BOSTON - Gian lận trong hải sản nhập cảng là tình hình phổ biến, và có khi sẽ khó dò ra.
Bản
tin AP hôm 15-3-2012 nói rằng các nơi bán gian lận hải sản thường sử
dụng một hợp chất làm từ phần chính là sodium để làm cho các con sò điệp
(scallops) phồng lớn hơn bình thường.
Tương tự, các miếng fillet
cá pollock lại được tráng lên một lớp băng (ice glazed) với cớ là để
giữ cho tươi mới, nhưng khi đưa cân lại tính luôn cả các lớp băng này.
Trong
hội chợ hải sản quốc tế International Seafood Show ở Boston tuần này,
một viên chức kiểm phẩm cao cấp liên bang về hải sản nói rằng cơ quan
của ông đang tăng nỗ lực để ngăn chận các kiểu gian lận hải sản như nêu
trên, và như các kiểu khác.
Steven Wilson, Trưởng Phòng Kiểm Phẩm
về hải sản của Sở Ngư Nghiệp NMFS, nói rằng Sở đã quyết định ngăn chận
các gian lận kinh tế kiểu này.
Một kiểu gian lận hải sản nổi
tiếng là thay thế cá mắc tiền bằng cá rẻ tiền nhưng có vị gần nhau. Thí
dụ, có chợ đã dùng cá whiting (một loại cá ở Đại Tây Dương) thay cho cá
grouper (cá mú), hay dùng cá mako shark (một loại cá nhám) thay cho
swordfish (cá lưỡi kiếm), vân vân.
Wilson nói, gian lận còn là
làm cho cân nặng hơn. Sở của ông đã thấy vài loaị gian lận kinh tế ở ít
nhất 40% trong toàn bộ mẫu hải sản trình lên sở của ông tự nguyện. Và
trong đó, tới ít nhất 8/10 trường hợp này là cân nặng hơn thực tế.
Tuy
nhiên, khi các chợ nói rằng phải sử dụng chất bảo quản làm từ sodium
hay tráng lớp băng lên cá lại giải thích rằng họ chỉ muốn giữ cá cho
tươi, chứ không phải để gian lận.
Vấn đề là, đó là nhũững cách hợp pháp để giữ cho cá tươi, nên khó để nói rằng có chủ chợ nào gian lận.
Luật
Mỹ nói rằng khi một gói ghi rằng bên trong là 10 pounds cá, có nghĩa là
phải có 10 pounds cá, trong khi lớp băng tráng lên bị xem là thứ bên
ngoaì, không tính vào cân nặng.
Nếu muốn kiểm tra chính xác về
cân nặng, thì Mỹ lại không có đủ nhân viên kiểm phẩm để cân trọng lượng
cá bên trong hộp cho đúng với nhãn hiệu bên ngoài.
Chuyện đó xảy
ra năm 2010, khi cuộc điều tra tại 17 tiểu bang cho khách hàng thấyr ằng
họ đã trả tiền cho cả lớp băng đóng quanh gói hải sản. Chỉ trong 4 tuần
lễ, có 21,000 gói hải sản bị gỡ ra khỏi kệ bán hàng ở các chợ.
Hầu hết hải sản được dân Mỹ ăn là hàng nhập cảng và đóng gói ngoaì Hoa Kỳ, nên điều tra viên không ngăn cản gian lận được.