Thảo Mai (Danlambao) - Câu nói trên do một doanh nhân phát biểu, ông Bùi Danh Liên,Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô là một điều tôi không lấy gì làm khó hiểu. Sự chênh lệch, phân biệt giàu nghèo, sang hèn ở Việt Nam hiện nay đã ngày càng hiện hữu rõ rệt. Ông là một con người tài giỏi thành đạt, là một chủ tịch của Hiệp hội vận tải ô tô nhưng những gì mà ông trả lời trong bài phỏng vấn trên báo VNEXPRESS (1) thì thật sự là thiếu tư chất của một người lãnh đạo đang dẫn dắt hàng ngàn người lao động, thiếu tình người trong một xã hội lạm phát gia tăng. Đáng lẽ ra là một chủ tịch Hiệp hội vận tải thì ông phải là người hiểu rõ nhất những khó khăn của việc thu phí bảo trì đường bộ, trước vấn đề giá xăng tăng biến đối với người lao động bình dân ra sao. Nhưng ông lại có một cái nhìn phiến diện, chủ quan, chỉ để ý đến bản thân mình"Nhà tôi có xe 4 chỗ, mỗi tháng chỉ đi vài lần, nhưng tôi vẫn sẵn sàng đóng phí bảo trì. Muốn đi đường tốt thì phải đóng góp, nhà nước không thể bao cấp hết". Ông Bùi Danh Liên Hẳn nhiên ông có thừa đủ tiền để đi taxi thoải mái khi những chính sách thu phí gia tăng như những gì ông đã phát biểu "Phí không phải là gốc, song cũng là một trong những biện pháp giảm lượng xe. Mỗi tháng mất 2 triệu đồng phí ôtô thì với lương hưu tôi sẽ chọn đi taxi." Nhưng chúng tôi là những người dân nghèo lao động thì lấy tiền ở đâu mà cả ngày ngồi ung dung di chuyển trên chiếc taxi, quạt máy điều hòa? Nhà ông có xe 4 chỗ, ông giàu có mua xe mắc tiền để mỗi tháng chỉ đi vài lần, thì có thu thêm phí với ông cũng có đáng là bao, một tháng ông kiếm được hàng tỷ đồng doanh thu lợi nhuận vận tải đem lại. Nhưng chúng tôi chỉ có xe hai bánh để đi, cũ mèm và cọc cạch, chúng tôi đổ một lít xăng cũng phải đắn đo suy nghĩ tiết kiềm từng ngàn đồng một. Trong hiệp hội vận tải mà ông điều hành là hàng ngàn người lao động, chẳng lẽ họ cũng có đủ tiền để ngày ngày đi taxi như ông? Số tiền phí gia tăng đối với ông thật sự là con số không đáng kể, chỉ như một con kiến con trên một cái bánh gato lớn, nhưng đối với chúng tôi, nó là những đồng tiền mồ hôi nước mắt, làm bằng xương, bằng máu của mình. Chúng tôi mua một chiếc xe về, chúng tôi có đóng thuế đầy đủ. Chúng tôi lưu hành sử dụng xe, chúng tôi phải bảo dưỡng. Xe 2 bánh của chúng tôi đi nhiều đến mức làm hư hỏng nặng đường phố hay sao? Trong khi mà chúng tôi còn thường xuyên phải khó nhọc di chuyển trên những con đường gồ ghề, những đoạn đường sóc lên sóc xuống, mấp mô, chật hẹp thì ai là người đứng ra giải đáp cho chúng tôi về điều đó? Ai không muốn đi đường tốt? Chúng tôi đâu muốn mỗi ngày phải mất cả tiếng hít khói hít bụi bẩn ngoài đường kia. Nhưng chúng tôi đóng thêm bao nhiêu loại phí, bao nhiêu lần tiền nữa thì chúng tôi mới có thể được đi lại trên con đường bằng phẳng, rộng rãi, thoáng đạt? Đó là một con số mà không ai có thể chắc chắn cho chúng tôi. Vậy tại sao lại đổ dồn gánh nặng đó nên vai người dân như chúng tôi? Tôi còn nhớ cách đây không lâu, hồi tháng 1 trả lời phỏng vấn VTC (2), ông còn phản đối việc thu phí lưu hành vì nó quá vô lý. Vậy điều gì đã làm ông thay đổi ý kiến chỉ trong vòng chưa đầy có 2 tháng. "Chúng ta đang đề xuất thu phí bảo trì đường bộ, giờ lại thêm phí lưu thông, như vậy theo tôi là phí chồng phí. Và nhà nước đang đẩy trách nhiệm sang dân, khi đầu tư cho hạ tầng là trách nhiệm của nhà nước từ tiền thuế của người dân. Xe hiện nay phải chịu nhiều loại phí quá, tôi cho rằng như thế không phù hợp, nhất định người dân không ủng hộ, sẽ gây ra hỗn loạn xã hội", ông Liên đánh giá. Ông cũng hiểu rõ đầu tư cơ sở hạ tầng là trách nhiệm của Nhà nước vì người dân mua xe đã phải đóng rất nhiều thứ thuế. Vậy mà giờ ông lại thay đổi thái độ nhanh đến như vậy "Chạy xe làm hỏng đường thì phải trả phí bảo trì". Ông nói "Phường không thể đi thu được mà lại giao cho các tổ dân phố đi thu của dân, song tổ dân phố cũng quá nhiều việc. Theo tôi, khi đã giao cho các phường thu thì nên trích lại phần trăm để bồi dưỡng cho người đi thu tiền, như cảnh sát giao thông phạt người vi phạm cũng được trích lại để bồi dưỡng." Ông không cảm thấy một điều phi lý trong lời nói của ông sao? Chúng tôi phải đóng tiền để bồi dưỡng cho những người đi thu tiền xương máu lao động của mình? Tôi có đọc được một câu ngạn ngữ của nước ngoài: "Học hỏi cho thấy người phàm biết ít thế nào; Giàu sang nhiều cho thấy lời lẽ trống rỗng thế nào." Có nhiều cách để nâng mình lên, và nịnh hót cũng có thể được xem là một phương cách mà những người như ông chọn lựa. Có lẽ, ông là ví dụ rõ ràng nhất cho câu ngạn ngữ này. Chú thích: |
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog