Hoàng Nguyễn (Danlambao) - Các bác cứ lấy giá thế giới ra để mà so sánh rồi đẩy giá cả ở Việt Nam cũng tăng cho bằng anh, bằng em với các nước trên thế giới, vậy không biết khi nghĩ đến đồng lương của người dân Việt Nam hiện nay, các bác có bao giờ mang ra so sánh với thế giới không nhỉ? Và có suy nghĩ làm thế nào để cải thiện đồng lương, cải thiện đời sống cho dân mình sánh vai với các cường quốc Năm châu không nhỉ? Thực sự đã có bác lãnh đạo nào làm việc đúng với trách nhiệm và cái tâm của mình để dân mình bớt khổ, nước mình ngày càng giàu mạnh chưa? Hay ai nấy đều chỉ lo vơ vét cho riêng mình?... * Mới chỉ gần 3 tháng đầu năm mà người dân Việt Nam phải liên tục đối mặt với cơn bão giá. Nếu như năm 2010 và 2011 "mở hàng" cho cơn bão giá là giá điện thì năm nay là giá gas – một mặt hàng thiết yếu với người tiêu dùng. Tính từ đầu năm 2012, giá gas liên tục tăng 4 lần với tổng mức tăng 126.000 đồng/bình 12kg (tăng khoảng 36%). Vì giá gas tăng quá cao, vượt sức chịu đựng của người tiêu dùng, nhiều gia đình đã chuyển sang dùng củi, than, bếp từ, bếp diện… Tuy nhiên giá than cũng bắt đầu tăng theo. Giá gas tăng kéo theo hàng loạt mặt hàng tiêu dùng khác cũng tăng từ 5-10%. Người dân vẫn còn chưa hết bàng hoàng với cú sốc tăng giá thì nay lại thêm "choáng" vì giá xăng tăng khoảng 10%. Sau khi giá xăng tăng, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác: đường, sữa, bánh kẹo, dầu ăn, mắm, muối,… cho đến các mặt hàng thực phẩm tươi sống cũng bắt đầu đợt tăng giá mới. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm và các nhóm hàng dịch vụ ăn uống vẫn đang ở mức cao. Tình trạng bão giá hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Đứng trước cơn bão giá, cuộc sống của những người có thu nhập thấp vốn dĩ đã không mấy dễ dàng, nay lại càng khó khăn hơn. Thiết nghĩ những người lao động bình dân lương mỗi tháng khoảng 2-3 triệu đồng mà phải trả tiền nhà, điện nước, đi lại, ăn uống... thực sự không dễ dàng chút nào! Người dân thực sự đang loạng choạng trước túi tiền eo hẹp, không biết phải chi tiêu ra sao khi mà làn sóng tăng giá vẫn đang tiếp tục dồn dập. Đó là chưa kể: từ đầu năm 2012, tập đoàn EVN cũng bắt đầu đề nghị tăng giá điện; khoảng 400 dịch vụ y tế cũng sẽ cùng tăng giá vào tháng 4 và từ tháng 6 cũng sẽ bắt đầu thu phí ôtô, xe máy,… Mọi khó khăn cứ thế mà đổ lên đầu người dân! Các bác nhà mình trả lời cho sự tăng giá gas và xăng dầu kéo theo hàng loạt các mặt hàng khác cũng tăng theo là vì giá cả thế giới tăng cao. Như Singapore năm 2011, giá xăng dầu của họ cũng tăng chóng mặt nhưng lạm phát chỉ trên 3% trong khi lạm phát ở Việt Nam lên đến hơn 18%. Năm nào Chính phủ cũng hứa hẹn sẽ kiềm chế lạm phát ở mức dưới 10%, thế nhưng lạm phát mỗi năm một tăng. Cụ thể: năm 2010 con số lạm phát là 11,5%, đến năm 2011 lạm phát tăng hơn 18% và năm nay với 3 tháng đầu năm mà giá cả đã tăng ồ ạt thế này thì có nguy cơ đầy hứa hẹn sẽ tái hiện trở lại kịch bản lạm phát của năm 2011. Các bác cứ lấy giá thế giới ra để mà so sánh rồi đẩy giá cả ở Việt Nam cũng tăng cho bằng anh, bằng em với các nước trên thế giới, vậy không biết khi nghĩ đến đồng lương của người dân Việt Nam hiện nay, các bác có bao giờ mang ra so sánh với thế giới không nhỉ? Và có suy nghĩ làm thế nào để cải thiện đồng lương, cải thiện đời sống cho dân mình sánh vai với các cường quốc Năm châu không nhỉ? Thực sự đã có bác lãnh đạo nào làm việc đúng với trách nhiệm và cái tâm của mình để dân mình bớt khổ, nước mình ngày càng giàu mạnh chưa? Hay ai nấy đều chỉ lo vơ vét cho riêng mình? |
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog