Mặc Lâm, biên tập viên RFA2012-03-26Nửa đêm 23 tháng 3 vừa qua chị Trần Thị Nga, một người hăng say trong việc chống buôn người sang Đài Loan cũng như tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc đã gửi tin về kêu cứu đang bị công an và xã hội đen cấu kết với nhau để hãm hại hai mẹ con chị. Tin tức này đã khiến cho nhóm nhân sĩ Hà Nội bức xúc và ngay lập tức họ họp nhau lại lái xe về thẳng Phủ Lý, Hà Nam để bảo vệ cho chị và đứa con trai thoát khỏi sự quấy nhiễu công khai của công an Hà Nam. Mặc Lâm có bài chi tiết sau đây về vụ việc này. Người dân phải tự bảo vệ cho nhauTrên trang blog của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện ngày 24 tháng ba có một cái tựa "Chúng tôi đi Phủ Lý giải cứu mẹ con chị Trần Thị Nga" và hình như ngay lập tức người đọc nghĩ ngay đến mẹ con chị Nga đang bị một nhóm bắt cóc tống tiền nào đó giam giữ hay có thể chị bị bọn buôn người sang Trung Quốc bắt giam, hay tệ hại hơn chị có thể đang bị xã hội đen giam nhốt để đòi món nợ mà chị vay của chúng… Tất cả những suy đoán ấy đều không đúng khi biết rằng người mà nhóm của TS Nguyễn Xuân Diện giải cứu đang bị chính công an phối hợp với côn đồ để nhốt chị ngay tại nhà sau khi đã tung tờ rơi hăm doạ sẽ giết chị và ném các thứ dơ bẩn vào nhà nạn nhân. Lần đầu tiên một nhóm thường dân nhỏ bé đã công khai tới thẳng trụ sở công an Hà Nam để đòi hỏi họ phải giải quyết đơn thưa của chị Nga về những hành vi mà côn đồ và công an đã làm đối với hai mẹ con của chị. T.S Nguyễn Xuân Diện thuật lại diễn tiến câu chuyện giải cứu mẹ con chị Nga như thế nào, trước tiên ông cho biết đã cùng với chị tới công an Hà Nam như sau: ...người ta mời ra ngoài nhưng chúng tôi không chịu chúng tôi nói rằng chúng tôi là người dân mà chị Nga hiện nay rất là lo sợ vì vậy có thể quên một phần nào đó trong việc khai báo cho nên chúng tôi phải ở đấy một là để nhắc chị hai là yểm trợ về mặt tinh thần và quan trọng nhất là giám sát sự làm việc của công an trong việc này. -Vào đến nơi thì công an người ta có người tiếp, tất nhiên là như vậy nhưng người ta chỉ đồng ý tiếp một mình chị Nga thôi còn tất cả những người còn lại thì người ta mời ra ngoài nhưng chúng tôi không chịu chúng tôi nói rằng chúng tôi là người dân mà chị Nga hiện nay rất là lo sợ vì vậy có thể quên một phần nào đó trong việc khai báo cho nên chúng tôi phải ở đấy một là để nhắc chị hai là yểm trợ về mặt tinh thần và quan trọng nhất là giám sát sự làm việc của công an trong việc này. Khi đựơc hỏi với tư cách gì mà nhóm của TS có thể vào thẳng trụ sở công an đặt câu hỏi với họ, liệu có thể bị họ quật ngược trở lại về hành động này hay không, TS Nguyễn Xuân Diện quả quyết: -Đấy là cái quyền của chúng tôi. Cái quyền này không ai tước bỏ đi được vì công an nhân dân thì phải phục vụ nhân dân và cái sự giám sát của chúng tôi là đương nhiên nhưng họ không chịu, họ mời chúng ra và chúng tôi kiên quyết không ra. Cuối cùng họ nói là muốn đưa chị Nga ra một phòng riêng để làm việc. Chúng tôi không nghe và chị Nga cũng không nghe. Chị Nga nói rằng gần đây có rất nhiều vụ đánh chết người trong đồn công an vì vậy nếu đưa chị ấy sang một phòng khác có một mình là rất nguy hiểm cho tính mạng của chị ấy nên chị không đi. Tuy công an chưa hề công khai ném đá, viết tờ rơi hay giật máy ảnh trên tay của chị Nga, nhưng họ thường xuất hiện tại hiện trường trước khi vụ việc xảy ra và khoanh tay đứng nhìn côn đồ hành động. Từ những hình ảnh không mấy hợp lòng dân này, nạn nhân có quyền nghĩ rằng chính công an đạo diễn, đứng phía sau và sẵn sàng can thiệp nếu vụ việc bùng nổ lớn hay người dân bức xúc tập trung chống lại côn đồ. Chị Phương Bích một người từng nhiều lần biểu tình phản đối Trung Quốc và cũng từng bị bắt, bị đe doạ kể lại chuyện chị cùng nhóm với TS Nguyễn Xuân Diện tại trụ sở công an Phủ Lý, Hà Nam như sau Thực tế là chúng tôi chỉ muốn đơn giản là làm sao chứng kiến cái cảnh công an làm việc với chị Nga như thế nào nhưng cuối cùng thì chúng tôi không đạt được mục đích đó và thậm chí họ yêu cầu chúng tôi ra gần như họ đuổi chúng tôi ra. -Thực tế là chúng tôi chỉ muốn đơn giản là làm sao chứng kiến cái cảnh công an làm việc với chị Nga như thế nào nhưng cuối cùng thì chúng tôi không đạt được mục đích đó và thậm chí họ yêu cầu chúng tôi ra gần như họ đuổi chúng tôi ra. Cũng rất là may có người hiểu biết về giáo dục nên người ta đấu lý lại với chính quyền. Đầu tiên họ ra rất là đông tức là họ muốn dùng thế lực của họ để đuổi chúng tôi ra khỏi nơi đó nhưng chúng tôi không chịu rời đi. Chúng tôi dùng lý để tranh cãi với họ. Sau khi hai bên đều cùng nói to quá nên tôi đứng ra ngoài cửa tôi ngó vào thì thấy chẳng còn ông công an nào nữa mà chỉ thấy anh em chúng tôi đang ngồi trong đó mà thôi. Tuy nhiên sau một tiếng rưỡi đồng hồ thì họ vẫn chỉ để lại một người trực mà không nhận lá đơn. Chúng tôi thấy rằng thế này: Khi một cái lý không thuộc về họ thì họ không thể làm gì chúng tôi cả. Lúc đầu họ rất hùng hổ mà sau đó thì rút lui hết cứ để mặc chúng tôi ở đấy đến chán thì thôi. tôi chưa nói đến vần đề cá nhân mỗi người. Tôi thấy rằng cái lý không thuộc về những người đang đại diện cho chính quyền. Chúng tôi thấy là họ bất lực không thể làm gì cả. Khi người dân người ta tỏ tình đoàn kết thương yêu bảo vệ lẫn nhau vì chúng tôi không thể chờ đợi sự bảo vệ ấy từ phía chính quyền là vì cái người đáng ra phải đứng ra bảo đảm cuộc sống bình yên cho người dân. Khi công an nhân dân không đứng về phía nhân dânĐây không phải là lần đầu tiên côn đồ khoá trái nhà của người bất đồng chính kiến để quấy nhiễu họ. Nhà báo tự do Dương Thị Xuân cũng từng nhiều lần bị khoá cửa cấm không cho đi biểu tình phản đối Trung Quốc. Nhà ông Hoàng Minh Chính cũng từng nhiều lần bị ném mắm tôm vào sân khi ông tỏ thái độ chống lại nhà cầm quyền. Dư luận không thể hiểu tại sao công an nhiều địa phương lại sử dụng hạ sách này khi trong tay đầy đủ tất cả những phương tiện mà luật pháp cho phép để trấn áp tội phạm hay điều tra một cách công khai bất cứ công dân nào khi họ có dấu hiệu phạm pháp. Sự dung túng hay thậm chí ra lệnh ngầm của cấp cao trong ngành công an đã khiến cho người ngoại cuộc bức xúc, đó là trường hợp của nhóm nhân sĩ Hà Nội nhập cuộc công khai để báo động với dư luận về sự lạm quyền của một bộ phận công an hiện nay. Chị Phương Bích kể lại buổi gặp gỡ công an tại Hà Nam: Các anh có con không? Các anh có vợ không? hãy nhìn hai mẹ con người đàn bà này cháu nhỏ không được ngủ cả đêm qua bây giớ nó rất mệt nên chúng tôi không để hai mẹ con họ đơn độc làm việc với các anh được. -Lúc này không phải là chuyện đàn bà với đàn bà nữa. Một người trong chúng tôi là anh Khanh nói rất hay: Các anh có con không? Các anh có vợ không? hãy nhìn hai mẹ con người đàn bà này cháu nhỏ không được ngủ cả đêm qua bây giớ nó rất mệt nên chúng tôi không để hai mẹ con họ đơn độc làm việc với các anh được. Nhưng họ không làm như yêu cầu của chúng tôi. Chúng tôi cho là họ không làm không sao chúng tôi về và công bố vụ này lên mạng cho tất cả người dân người ta quan tâm người ta thấy là khi người ta có lý thì người ta sẵn sàng đương đầu được Khi người dân tỏ thái độ là lúc chính quyền cần phải rà soát lại chính sách cũng như các đơn vị lạm dụng chính sách để hà hiếp người dân dưới chiêu bài bảo vệ chế độ. Hành động bất cần luật pháp này là động cơ mạnh mẽ nhất khiến cho người dân chán ghét chế độ hơn và khi lòng chán ghét đã lên cao thì bảo vệ chế độ bằng cách nào? Không ai tin rằng cấp cao nhất trong ngành công an không hay biết những vu việc này khi mà các trang mạng hiện nay cập nhật thông tin đầy đủ hàng ngày và Công an văn hoá cũng theo dõi những thông tin ấy đến từng chi tiết. Sự im lặng của lãnh đạo sẽ được đánh giá là đang khuyến khích các biện pháp sai quấy mang áp dụng vào người không cùng quan điểm với nhà nước. Dù họ là ai chăng nữa thì hạ sách này không thể được một nhà nước có đầy đủ chủ quyền với thế giới, có Hiến pháp và Quốc hội, có cả một hệ thống pháp luật như Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lại có thể mang xã hội đen ra đối phó với người dân của mình. Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện nói về động cơ thúc đẩy ông cứu giúp mẹ con chị Trần Thị Nga như sau: Trước hết là vì con người đã. Công việc mình làm phải trên tinh thần pháp luật. Nếu không có gì sai với pháp luật thế thì những lo lắng của mình nó sẽ không còn. -Trước hết là vì con người đã. Công việc mình làm phải trên tinh thần pháp luật. Nếu không có gì sai với pháp luật thế thì những lo lắng của mình nó sẽ không còn. Tất nhiên là vì suất phát từ tinh thần nhân văn và vì con người như vậy cũng như suất phát từ những tư tưởng pháp luật như vậy thì nó làm cho người ta tin tưởng và làm cho nhiều người ủng hộ. Bị sách nhiễu và đe doạ đến nỗi một công dân như chị Trần Thị Nga không thể sống an toàn tại nhà của mình được và phải nhờ vào sự giải cứu của những người dân tận thành phố Hà Nội. Cho chúng tôi biết sự sợ hãi của chị: -Dạ. Tính mạng của em rất là bị đe dọa bởi vì những hành vi vô nhân tính và không có luật pháp của họ, nhất là ngành công an khi mà em làm đơn tố cáo, rồi làm đơn trình báo về những sự việc mà em bị đe dọa, thì công an họ nhận được nhưng họ không bao giờ làm giấy xác nhận là đã nhận đơn của em. Họ nhận đơn xong rồi thì họ để đấy chứ họ không điều tra, bởi vì sao anh biết không? Bởi vì chính những kẻ đang dọa nạt em đấy thì họ chính là công an, nhân viên của Phòng Bảo Vệ Chính Trị - Công An tỉnh Hà Nam, cho nên họ cùng một phe, họ bảo vệ nhau đấy. TS Nguyễn Xuân Diện kể lại câu chuyện nhóm của ông làm việc với công an và cuối cùng đưa chị Nga về Hà Nội như sau: -Chúng tôi đưa cả hai mẹ con chị Nga về Hà Nội. Có ba người là nhân viên an ninh của công an Hà Nam đã tiễn chân chúng tôi một đoạn ra khỏi địa giới của tỉnh. Người dân vẫn tin rằng cuối cùng thì chính quyền cũng sẽ nghĩ ra ai dùng dao nào thì sẽ bị cắt tay vì dao ấy. Hôm nay sử dụng côn đồ thì mai này chính đám côn đồ ấy sẽ quay lại cắn chủ của chúng bằng cách khai nhận tất cả những ai đã từng thuê mướn chúng. Lúc ấy e rằng đã quá muộn để cho Công an giảng dạy việc tuân thủ pháp luật với người dân. |
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog