bản dịch, đạo công trình nghiên cứu khoa học càng ngày càng lan rộng. Dư luận xã hội và báo chí sau một thời gian dài dành sự quan tâm sâu sắc đến hiện tượng này, nhưng rồi cũng lại xem đó là “chuyện thường ngày” nên cũng ít khi bị sốc trước các vụ việc mới bị dư luận phanh phui.
        Bởi khi dư luận báo chí chìm xuống, kẻ đạo văn chỉ xấu mặt trong một thời gian ngắn, thì lại đâu vào đấy. Các công trình vẫn đặt trên những giá sách thư viện, chức danh địa vị của những người làm việc xấu đó vẫn oai phong lừng lẫy. Và theo đó kẻ sau vẫn tiếp tục đạo của kẻ trước, thầy đạo của trò, đồng nghiệp đạo của đồng nghiệp…
        .
        “Bị tước chức danh giáo sư vì “đạo văn”
        .
        Ở thời mà đạo văn là chuyện xảy ra như ‘cơm bữa”, ông có nhìn nhận như thế nào về đạo đức của một số nhà khoa học là tác giả của những công trình đạo?
        Đối với người viết, tác phẩm văn học, khảo cứu, biên khảo chính là một phần cuộc đời họ.
        Đó là công phu nghiền ngẫm học thuật mà để có được nó, họ đã phải học hành, trau dồi, rèn luyện qua biết bao nhiêu cấp học của biết bao nhiêu trường lớp, thụ giáo biết bao nhiêu ông thầy. Để có được những tư liệu và vốn liếng hiểu biết, họ đã không tiếc tiền của đi thực tế, tiếp cận các nhân vật và sự kiện, mua sách báo và tư liệu. Những công trình khoa học là kết tinh của tâm huyết, nỗ lực của cả đời học thuật.
        Vì vậy, những đứa con tinh thần là những tác phẩm của họ chính là một phần cuộc đời của họ. Vậy mà, nhiều người đã đang tâm ăn cắp, xào xáo, chế biến bằng những thao tác từ đơn giản đến tinh vi để hòng có được tiền bạc, danh vọng từ mồ hôi công sức của người khác.
        Tiếc rằng cái công sức, mồ hôi nước mắt của những kẻ thực học, sau khi bị đạo, lại chỉ được kết thúc bằng một câu xin lỗi, hay thu xếp dàn hòa hai bên.
        Bà Đoàn Thị Lam Luyến, Giám đốc Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam từng nói rằng, nếu câu chuyện “đạo văn” chỉ cần giải quyết bằng một lời xin lỗi thì tính răn đe còn quá nhẹ. Và bà nhận định rằng một phần lý do thực trạng đạo văn diễn ra hàng ngày trên khắp các lĩnh vực “là do chúng ta chưa có chế tài xử lý nghiêm hơn”.
        Theo tôi đạo văn là kẻ thù của khoa học chân chính, phải coi đạo văn như một tội phạm kinh tế. Ở nước ta cho đến thời điểm này, chỉ có trường hợp đầu tiên và duy nhất bị chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) chính thức ký quyết định tước bỏ chức danh phó giáo sư là ông Trịnh Xuân Dũng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội, vì đã không trung thực (lấy công trình của người làm của mình), vi phạm tiêu chuẩn đạo đức của nhà giáo”.
        Ngay sau khi tước bỏ chức danh PGS của ông Trịnh Xuân Dũng, tôi cũng nghe Giáo sư Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước phát biểu với báo chí rằng: “Đây là lần đầu tiên HĐCDGSNN tước bỏ danh hiệu phó giáo sư đối với một nhà giáo. Việc làm này là cần thiết bởi không thể để một con sâu tồn tại trong hàng ngũ các giáo sư chân chính. Việc làm này của HĐCDGSNN đã rất được các nhà khoa học trong cả nước vô cùng hoan nghênh”.
        Có vẻ như những công trình đạo văn đã góp phần đưa các TS thành PGS, các PGS thành viện trưởng, thành những nhà quản lý. Bằng chứng là sau khi bị phát hiện đạo văn, những quan chức, đang làm công tác giảng dạy, quản lý văn hóa, khoa học ở các trường đại học, viện nghiên cứu, sở VH-TT&DL đều đang tại vị, thậm chí một số vị vẫn thăng tiến trên quan lộ.
        Những cuốn sách bị phát hiện đạo văn, hiện cũng chưa có cuốn nào có lệnh thu hồi. Cũng chưa có giải thưởng nào đã trao cho nó, bị thu hồi. Chúng vẫn được gửi đến các thư viện từ trung ương đến địa phương, thư viện các đại học và viện nghiên cứu và vẫn được các thư viện nước ngoài đặt mua.
        Những cuốn sách đó vẫn được dùng làm giáo trình giảng dạy ở đại học, và cả sau đại học; vẫn được các thế hệ học viên học cao học, học nghiên cứu sinh trích dẫn, sử dụng trong học tập, nghiên cứu.
        Ông đánh giá thế nào về việc một số Giáo sự, tiến sĩ,… có học hàm học vị cao, hiểu biết rộng mà vẫn đạo văn?
        Theo tôi, những người phải “đạo” tác phẩm công trình của người khác thường là những kẻ bất tài, trình độ yếu kém nhưng lại muốn nổi tiếng, muốn thăng chức, thăng học hàm học vị, hoặc đơn giản chỉ vì muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng.
        Mấy năm gần đây, không ít các vụ đạo văn lừng lẫy đã được đưa ra ánh sáng dư luận. Riêng cuốn sách Bàn phím và Cây búa của Nguyễn Hòa (NXB. Văn học, 2007) đã chỉ ra được 6 trường hợp đạo văn, đạo công trình nghiên cứu để làm giáo trình, chuyên khảo.
        Những thợ đạo được chỉ mặt, nêu tên văn ở đây toàn các đấng bậc danh giá trong làng chữ nghĩa. Nào là PGS.TS. TNT (đạo của GS Trần Quốc Vượng), TS. HXL (đạo của TS Trần Hữu Sơn), TS. TND (đạo của PGS.TS Vũ Tuấn Anh), PGS.TS NCB (đạo của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh), nhà văn VNT (đạo của PGS.TS Trần Ngọc Vương), TS. CTTT và Thạc sĩ TTA (đạo của PGS.TS Trần Ngọc Thêm). Rồi GS. TS PL đạo của GS Trương Lập Văn (Trung Quốc)..
        Có thể nói các vụ đạo văn ngày càng tinh vi. Mặc dầu người bị đạo biết mười mươi là người ta đạo của mình, nhưng cũng khó khăn lắm mới đưa ra dư luận. Có người có chứng cứ hẳn hoi, nhưng lại ngại va chạm nên cũng chẳng đưa ra công luận, rồi đành ngấm ngầm cam chịu bực tức. Bởi học thuật ở Việt Nam từ xưa đến nay vốn không sòng phẳng, và bên cạnh đó hành lang pháp lý cho những vụ việc như thế này cũng không chặt chẽ.
        Đạo văn trong các công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước ảnh hưởng như thế nào tới xã hội? Ông có kiến nghị gì để làm giảm tình trạng đạo văn?
        Vì chúng ta chưa có chế tài xử lí nghiêm nạn đạo văn nên rốt cuộc sách đạo văn vẫn để trên giá, lưu trong các thư viện, bán ngoài quầy, dạy trong các trường đại học và các cơ sở đào tạo sau đại học trên khắp cả nước… mà các cơ quan có trách nhiệm không hề có động thái gì. Người bị hại không được bảo vệ, còn kẻ hại người thì vẫn ung dung như chẳng có chuyện gì.
        Có thể nói đây là một mối nguy hại lớn cho nền học thuật nước nhà, bởi khi dư luận báo chí qua đi, những thế hệ sau lại “hồn nhiên” trích dẫn những cuốn sách đạo văn đó, mà không biết đó chỉ là công trình, tác phẩm giả, được những kẻ lười biếng tạo nên.
        Điều này dẫn đến một nguy hại khác không kém phần quan trọng là sự tụt hậu của nền học thuật, ảnh hưởng đến học phong và nền văn hóa nước nhà.
        Thậm chí chúng còn làm hỏng cả một thế hệ, làm mất uy tín của khoa học nước nhà trước bạn bè quốc tế khi những vụ việc như vậy được phanh phui phát hiện.
        Những tác phẩm đạo văn, đương nhiên là không có phát hiện gì mới về mặt học thuật (tư liệu không mới, kiến giải không mới, kết quả không mới, đề xuất không mới), mà chỉ là xào xáo lại các cái cũ (những kiến thức đã công bố, đã được nhà nước trả tiền, đã được nhuận bút, đã đem lại vinh dự cho người phát hiện lần đầu).
        Vậy mà vẫn được in ra, vẫn được trả nhuận bút, vẫn đem lại bổng lộc và chức vị cho người xào xáo. Điều này hết sức bất công, không những làm lãng phí tiền của của nhà nước và nhân dân, mà hành vi dối trá này còn vi phạm đạo đức xã hội, đạo đức khoa học và kìm hãm làm trì trệ sự phát triển của học thuật.
        Nếu chúng ta không tìm được ra ngay biện pháp xử lý với vấn nạn này, thì không thể có một nền học thuật lành mạnh, minh bạch và phát triển; và càng ngày càng làm cho học thuật suy thoái.
        Một số người còn đề nghị phải xem xét tội đạo văn như một thứ tội phạm kinh tế nữa, vì cho rằng việc đạo văn không chỉ làm phương hại đến sự tôn nghiêm của học thuật và nghệ thuật, ảnh hưởng đến trình độ dân trí mà nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến kinh tế đất nước vì đã dùng tiền đóng thuế của dân để trả cho những những sản phẩm không có tính sáng tạo của những kẻ lười biếng.
        Trong khi đó vấn đề này đối với nước ngoài, được họ làm một cách hết sức triệt để. Sách bị phát hiện đạo văn bị thu hồi, hủy, giải thưởng đã được trao cũng bị tước, thậm chí những công trình đó nếu liên quan đến việc người đạo văn dùng nó để xin các chức danh học hàm học vị, thì cũng sẽ bị tước.
        Điều này tạo lập nên ý thức của các thế hệ nghiên cứu.
        Họ càng trung thực bao nhiêu trong các công trình của mình thì càng được đánh giá cao bấy nhiêu.
        Do vậy, việc nghiên cứu khoa học cũng sòng phẳng, những phát kiến mới được đánh giá cao, mặc dầu những phát kiến này không đi xa thế hệ trước là bao, nhưng sự minh bạch trong học thuật này sẽ tạo ra sự minh bạch trong khoa học và bớt đi những kẻ muốn tiến thân theo cái lối “dậu đổ bìm leo”.
        Xin cảm ơn ông!
        Mai Khôi – Thanh Nguyên thực hiện
        Nguồn: Giáo dục Việt Nam.
        http://giaoduc.net.vn/xa-hoi/40-tin-nong/3701-phai-xem-xet-dao-van-nhu-mot-toi-pham-kinh-te.html
        ======================================
        Giaosudom@: Kính mong các bác cho biết thông tin chi tiết về các trường hợp mà TS Nguyễn Xuân Diện đã nêu để Giaosudom cập nhật vào Bia Đạo Văn của JIPV – đang cạnh tranh với bia TS ở Văn Miếu;-).

        Những thợ đạo được chỉ mặt, nêu tên văn ở đây toàn các đấng bậc danh giá trong làng chữ nghĩa. Nào là PGS.TS. TNT (đạo của GS Trần Quốc Vượng), TS. HXL (đạo của TS Trần Hữu Sơn), TS. TND (đạo của PGS.TS Vũ Tuấn Anh), PGS.TS NCB (đạo của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh), nhà văn VNT (đạo của PGS.TS Trần Ngọc Vương), TS. CTTT và Thạc sĩ TTA (đạo của PGS.TS Trần Ngọc Thêm). Rồi GS. TS PL đạo của GS Trương Lập Văn (Trung Quốc)..
    • Thuykieu đã nói

      (GDVN) – Bàn về chuyện đạo văn của cuốn sách “Tài năng và đắc dụng”, Nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa đặt câu hỏi: “Sau khi bị phát hiện trong cuốn sách (hay công trình) này đúng là có hiện tượng đạo văn, thì các tác giả liệu có đủ liêm sỉ để xin lỗi Nhà nước, xin lỗi đồng nghiệp, xin lỗi bạn đọc?”
      http://giaoduc.net.vn/xa-hoi/40/3619.html
    • Nguyen Chinh đã nói

      http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-05-16-lum-xum-tai-nang-va-dac-dung-va-chuyen-loi-ich-
      Vài nhận xét:
      1. “Sự hiện diện của ông Đặng Lê Nguyên Vũ như là một đối tượng nghiên cứu và đồng thời là tác giả gây không ít ngạc nhiên. Đã là đối tượng nghiên cứu thì tại sao lại là tác giả?”
      Nhận định sai. Trong social sciences, tác giả hoàn toàn có thể là đối tượng nghiên cứu. Tức là tác giả có thể nghiên cứu trên bản thân mình. Điều này tùy thuộc vào phương pháp nghiên cứu.
      2. “Nhưng trong cuốn sách này, còn có vấn tiêu chuẩn thời gian. Thật vậy, nhìn qua danh sách nhân vật trong bảng dưới đây, chúng ta thấy các nhân vật trải dài từ thế kỉ 13 đến 21. Trong số 14 người, có 11 người thuộc vào “thế hệ xưa”, hiểu theo nghĩa sinh vào thế kỉ 19 trở về trước. Như vậy là thiếu cân đối, và không phù hợp với tiêu chí “tiêu biểu” cho nghiên cứu.”
      Tác giả hiểu sai về case study. Đã là case study thì yếu tố “cân đối” và “tiêu biểu” hoàn toàn không phải là tiêu chuẩn trong cách chọn mẫu. Nói cách khác, nếu muốn có một kết luận tiêu biểu thì không thể chọn case study.
      3. “Điểm thứ hai đáng chú ý là trong số 14 người, chỉ có 2 người “đương thời” (tức còn sống). Đó là ông Đặng Lê Nguyên Vũ và Bill Gates. Đó là một sự thật cho thấy có vẻ thiên vị về quá khứ hơn là hiện tại.”
      Nhận định sai. Lý do giống ở phần 2. Case study không nhất thiết phải chọn một mẫu mang tính cân đối.
      4. Chúng ta có thể ứng dụng phương pháp kiểm định thống kê để cho thấy rằng không có cơ sở để cho rằng ông Đặng Lê Nguyên Vũ là một trường hợp cá biệt trong nghiên cứu. Thật ra, trường hợp cá biệt có thể là ông Trần Văn Giàu (100 tuổi), nhưng trị số P là 0.22, nên chúng ta cũng không thể kết luận rằng ông là một trường hợp cá biệt (đứng về mặt tuổi tác).
      Lập luận sai cơ bản và lạm dụng thống kê vì không thể dùng thống kê như vậy trên mẫu trong một case study. Lý do là cách chọn mẫu của case study hoàn toàn thiên về chất lượng thông tin mà không quan tâm đến tính cân đối về các yếu tố khác của mẫu.
  33. Nguyễn Côi đã nói

    Thêm một chính khách cỡ bự nữa của Đức (thuộc đảng của tân Phó Thủ tướng CHLB Đức gốc Việt Phillip Roesler) bị tước bằng Tiến sĩ vì luận án mắc tội đạo văn.
    http://www.dw-world.de/dw/article/0,,15156485,00.html
    Sau vị cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức Karl-Theodor zu Gutenberg và con gái cựu Thủ hiến Tiểu bang Bayern Edmun Stoiber, đây là trường hợp thứ 3 của CHLB Đức.
    Giá mà nước ta noi gương được nước bạn.
  34. Đạo sỹ đã nói

    Xin giới thiệu PGS đạo văn Nguyễn Hoàng Hải (Đại học Quốc gia Hà Nội) , GS.TS Nguyễn Hữu Đức là tác giả của bài báo::Chế tạo và ứng dụng hạt nanô từ tính trong sinh học.
    Báo cáo tại Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ 6, 2005. Đây là bài đạo văn dịch từ các bài báo nước ngoài, bê nguyên xi đem báo cáo
    2 tác giả này xứng đáng được vào viện sỹ đạo văn
  35. Tuan Ngoc@ đã nói

    http://nguoiduatin.vn/tien-sy-dao-luan-van-nhanh-nhu-chao-chop-a6285.html
    http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=8&ID=6421
    Viết tiếp vụ Tiến sĩ đạo văn ở trường Đại học Quảng Bình: Cái xấu lại được… bảo kê ?
    Báo Người cao tuổi số 916 ngày 8-6-2011 nêu sự việc TS Nguyễn Thế Hoàn, trường ĐH Quảng Bình sao chép một khối lượng lớn tài liệu của nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Đinh Thanh Dự. Hơn 2 tháng qua, dư luận không ngớt bàn tán, nhưng các nhà lãnh đạo thì vẫn im lặng? Đã thế, người ta còn đặt ông TS này vào ghế Chủ tịch Công đoàn trường ĐH khiến dư luận hết sức bất bình?…
  36. Liên Nguyễn đã nói

    http://chemeng.hut.edu.vn/index.php/vi/3-can-bo/629-ts-trn-th-thuy
    Các sách đã xuất bản:
    2. Trần Thị Thúy, Trần Thu Quỳnh, Vũ Anh Tuấn, Hóa phân tích, Tập 2: Hướng dẫn thí nghiệm, NXB Bách Khoa Hà Nội, ISBN 8935221840031, (2011)
    TS. Trưởng Bộ môn Hpt của Trường BKHN này copy sách của 2 thầy Trần Bính và Nguyễn Ngọc Thắng để biến thành sách của mình. Thật vô liêm sỉ hết sức
  37. dai lien đã nói

    Đê nghi viện kết nạp các nhân vật có tên sau đây: GS.TS Nguyễn Hữu Đức, Phó GD ĐHQG Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải GĐ Dự án ĐHQG Hà Nội, TS Nguyễn Mậu Danh, Đại học Công nghê, ĐHQG Hà nội. Các nhân vật này đạo văn bài:”Chế tạo và ứng dụng hạt na nô từ trong y sinh học” Báo cáo tại Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ VI, Hà Nội, ngày 23-25 /11/2005.
    Bài báo trên được dịch nguyên văn từ 2 bài của các tác giả sau:
    1.”The preparation of magnetic nanoparticales for application in biomedicine” cuả các tác giả Pedro Tartaj, Maria del Puerto …..đăng tại tạp chí:J.Phys. D , App.Phys 36 (2003) R 182 -R197 .
    2.Applications of magnetic nanoparticles in biomedicine của các tác giả: Q.A. Pankhurst, J . Connolly, S.K.Jones and Dobson, đăng tại tạp chí: J.Phys. D , App.Phys 36 (2003) R 167 -R 181. Hai bài này đều là TOPICAL REVIEW.
    Nguyễn Hoàng Hải chính là Dạ Trạch một trong tác giả đạo văn của cuốn Tài Năng và Đắc dụng do NGuyễn Hoàng Lương và Phạm Hồng Tung chủ biên . Kính đề nghi Viện kiểm tra và đưa các GS, PGS, TS này vào viện Đạo văn. Xin cám ơn
  38. Tuấn Kiệt đã nói

    Kính gửi các bác có trách nhiệm ở Viện Nghiên cứu “đạo văn”!
    Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) lại có thêm hai giảng viên có học vị Tiến sĩ nữa bị lôi ra ánh sáng công luận vì “đạo văn” là TS Vũ Quý Thu và TS Mai Văn Tùng! lần này, TS Nguyễn Mạnh An – Hiệu trưởng nhà trường phải công khai thừa nhận điều đó. Đây đã là những TS thứ 5 và thứ 6 ở ĐH Hồng Đức “đạo văn” chỉ trong vòng 2 năm. Đề nghị các bác có trách nhiệm nhanh chóng cập nhật và bổ sung tên 2 vị TS này (Vũ Quý Thu, Mai Văn Tùng) vào “đạo miếu”. Có lẽ, nên để tên 2 vị này ngay sau 4 đồng nghiệp của họ là Mai Hảo Yến, Lê Văn Trưởng, Hoàng Thanh Hải, Trần Quang Dũng. Riêng TS Thu có ảnh chân dung ở trang web của trường Hồng Đức, đề nghị các bác kéo về cho sinh động. Dưới đây là nội dung bài viết được đăng tải trên báo Pháp luật và Xã hội ngày 14/10/2011 (post lên mạng ngày 15/10):
    http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/phapluatxahoi.vn/Sach-Cac-dan-toc-o-Thanh-Hoa-va-chuyen-dao-van-cua-3-ong-tien-si/7173293.epi
    Sách “Các dân tộc ở Thanh Hóa” và chuyện “đạo văn” của 3 ông tiến sĩ
    (PL&XH) -Ngay sau khi phát hành, nhiều trí thức đã khẳng định rằng cuốn sách “Các dân tộc ở Thanh Hóa” là “đạo văn”, bởi các tác giả đã “thuổng” “luộc” vô tội vạ những kiến thức, tư liệu từ nhiều công trình khoa học khác…
    Thời gian gần đây, 3 tiến sĩ ở Thanh Hóa là TS. Vũ Quý Thu; TS. Mai Văn Tùng đều là Giảng viên ĐH Hồng Đức và TS. Lê Ngọc Tạo (cán bộ Ban nghiên cứu và biên soạn Lịch sử tỉnh Thanh Hóa), đang bị phát hiện “đạo sách”, khi cuốn sách “Các dân tộc ở Thanh Hóa” (dày 600 trang, NXB Thanh Hoá phát hành năm 2009) của ba tác giả trên do TS. Vũ Quý Thu chủ biên, phát hành dịp Đại hội các dân tộc thiểu số toàn tỉnh lần thứ nhất.
    Những sự trùng lặp nội dung kinh ngạc
    Ngay sau khi phát hành, nhiều trí thức đã khẳng định rằng cuốn sách “Các dân tộc ở Thanh Hóa” là “đạo văn”, bởi các tác giả đã “thuổng” “luộc” vô tội vạ những kiến thức, tư liệu từ nhiều công trình khoa học khác, đặc biệt là từ tập sách “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)” của Viện Dân tộc học (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1978).
    Cụ thể, tại phần viết về người Dao, sách “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)” viết: “Phạm vi cư trú của người Dao rất rộng, rải khắp miền rừng núi, dọc theo biên giới Việt – Trung, Việt – Lào cho tới một số tỉnh trung du và ven biển Bắc Bộ. Trên cả ba vùng: vùng cao, vùng giữa và vùng thấp đều có người Dao cư trú: Vùng cao có nhiều núi đá vôi thuộc các tỉnh Cao Lạng, Bắc Thái, Hà Tuyên, Quảng Ninh và vùng cao Tây Bắc. Vùng này núi non hiểm trở, độ cao trung bình từ 800m đến 1000m, đất Laterit núi có mùn, khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao do mưa nhiều. Ở vành đai này có nhiều người Dao Đỏ, một bộ phận Dao Tiền và một số ít Dao Tiển”. (trang 311)
    Trong khi sách “Các dân tộc ở Thanh Hóa” (NXB Thanh Hóa 2009)… cũng viết: “Phạm vi cư trú của người Dao rất rộng, rải khắp miền rừng núi, dọc theo biên giới Việt – Trung, Việt – Lào cho tới một số tỉnh trung du và ven biển Bắc Bộ. Trên cả ba vùng: vùng cao, vùng giữa và vùng thấp đều có người Dao cư trú: Vùng cao có nhiều núi đá vôi thuộc các tỉnh Cao – Bắc – Lạng, Hà – Tuyên – Thái, Quảng Ninh và vùng cao Tây Bắc. Vùng này núi non hiểm trở, độ cao trung bình từ 800m đến 1000m, đất Laterit núi có mùn, khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao do mưa nhiều. Ở vành đai này có nhiều người Dao Đỏ, một bộ phận Dao Tiền và một số ít Dao Tiển”. (trang 25).
    Đọc hai đoạn trích dẫn trên ngoài việc thay đổi một chút ít về địa danh, còn lại giống nhau đến… đáng ngờ.
    Ở phần viết về dân tộc Thổ, 3 tiến sĩ Vũ Quý Thu, Mai Văn Tùng và Lê Ngọc Tạo lại có sự “trùng lặp” một cách kinh ngạc với tác giả tiền bối. Sách “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)” viết: “Năm 1973, Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh Nghệ An (cũ) đã triệu tập hai cuộc hội nghị đại biểu các dân tộc. Các đại biểu hội nghị đã thảo luận sôi nổi, nghiêm túc và đi tới nhất trí xác định rằng: người Thổ là một dân tộc bao gồm các nhóm Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai – Ly Hà, Tày Poọng. Vấn đề này sau đó lại được nhất trí xác định một lần nữa tại Hội nghị xây dựng danh mục các dân tộc thiểu số ở miền Bắc, do Ủy ban Khoa học Việt Nam triệu tập, Viện Dân tộc học chủ trì, họp tháng 12 năm 1973. Ý thức tự giác dân tộc của người Thổ, qua ba cuộc hội nghị, đã được nói lên, được nhất trí và được chấp nhận” (trang 91).
    Trong sách “Các dân tộc ở Thanh Hóa”, xuất bản năm 2009 cũng có một đoạn viết “như cùng một khuôn” với đoạn trích trên: “Năm 1973, Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh Nghệ An (cũ) đã triệu tập hai cuộc hội nghị đại biểu các dân tộc. Các đại biểu hội nghị đã thảo luận sôi nổi, nghiêm túc và đi tới nhất trí xác định rằng: người Thổ là một dân tộc bao gồm các nhóm Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai – Ly Hà, Tày Poọng. Vấn đề này sau đó lại được nhất trí xác định một lần nữa tại Hội nghị xây dựng danh mục các dân tộc thiểu số ở miền Bắc, do Ủy ban Khoa học Việt Nam triệu tập, Viện Dân tộc học chủ trì, họp tháng 12 năm 1973. Ý thức tự giác dân tộc của người Thổ, qua ba cuộc hội nghị, đã được nói lên, được nhất trí và được chấp nhận” (trang 497)
    Chưa hết, ở phần viết về người Mông, ba tiến sĩ thể hiện là những “đầu bếp” rất giỏi món “luộc”. Sách “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)” xuất bản năm 1978, viết: “Đồng bào ở cao nguyên Đồng Văn còn cho rằng trên đỉnh núi Mèo Vạc có giếng thần và có đôi chim chuyên nhặt lá cây để nước giếng trong sạch. Người ta muốn uống nước giếng thần để khi ốm đau bệnh tật chóng khỏi, khi chết hồn về được với tổ tiên. Vì vậy trước đây những người nhiều tuổi đều mong muốn đến thăm Mèo Vạc – “nơi quê cha đất tổ” và “được uống nước giếng thần”. Ngoài yếu tố mê tín, những điều đó có ý nghĩa nhất định đối với sự hình thành lòng yêu quê hương xứ sở, trên cơ sở đó nảy nở lòng yêu nước Việt Nam anh hùng của người Mèo” (trang 292).
    Đoạn văn trên với đoạn văn trong sách “Các dân tộc ở Thanh Hóa” (của 3 Tiến sĩ Thu; Tùng và Tạo) giống nhau như đúc: “Đồng bào ở cao nguyên Đồng Văn còn cho rằng trên đỉnh núi Mèo Vạc có giếng thần và có đôi chim chuyên nhặt lá cây để nước giếng trong sạch. Người ta muốn uống nước giếng thần để khi ốm đau bệnh tật chóng khỏi, khi chết hồn về được với tổ tiên. Vì vậy trước đây những người nhiều tuổi đều mong muốn đến thăm Mèo Vạc – “nơi quê cha đất tổ” và “được uống nước giếng thần”. Ngoài yếu tố mê tín, những điều đó có ý nghĩa nhất định đối với sự hình thành lòng yêu quê hương xứ sở, trên cơ sở đó nảy nở lòng yêu nước Việt Nam anh hùng của người H’Mông” (trang 112).
    Ở đây 3 tiến sĩ – tác giả cuốn “Các dân tộc ở Thanh Hóa” còn lạc hậu về kiến thức, vì từ cuối năm 2001 tộc danh “H’Mông” đã được gọi là “Mông” (không có chữ H và dấu phẩy bên cạnh).
    Chỉ cần đối chiếu một cách thủ công độc giả cũng dễ dàng nhận ra sự giống nhau kỳ lạ giữa nhiều đoạn văn trích ra từ hai cuốn sách, “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)” xuất bản năm 1978 và “Các dân tộc ở Thanh Hóa” xuất bản năm 2009. Đọc những đoạn trích dẫn trên ngoài sự khác nhau về địa danh, tộc danh theo từng thời điểm, liệu có ai không gọi hiện tượng trên là “đạo văn”? Còn rất nhiều những dẫn chứng khác nữa minh chứng cho việc “đạo văn” của ba tiến sĩ Vũ Quý Thu, Mai Văn Tùng, Lê Ngọc Tạo. Ví dụ như phần viết về người Khơ Mú (trang 187 – 293, sách “Các dân tộc ở Thanh Hóa”), không ít đoạn đã bê nguyên từ công trình “Người Khơ Mú ở Việt Nam” do PGS. Khổng Diễn chủ biên (NXB Khoa học Xã hội 1999).
    Đặc biệt, phần nói về người Mường (383 – 441) sách “Các dân tộc ở Thanh Hóa” đã “sao y bản chính” toàn bộ phần “Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội của người Mường ở Thanh Hóa” do TS. Phạm Văn Đấu (hiện đã nghỉ hưu ở TP. Thanh Hóa) viết.
    Đã có tiền lệ…
    Đây không phải là lần đầu tiên Đại Học Hồng Đức (Thanh Hóa) dính líu đến… “đạo văn”. Tháng 6 năm 2009 TS. Mai Hảo Yến (Đại học Hồng Đức) cũng từng bị tố là “thuổng” ba công trình khoa học của 2 vị GS đầu ngành về Ngôn ngữ học (Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban). Cũng năm 2009 ông Trần Quang Dũng, tiến sĩ Ngữ văn, cán bộ khoa Khoa học xã hội, Đại Học Hồng Đức cũng bị tố “đạo sách” của PGS Bùi Duy Tân (Đại học Huế). Hai vụ trên được khuấy động lên một thời gian sau đó… “chìm nghỉm”.
    Đại học Hồng Đức, nơi hai Tiến sĩ đạo văn, Vũ Quý Thu và Mai Văn Tùng công tác.
    Trước tiền lệ trên, nhiều người lo lắng. Rồi đây sự việc ba Tiến sĩ Vũ Quý Thu; Mai Văn Tùng; Lê Ngọc Tạo đạo văn, sau thời gian rùm beng rồi cũng sẽ chìm vào im lặng như đã từng xảy ra trước đó, và “công trình” của các tiến sĩ trên sẽ vẫn… trơ gan. Đồng nghĩa với việc rất nhiều người đặc biệt là sinh viên sẽ tưởng rằng (nghĩ rằng) các tiến sĩ trên là tác giả, nào biết đâu “công trình” nói trên của họ được copy từ người khác.
    Chẳng có một dòng xuất sứ
    Trao đổi với PV, TS. Phạm Văn Đấu (nguyên Giảng viên ĐH Hồng Đức) rất thất vọng vì các đồng nghiệp: “Phần viết của tôi dài 38 trang, vốn là một chuyên đề thuộc đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu di sản văn hóa truyền thống Thanh Hóa”, nghiệm thu năm 2008, đang lưu tại Sở Khoa học Công nghệ Thanh Hóa. Họ đã lấy hết và “vứt đi” gần 20 chú thích. Thật khó hiểu! Một sinh viên khi làm luận văn tốt nghiệp đại học đã biết trích dẫn như thế nào, đằng này các vị ấy là tiến sĩ đã làm mấy lần luận văn luận án. Họ “đạo văn” từ nhiều nguồn, nhiều công trình mà chẳng có một dòng xuất xứ, một chỗ đóng, mở ngoặc kép… không thể chấp nhận việc làm của họ”.
    Ngày 5-10-2011 trao đổi với PV báo PL&XH về vấn đề trên, TS. Nguyễn Mạnh An, Hiệu trưởng trường ĐH Hồng Đức xác nhận: “Việc của hai TS Vũ Quý Thu và Mai Văn Tùng, gọi là đạo văn… cũng đúng, vì các anh ấy sai rõ ràng rồi, không thể chối cãi hay thanh minh được. Ngay sau khi nhận được thông tin, ban giám hiệu trường ĐH Hồng Đức đã tổ chức cuộc họp, yêu cầu hai TS trên phải xin lỗi các tác giả có công trình khoa học mà các anh ấy copy; phải trả lại tiền nhuận bút cho tác giả đích thực. Ngoài ra hai TS trên còn phải nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm. Còn Tiến Sĩ Lê Ngọc Tạo, không công tác ở ĐH Hồng Đức nên hình thức xử lý đối với ông này như thế nào chúng tôi chưa rõ”.
    Sỹ Hào – Hoàng Vượng
  39. nguyen hoa đã nói

    Tiến sĩ Chu Thị Thanh Tâm vốn là giáo viên phổ thông là một tiến sĩ yếu kém và đạo văn.
    Cô này nhờ sự bảo kê của Học giả Vũ Minh Giang mà thoát tội yếu kém và đạo văn
    (luận cứ đuợc lưu trữ ở trang web: dblviet.blógpot.com)