THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 February 2011

# Chie^'n Di.ch Co^`n Da^`u Bu+o+'c Va`o Giai Ddoa.n 4

Chiến Dịch Cứu Cồn Dầu

CÓn D§u

Bước Vào Giai Đoạn 4

 

Phát động cuối tháng 7 năm ngoái, chiến dịch Cứu Cồn Dầu đã chuyển qua 3 giai đoạn: thông tin, quốc tế vận, và đòi công lý. Chiến dịch đã bắt đầu giai đoạn 4, là giai đoạn đòi hỏi chính quyền Việt Nam tôn trọng các nguyên tắc quốc tế.

 

Qua chính sách tịch thu đất và trong cuộc đàn áp vừa qua, chính quyền Đà Nẵng đã vi phạm ba nguyên tắc quốc tế căn bản có tính cách ràng buộc đối với chính quyền trung ương: tịch thu tài sản của công dân nước ngoài, vi phạm quyền lợi của công dân nước ngoài, và sử dụng các hình thức tra tấn.

 

Chính quyền trung ương Việt Nam đang vận động để được hưởng quy chế Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát (Generalized System of Preferences, hoăc GSP). Nếu được hưởng quy chế này, Việt Nam sẽ không phải đóng thuế nhập cảng trên một số mặt hàng đưa vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một trong những điều kiện căn bản để được hưởng quy chế này là không được tịch thu tài sản của công dân hay công ty Hoa Kỳ mà không qua một thể thức công bằng và minh bạch. Có những công dân Hoa Kỳ hiện có quyền sử dụng đất và sở hữu bất động sản ở Cồn Dầu, trong khu vực mà chính quyền Đà Nẵng muốn giải toả trắng. Chúng tôi đã báo động cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nhiều dân biểu Hoa Kỳ, và Văn Phòng Đại Diện Mậu Dịch của Hoa Kỳ sự vi phạm điều kiện căn bản này để được hưởng quy chế GSP.



Chính quyền Đà Nẵng ra lệnh cho giáo dân Cồn Dầu phải bốc mộ ông bà, tổ tiên và thân nhân ra khỏi khu nghĩa trang của xứ đạo. Chính quyền Đà Nẵng quên rằng việc bốc mộ phải được sự đồng ý của những người Cồn Dầu hiện định cư ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác vì đó cũng là mộ ông bà, tổ tiên và thân nhân của họ. Đây là vấn đề giữa quốc gia với quốc gia nên chính quyền trung ương Việt Nam cần ngồi xuống để thương thảo và điều đình với đại diện của những công dân ngoại quốc bị vi phạm quyền lợi. Nhiều người Cồn Dầu đang sinh sống ở Hoa Kỳ đã lên tiếng với các vị dân cử liên bang đại diện cho họ để yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ làm trung gian cho cuộc thương thảo ấy. Chúng tôi cũng đã nêu vấn đề này trực tiếp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

 

Điều vi phạm thứ ba là việc công an đã sử dụng các biện pháp tra tấn đối với trên 60 giáo dân Cồn Dầu, kể cả phụ nữ và trẻ em. Năm ngoái, khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ thăm viếng Việt Nam, chính quyền Việt Nam yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ giúp đỡ và hướng dẫn để Việt Nam hội đủ tiêu chuẩn để tham gia Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Chống Tra Tấn. Việc đầu tiên mà chính quyền trung ương của Việt Nam cần thực hiện là điều tra và truy tố tất cả thủ phạm liên quan đến vụ tra tấn các giáo dân Cồn Dầu, như Thượng Tá Mưu, Trung Tá Hiếu, Trung Tá Phúc, Đại Uý Minh, Trung Uý Thành, v.v. về tội ra lệnh hay đích thân tra tấn. Chúng tôi cũng đã cung cấp một số thông tin về các cuộc tra tấn này đến Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ.

 

Trên đây là ba trọng tâm của giai đoạn 4 trong chiến dịch Cứu Cồn Dầu.

 

Nhắc lại, chiến dịch Cứu Cồn Dầu được BPSOS (Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển) đề xướng vào cuối tháng 7 năm ngoái, với 3 mục đích:

 

(1) Bảo vệ quyền tị nạn cho các đồng bào Cồn Dầu đang lánh nạn ngoài Việt Nam;

(2) Đẩy lùi sự đàn áp của chính quyền địa phương nhắm vào giáo dân Cồn Dầu trong nước;

(3) Bảo vệ sự vẹn toàn của Xứ Đạo Cồn Dầu.

 

Trong 6 tháng qua, chiến dịch này đã đi qua 3 giai đoạn.

 

Giai đoạn một là thông tin: báo động cho cộng đồng quốc tế, trong đó có cộng đồng Việt ở hải ngoại, về cuộc đàn áp đẫm máu đã diễn ra từ tháng 5 năm ngoái và còn tiếp tục. Chính quyền Đà Nẵng nghĩ rằng rất dễ giải toả trắng xứ đạo Công Giáo nhỏ bé, xa xôi và hiền hoà này. Họ không ngờ rằng Cồn Dầu đã trở thành một tên quen thuộc trên các diễn đàn quốc tế, và đã được nhắc đến trong hầu hết các bản phúc trình nhân quyền trong thời gian gần đây.

 

Giai đoạn hai là quốc tế vận: vận động sự lên tiếng và can thiệp của các chính quyền trong khối tự do và các tổ chức nhân quyền có bề thế. Đến nay vụ Cồn Dầu đã được quốc tế hoá: một bộ phận của Quốc Hội Hoa Kỳ đã tổ chức điều trần; Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đã cử nhân viên cao cấp đến Thái Lan để lấy thông tin từ các nạn nhân đang lánh nạn; Toà Đại Sứ Hoa Kỳ đã cử phái đoàn đến tận Cồn Dầu; Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nêu vấn đề Cồn Dầu trong bản phúc trình thường niên về nhân quyền; và ngày càng nhiều các tổ chức quốc tế lên án cuộc đàn áp.

 

Giai đoạn ba của chiến dịch là hỗ trợ cho nạn nhân đứng lên đòi công lý. Những người Cồn Dầu đang sống ở Hoa Kỳ đã dõng dạc lên tiếng, đòi hỏi Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ can thiệp. Điều này tạo nên sự phấn chấn và tự tin nơi người Cồn Dầu ở trong nước. Hàng trăm người đã ký đơn tố cáo chính quyền Đà Nẵng vi phạm luật và nhất quyết không rút tên mặc dù bị công an hăm doạ. Ngay cả những người đã bị tù đày, tra tấn, và tuyên án cũng quyết tâm kháng án bất chấp sự hù doạ của công an. Tại phiên toà phúc thẩm họ đã công khai tố cáo việc công an dùng tra tấn để ép cung. Nhiều nạn nhân của sự tra tấn cũng đã can lên tiếng trên các diễn đàn công luận.

 

Khi chiến dịch chuyển sang giai đoạn 4, các giai đoạn 1-3 vẫn tiếp tục được phát huy một cách song hành.

 

Cùng lúc, chiến dịch Cứu Cồn Dầu tiếp tục lo đời sống và tranh đấu bảo vệ quyền tị nạn cho gần 60 người Cồn Dầu đang lánh nạn ngoài Việt Nam.

 

Chúng tôi kêu gọi cộng đồng người Việt ở hải ngoại tiếp tục yểm trợ chiến dịch Cứu Cồn Dầu.

http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2126