Thứ Bảy, 28.5.2011 | 08:29 (GMT + 7)
Cùng với lạm phát, nhập siêu tiếp tục có xu hướng tăng mạnh và được dự báo sẽ còn tăng cao trong nửa cuối năm 2011. Theo Bộ Công Thương, chỉ 5 tháng đầu năm 2011, VN đã nhập siêu 6,5 tỉ USD. Vậy đâu là nguyên nhân của nhập siêu và bài toán hoá giải?
Cán cân lệch
Theo thống kê của Bộ Công Thương thì 5 tháng đầu năm 2011, con số nhập siêu đã bùng phát lên tới 6,5 tỉ USD. Đây là con số thể hiện sự bất cập khi mà ngay từ đầu năm, chủ trương chống nhập siêu đã được ban hành cùng với hàng loạt biện pháp tiền tệ cũng như hàng rào thuế quan, kỹ thuật thương mại.
Theo thống kê của Bộ Công Thương thì 5 tháng đầu năm 2011, con số nhập siêu đã bùng phát lên tới 6,5 tỉ USD. Đây là con số thể hiện sự bất cập khi mà ngay từ đầu năm, chủ trương chống nhập siêu đã được ban hành cùng với hàng loạt biện pháp tiền tệ cũng như hàng rào thuế quan, kỹ thuật thương mại.
Giá trị nhập khẩu xăng lớn góp phần tăng nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2011. Ảnh: Giang Huy |
Theo tính toán thì đến hết tháng 3.2011, số tiền nhập siêu là hơn 3 tỉ USD. Thế nhưng với hàng loạt biện pháp hạn chế nhập siêu được đưa ra, chỉ trong 2 tháng 4 và 5 của năm 2011 đã tăng lên gấp đôi. Con số này là gần 19% và hiện đã vượt mục tiêu kiềm chế 16% do Chính phủ đặt ra.
Vậy câu hỏi lớn đặt ra là những biện pháp nào đã được ban hành? Và liệu biện pháp này đã phải là những liều thuốc đặc trị căn bệnh nhập siêu?
Đến nay, Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đã áp dụng hàng loạt chính sách như dừng mua sắm ôtô công có nguồn gốc NK; hạn chế NK hàng xa xỉ như ôtô, điện thoại di động, rượu, bia, thuốc lá, mỹ phẩm; ban hành danh mục các mặt hàng cần kiểm soát, hạn chế NK... Tuy nhiên, nếu nhìn vào cơ cấu hàng hóa NK thì dường như chính sách này đang có sự phiến diện và kém hiệu quả.
Theo đại diện Bộ Công Thương thì sở dĩ 5 tháng đầu năm nhập siêu cao như vậy là do giá và lượng hàng hóa tăng đã làm kim ngạch NK tăng thêm 9,4 tỉ USD. Trong đó, riêng giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đã khiến nhập siêu cộng thêm 1,5 tỉ USD. Đặc biệt hơn, các biện pháp giảm nhập siêu chủ yếu tập trung vào nhóm hàng hóa cần hạn chế và kiểm soát NK.
Thế nhưng theo phân tích của Bộ Công Thương thì tỉ trọng của 2 nhóm này chỉ chiếm 16,9% trong tổng kim ngạch NK. Trong khi đó, nhóm hàng cần NK (gồm máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, kể cả sản xuất hàng XK) chiếm tỉ trọng tới 83,1%. Thế nhưng các biện pháp quản lý NK đối với nhóm này chưa phát huy tác dụng. Như vậy có thể thấy, rõ ràng biện pháp kiềm chế nhập siêu chưa thực sự tổng thể, thậm chí có thể nói là... bỏ lọt đối tượng cần kiểm soát để kiềm chế nhập siêu.
Cảnh báo nguy cơ kép
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nhập siêu hiện nay của VN đối diện với "nguy cơ kép". Cụ thể là VN vừa phải nhập siêu nhiều hơn về giá trị quy bằng tiền, nhưng lại ít hơn về số lượng. Ví dụ cụ thể là ở mặt hàng xăng dầu. Theo phân tích của Bộ Công Thương thì 5 tháng đầu năm, xăng dầu NK đã lên đến trên 5,14 triệu tấn với giá trị hơn 4,5 tỉ USD.
Trong khi đó, giá trị hàng hóa quy số lượng thì chỉ tăng 15,6% - thế nhưng giá trị quy bằng tiền thì tăng tới 41%. Như vậy có thể thấy rằng, "nguy cơ kép" là VN không chỉ ngày càng phải NK nhiều xăng dầu hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời cũng phải trả nhiều tiền hơn cho sự tăng giá của mặt hàng này.
Không chỉ "nguy cơ kép" nhập siêu cả về lượng lẫn giá, kinh tế VN còn phải gánh chịu "nguy cơ kép" giữa XK thô và NK sản phẩm tinh. Cũng với mặt hàng xăng dầu, nhiều năm liền XK dầu thô bù đắp được cho NK xăng dầu thành phẩm. Thế nhưng 5 tháng qua, XK dầu thô chỉ thu về 3 tỉ USD thì NK tới 4,6 tỉ USD.
Điều đáng nói là giá của dầu thô chỉ tăng 25%, trong khi giá của xăng dầu thành phẩm lại tăng từ 32% - 40%. Tương tự là các mặt hàng như caosu các loại cũng tăng giá thêm 25,5%, sợi tăng 39,4%, cá biệt như bông và kim loại thường khác tăng tới 110%... Điều này cũng lý giải con số cán cân NK 5 tháng của năm 2011 tăng do lượng chỉ khoảng 1,9 tỉ USD (chiếm 20%), nhưng tăng do giá lại lên tới 7,5 tỉ USD (chiếm 80% kim ngạch tăng thêm).
Vậy phải chăng đã đến lúc VN cần tính toán lại cơ cấu hàng hóa XK? Thực tế đây là câu hỏi cũ, nhưng lại trở nên rất nóng vào thời điểm này. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những mặt hàng chiến lược hiện nay của VN như dầu thô, than đá, các loại tài nguyên, khoáng sản và nguyên liệu thô cần phải được hạn chế XK. Bởi nếu không thì chỉ trong 2 - 3 năm tới, VN đã phải NK trở lại than đá. Khi đó, VN sẽ phải trả nhiều tiền hơn để NK một lượng than ít hơn số đã bán đi. Tương tự theo dự tính thì cũng chỉ tương lai gần, VN cũng phải NK dầu thô để phục vụ các nhà máy lọc dầu, NK quặng để luyện thép... mà đi kèm với việc NK này là "nguy cơ kép" về giá cao và lượng thấp.
Vậy câu hỏi lớn đặt ra là những biện pháp nào đã được ban hành? Và liệu biện pháp này đã phải là những liều thuốc đặc trị căn bệnh nhập siêu?
Đến nay, Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đã áp dụng hàng loạt chính sách như dừng mua sắm ôtô công có nguồn gốc NK; hạn chế NK hàng xa xỉ như ôtô, điện thoại di động, rượu, bia, thuốc lá, mỹ phẩm; ban hành danh mục các mặt hàng cần kiểm soát, hạn chế NK... Tuy nhiên, nếu nhìn vào cơ cấu hàng hóa NK thì dường như chính sách này đang có sự phiến diện và kém hiệu quả.
Theo đại diện Bộ Công Thương thì sở dĩ 5 tháng đầu năm nhập siêu cao như vậy là do giá và lượng hàng hóa tăng đã làm kim ngạch NK tăng thêm 9,4 tỉ USD. Trong đó, riêng giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đã khiến nhập siêu cộng thêm 1,5 tỉ USD. Đặc biệt hơn, các biện pháp giảm nhập siêu chủ yếu tập trung vào nhóm hàng hóa cần hạn chế và kiểm soát NK.
Thế nhưng theo phân tích của Bộ Công Thương thì tỉ trọng của 2 nhóm này chỉ chiếm 16,9% trong tổng kim ngạch NK. Trong khi đó, nhóm hàng cần NK (gồm máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, kể cả sản xuất hàng XK) chiếm tỉ trọng tới 83,1%. Thế nhưng các biện pháp quản lý NK đối với nhóm này chưa phát huy tác dụng. Như vậy có thể thấy, rõ ràng biện pháp kiềm chế nhập siêu chưa thực sự tổng thể, thậm chí có thể nói là... bỏ lọt đối tượng cần kiểm soát để kiềm chế nhập siêu.
Cảnh báo nguy cơ kép
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nhập siêu hiện nay của VN đối diện với "nguy cơ kép". Cụ thể là VN vừa phải nhập siêu nhiều hơn về giá trị quy bằng tiền, nhưng lại ít hơn về số lượng. Ví dụ cụ thể là ở mặt hàng xăng dầu. Theo phân tích của Bộ Công Thương thì 5 tháng đầu năm, xăng dầu NK đã lên đến trên 5,14 triệu tấn với giá trị hơn 4,5 tỉ USD.
Trong khi đó, giá trị hàng hóa quy số lượng thì chỉ tăng 15,6% - thế nhưng giá trị quy bằng tiền thì tăng tới 41%. Như vậy có thể thấy rằng, "nguy cơ kép" là VN không chỉ ngày càng phải NK nhiều xăng dầu hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời cũng phải trả nhiều tiền hơn cho sự tăng giá của mặt hàng này.
Không chỉ "nguy cơ kép" nhập siêu cả về lượng lẫn giá, kinh tế VN còn phải gánh chịu "nguy cơ kép" giữa XK thô và NK sản phẩm tinh. Cũng với mặt hàng xăng dầu, nhiều năm liền XK dầu thô bù đắp được cho NK xăng dầu thành phẩm. Thế nhưng 5 tháng qua, XK dầu thô chỉ thu về 3 tỉ USD thì NK tới 4,6 tỉ USD.
Điều đáng nói là giá của dầu thô chỉ tăng 25%, trong khi giá của xăng dầu thành phẩm lại tăng từ 32% - 40%. Tương tự là các mặt hàng như caosu các loại cũng tăng giá thêm 25,5%, sợi tăng 39,4%, cá biệt như bông và kim loại thường khác tăng tới 110%... Điều này cũng lý giải con số cán cân NK 5 tháng của năm 2011 tăng do lượng chỉ khoảng 1,9 tỉ USD (chiếm 20%), nhưng tăng do giá lại lên tới 7,5 tỉ USD (chiếm 80% kim ngạch tăng thêm).
Vậy phải chăng đã đến lúc VN cần tính toán lại cơ cấu hàng hóa XK? Thực tế đây là câu hỏi cũ, nhưng lại trở nên rất nóng vào thời điểm này. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những mặt hàng chiến lược hiện nay của VN như dầu thô, than đá, các loại tài nguyên, khoáng sản và nguyên liệu thô cần phải được hạn chế XK. Bởi nếu không thì chỉ trong 2 - 3 năm tới, VN đã phải NK trở lại than đá. Khi đó, VN sẽ phải trả nhiều tiền hơn để NK một lượng than ít hơn số đã bán đi. Tương tự theo dự tính thì cũng chỉ tương lai gần, VN cũng phải NK dầu thô để phục vụ các nhà máy lọc dầu, NK quặng để luyện thép... mà đi kèm với việc NK này là "nguy cơ kép" về giá cao và lượng thấp.
Phạm Anh - Đức Long