Phan Nguyễn Viết Đăng, viết riêng cho RFA từ Saigon2011-06-12Cuộc biểu tình lần 2, ngày 12 tháng 6 năm 2011, theo lời kêu gọi của giới trẻ Việt Nam trên mạng internet đã được đáp trả bằng dùi cui, xe bít bùng và các thủ pháp ngăn chận. Bầu không khí ảm đạm khó tảSự khiếp nhược Trung Quốc cũng như nỗi sợ về một cuộc cách mạng Hoa Lài là thái độ có thể thấy rõ từ phía Hà Nội. Mặc dù chỉ cách một ngày trước khi cuộc biểu tình ở hai đầu Sài Gòn và Hà Nội diễn ra, một lần nữa tàu Trung Quốc lại áp sát đe dọa tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay trong lãnh hải Việt Nam, tình hình lại nóng rực. Trang PetroTimes của tập đoàn dầu khí Việt Nam vào lúc 18 giờ ngày 11 tháng 6 tuyên bố cập nhật tình hình tàu đang bị Trung Quốc bám sát, nhưng vào 18g45, trang này đã bị xóa bài theo lệnh khẩn từ Trung Ương, với lý do "không được kích động thêm tình hình". Từ thứ Sáu 10 tháng 6, các tổng biên tập báo chí đều nhận tin nhắn, khuyến cáo là không được làm nóng thêm tình hình Trung Quốc - Việt Nam. Một phóng viên tại Saigon cho biết rằng khoảng một năm nay, Ban tuyên huấn chỉ xài tin nhắn, vì không muốn để lại một chứng cứ nào. Kết quả là tất cả báo Nhà nước vào sáng Chủ Nhật ngày 12 tháng 6 đều nói sơ sài về chuyện biển Đông, chỉ riêng có báo Thanh Niên là còn giữ được giọng điệu lên án Trung Quốc. Dân cafe buổi sáng đọc báo, hiểu chuyện và ai cũng cười, chúc các nhân viên của Báo Thanh Niên "thượng lộ bình an". Và cuộc biểu tình vào sáng 12 tháng 6 đã diễn ra ở Saigon, trong một bầu không khí ảm đạm khó tả. Bầu trời buổi sáng ở Saigon, ngày 12 tháng 6 hết sức âm u, như muốn mưa lớn. Từ 7g sáng, đã có nhiều thanh niên, sinh viên... xuất hiện, ngồi ở các quán cafe, công viên gần khu vực tòa Tổng Lãnh sự Quán của Trung Quốc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, chờ cơ hội để nổ ra cuộc biểu tình. Và cũng từ 6g sáng. Một lượng công an dày đặc đến kinh ngạc không chỉ bao bọc khu vực này, mà bao bọc cả các nơi được dự đoán sẽ là nơi tập trung. Như thường lệ, trước các cửa trường Đại Học ở Saigon, trước cửa Thanh Minh Thiền Viện của thầy Thích Quảng Độ, trước tư gia của nhiều nhân vật trí thức, đấu tranh ở Saigon... đều có xe cảnh sát, xe bít bùng và các lực lượng công an chìm, nổi. Không khí căng thẳng và khủng bố đến mức mà một blogger mô tả "không một ai dám giơ lá cờ hay một khẩu hiệu nào ra, vì vừa rục rịch là công an chìm nhảy vào chụp bắt ngay". Ở khu vực công viên trước Dinh Độc Lập, công an sử dụng một lực lượng côn đồ, xã hội đen công khai quần lượn để tìm cách gây gỗ, đánh hoặc lội những người biểu tình đi. Điều quan trọng là tất cả những ai đã từng xuống đường ngày 5 tháng 6, đều bị nhận mặt và bắt đi trước cuộc tuần hành diễn ra, tức trước lúc 9g30 sáng. Một blogger cho biết anh cầm trong tay xấp giấy có nội dung chống Trung Quốc, vừa móc ra, lập tức bị 2 an ninh chìm nhày ra, lôi vào lề khám xét. Sau khi xem thấy nội dung chống Trung Quốc, những người này tịch thu, thả anh ra, kèm theo lời hăm dọa "nội dung Hoa Lài là mày tiêu đời rồi". Bóp chết lòng yêu nướcNỗi lo lớn nhất của Chính phủ Viêt Nam, được biết là làm sao để lọc được trong các nhóm biểu tình đậu là các nhóm đòi dân chủ, nhân quyền…v.v từ các đảng phái khác như Việt Tân, nhóm 8406….v.v hoặc thậm chí từ các nhóm tôn giáo như Công giáo, Phật giáo. Và như vậy cuộc biểu tình chống Trung Quốc có thể lan thành ngọn lửa, dấy lên việc đòi hỏi trả tự do cho tù nhân lương tâm, công bằng đất đai… Cách mạng Hoa Lài có thể xuất phát từ những điểm như vậy. Một nhân viên an ninh cho biết, nhóm nghiên cứu tình hình biểu tình vừa qua cho biết rằng cấp trên của ngành hết sức lo ngại khi nhìn thấy rằng lượng người biểu tình sử dụng cờ và hình ảnh Hồ Chí Minh rất ít. Thậm chí các khẩu hiệu trong cuộc biểu tình cũng không còn mang tính truyền thống tinh thần của Đoàn Thanh Niên Cộng sản áp đặt. Tuy nhiên, khoảng 2 năm gần đây, hình thái này đã mất dần. Thậm chí, viên công an nói trên cho biết trong cuộc biểu tình ngày 5 tháng 6, khi các công an chìm thử đề nghị đoàn tuần hành hô khẩu hiệu hoặc các các bài hát cách mạng ca ngợi Đảng và nhà nước, thì hầu như không được bất kỳ sự đón nhận nào. Cuối cùng, sự nóng bức của ngọn lửa yêu nước bùng phát. Một người phụ nữ tay giơ cao quyển sách về Quang Trung Nguyễn Huệ chống giặc Tàu đã bước xuống đường, làm cho hàng trăm người bước xuống theo. Khẩu hiệu lại hô vang. Công an bối rối và giở thủ đoạn đê hèn là cho các cán bộ Thành Đoàn tri hô bị móc túi, có trộm cắp trong đám đông để loãng không khí đấu tranh. Nhưng các thủ đoạn đó, tiếc thay, cũng thất bại trong không khí đoàn kết và gần như quá hiểu biết về nhân cách của các cán bộ của Thành Đoàn. Các cuộc bắt nguội vẫn diễn ra đều đặn trên đường đi của đoàn tuần hành. Thái độ lôi kéo, bắt bớ của an ninh chìm được người chứng kiến mô tả là thô thiển và công khai "như một bọn cướp biển". Lúc 11g15, có thể coi là thời điểm kết thúc cuộc biểu tình ngay 12 tháng 6 ở Saigon. Mọi thứ tàn dần trong hụt hẩng và sợ hãi vì bị chà đạp, trấn áp bởi một lực lượng công an đông đến gấp 3 lần người biểu tình, Những người đơn lẻ ra về lại tiếp tục bị bắt nguội. Sợ Trung Quốc và sợ cả cách mạng Hoa Lài, nhà cầm quyền Việt Nam đã thành công trong việc bóp chết lòng yêu nước của những người dân xuống đường tại Saigon và Hà Nội. Phan Nguyễn Viết Đăng (viết từ Saigon) Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog