THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

29 September 2011

Thương hiệu chưa ra khỏi ‘ao làng’


2011-09-28

Đã xảy ra nhiều vụ mất thương hiệu và chỉ dẫn địa lý sản phẩm, nhưng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và chính quyền địa phương chưa ý thức đúng mức về việc bảo hộ các loại nhãn mác ở nước ngoài. Nam Nguyên trình bày vấn đề này.

RFA

Một số logo, thương hiệu, nhãn hiệu các cơ sở công ty Việt Nam. RFA


Nếu như nhãn hiệu thương hiệu sản phẩm là của riêng doanh nghiệp thì chỉ dẫn địa lý lại là sở hữu Nhà nước được quản lý bởi chính quyền địa phương. Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hóa qua dấu hiệu, biểu tượng hình ảnh để chỉ một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương nơi hàng hóa được sản xuất ra. Thí dụ Cà phê Buôn Ma Thuột, Nước mắm Phú Quốc.

Đừng để mất bò mới lo làm chuồng

Theo Cục Sở hữu Trí tuệ, trong vòng 1 thập niên qua đã có 27 chỉ dẫn địa lý được cấp chứng nhận đăng bạ bảo hộ tại Việt Nam, trong đó ngoại trừ 3 nhãn hiệu rượu mạnh của Pháp, Peru và Scotland còn lại 24 chứng nhận là thuộc về đặc sản của các địa phương Việt Nam. 
Nhiều tên tuổi nổi bật nằm trong danh sách đã được bảo hộ quốc gia về chỉ dẫn địa lý như Gạo Tám Xoan Hải Hậu, Gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân, Vải Thiều Lục Ngạn hay Xoài Cát Hòa Lộc. Nhưng cho tới nay có lẽ mới chỉ có thương hiệu Nước mắm Phú Quốc là được Tỉnh Kiên Giang và Hội nước mắm Phú Quốc chuẩn bị đăng ký ra nước ngoài. Bà Nguyễn Thị Tịnh, Chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc cho biết:
"Hội nước mắm Phú Quốc đang nạp đơn ở Liên minh Châu âu, Chúng tôi xúc tiến từ 2010 năm nay 2011 toàn bộ hồ sơ đã hoàn chỉnh." 
Hội nước mắm Phú Quốc đang nạp đơn ở Liên minh Châu âu, Chúng tôi xúc tiến từ 2010 năm nay 2011 toàn bộ hồ sơ đã hoàn chỉnh
Bà Tịnh không cho biết các chi tiết liên quan mà chỉ nói rằng 100 nhà sản xuất thành viên Hội nước mắm Phú Quốc không phải đóng góp chi phí cho việc này.      
Trên thực tế chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc đã bị chiếm đoạt từ thập niên 1980 ở Hoa Kỳ và trong những năm 2.000 ở Úc và Châu Âu. Việc tỉnh Kiên Giang và Hội nước mắm Phú Quốc đang xúc tiến đăng ký ở EU được giới luật gia cho rằng sẽ không dễ dàng bởi vì là người đến sau. Trong tháng 9/2011, báo chí đưa tin hai nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mới đây đã rơi vào tay người Trung Quốc. Cùng lúc có tin 
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu Phú Quốc của công ty nước ngoài (trích hồ sơ Cty Việt Hương mới nộp ở Trung Quốc yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu Phú Quốc.)
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu Phú Quốc của công ty nước ngoài (trích hồ sơ Cty Việt Hương mới nộp ở Trung Quốc yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu Phú Quốc.)
một công ty Hồng Kông đã nạp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Việt Nam đã làm gì để tránh những trường hợp chỉ dẫn địa lý hay thương hiệu của doanh nghiệp bị tiếm đoạt ở nước ngoài như Vinataba, Bánh phồng tôm Sa Giang, Bia Saigon, Cà phê Trung Nguyên hay gần đây nhất là Cà phê Buôn Ma Thuột và Nước mắm Phú Quốc. 
Trên thực tế chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc đã bị chiếm đoạt từ thập niên 1980 ở Hoa Kỳ và trong những năm 2.000 ở Úc và Châu Âu. Việc tỉnh Kiên Giang và Hội nước mắm Phú Quốc đang xúc tiến đăng ký ở EU được giới luật gia cho rằng sẽ không dễ dàng bởi vì là người đến sau
Trả lời câu hỏi này của Nam Nguyên, ông Trần Việt Hùng trợ lý Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, người vừa rời vị trí Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ hồi giữa tháng 9, nói rằng qua quan sát trong thời gian vừa qua thì cũng khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu ra nước ngoài: 
"Họ đăng ký không chỉ ở Việt Nam mà đăng ký quốc tế thông qua hệ thống Madrid mà Việt Nam là thành viên, đưa nhãn hiệu đăng ký ở nhiều nước khác nhau trong đó có Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản và những thị trường mà hàng hóa Việt Nam xuất khẩu tới. 
Bên cạnh đấy có một số không nhỏ các doanh nghiệp chưa quan tâm đến điều đó và hiện nay có một số chỉ dẫn địa lý lại thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương, thông qua một số hiệp hội một số tổ chức thì cái nhậy bén về đăng ký các chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể chưa được nhanh nhạy nên có thể có sự chậm trễ nhất định. Chúng tôi sẽ có biện pháp để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc bảo hộ ra nước ngoài của những loại nhãn hiệu như vậy."

Chưa biết nhìn xa trông rộng

Tại sao các địa phương và doanh nghiệp ít quan tâm tới việc bảo vệ chỉ dẫn địa lý và thương hiệu ở nước ngoài. Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hội Hồ tiêu Việt Nam đồng thời là nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam nhận định:
"Từ trước tới giờ các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, không riêng gì cà phê mà nhiều ngành hàng khác, 
Nhãn hiệu cà phê Buon Ma Thuot của Trung Quốc
Nhãn hiệu cà phê Buon Ma Thuot của Trung Quốc
có vẻ rất ít quan tâm tới xuất xứ hàng hóa của mình. Có thể là do thiếu kinh nghiệm, cũng như chuyện người mua không  đòi hỏi yêu cầu đó và hơn nữa là chưa phân biệt về giá. 
Việt Nam cũng có những thương hiệu như bưởi Năm Roi…nhưng để xây dựng một thương hiệu và đảm bảo giá trị thì có vẻ chúng ta làm chưa tốt. Đây cũng là một sự cảnh tỉnh một bài học để các địa phương khi xây dựng thương hiệu của mình thì tránh lập lại tình trạng như cà phê Buôn Ma Thuột
Hiện nay tôi thấy chỉ riêng hồ tiêu Chư Sê là có sự khác biệt, hồ tiêu đi từ Chư Sê thì giá luôn luôn cao hơn các nơi, còn các hàng hóa khác thì ít thấy điều đó. Việt Nam cũng có những thương hiệu như bưởi Năm Roi…nhưng để xây dựng một thương hiệu và đảm bảo giá trị thì có vẻ chúng ta làm chưa tốt. Đây cũng là một sự cảnh tỉnh một bài học để các địa phương khi xây dựng thương hiệu của mình thì tránh lập lại tình trạng như cà phê Buôn Ma Thuột."     
Trò chuyện với chúng tôi, Luật sư Lê Quang Vinh giám đốc phụ trách sở hữu trí tuệ Công ty luật Bross & Cộng sự ở Hà Nội, đơn vị đã phát hiện vụ các doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và thương hiệu nước mắm Phú Quốc nói rằng, các địa phương và doanh nghiệp có thể là chưa nhận thức sâu sắc về việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý hay nhãn hiệu ra các nước là thị trường xuất khẩu tiềm năng. LS Vinh giải thích về cách thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài, trước kia việc đăng ký bảo hộ từng nước riêng biệt rất tốn kém, nhưng nay với hệ thống Madrid phát triển được 85 nước thành viên kể cả Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ đơn giản hơn với lệ phí giảm đến 60%. 
Sự lĩnh hội của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Chúng tôi nghĩ nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là câu chuyện chi phí, ví dụ báo đưa tin đăng ký tốn mấy chục ngàn đô la, doanh nghiệp bị choáng bị sốc
LS Vinh
Cụ thể nếu thương hiệu tập thể cà phê Buôn Ma Thuột đăng ký theo hệ thống Madrid bảo hộ đầy đủ 84 
Một cơ sở sản xuất nước mắm cá cơm ở Phan Thiết
Một cơ sở sản xuất nước mắm cá cơm ở Phan Thiết. RFA
quốc gia trong đó có cả Mỹ, Nhật, Australia và các nước EU thì tỉnh Đắc Lắc phải đóng lệ phí 20.000 USD, chưa kể chi phí dịch vụ lập hồ sơ của các công ty luật. Nếu chỉ đăng ký nhóm 10 hay 20 quốc gia thị trường xuất khẩu, thì lệ phí chỉ khoảng vài ngàn đô la.      
Theo nhận định của LS Vinh, Cơ quan hữu trách nhà nước đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo tọa đàm, để cố gắng tuyên truyền về việc bảo hộ nhãn hiệu thương hiệu ra nước ngoài, vận dụng hệ thống Madrid mà Việt Nam là thành viên, tuy nhiên kết quả chưa như mong muốn. Trong số hàng vạn thương hiệu nhãn hiệu sản phẩm được xuất khẩu chỉ khoảng 300 nhãn có đăng ký bảo hộ ở nước ngoài. LS Vinh nhấn mạnh:
Doanh nghiệp cần nhận thức thương hiệu là rất quan trọng, nó là xương sống là rường cột là quản lý rủi ro về mặt pháp lý, nếu mình không làm điều đó, người khác có thể chiếm dụng nhãn hiệu và có thể kiện ngược lại mình thì rất đau đớn
LS Vinh
"Sự lĩnh hội của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Chúng tôi nghĩ nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là câu chuyện chi phí, ví dụ báo đưa tin đăng ký tốn mấy chục ngàn đô la, doanh nghiệp bị choáng bị sốc. Hơn nữa bản thân doanh nghiệp thấy với chi phí như thế chỉ để đăng ký thì người ta sẽ tự đặt câu hỏi liệu có cần thiết hay không. Doanh nghiệp cần nhận thức thương hiệu là rất quan trọng, nó là xương sống là rường cột là quản lý rủi ro về mặt pháp lý, nếu mình không làm điều đó, người khác có thể chiếm dụng nhãn hiệu và có thể kiện ngược lại mình thì rất đau đớn." 
Tranh chấp thương hiệu hay chỉ dẫn địa lý đã bị doanh nghiệp nước ngoài chiếm đoạt là một tiến trình kéo dài nhiều năm và rất tốn kém, chưa kể việc một đặc sản chính hiệu lại có thể không đến được một thị trường mới hay phải đổi tên, bởi vì thương hiệu đó đã được người khác bảo hộ độc quyền. 'Mất thương hiệu mất thị trường' là vì vậy.