Toàn bộ báo chí Việt Nam do Nhà nước kiểm soát.
Báo chí Việt Nam hôm nay, 08/08/2013 loan tin phóng viên báo
Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh Võ Thanh Tùng ( bút danh Duy Đông ), nổi
tiếng về các bài điều tra tham nhũng, vừa bị bắt giữ hôm qua do bị nghi
nhận hối lộ.
Trong một bản tin ngắn, tờ Pháp luật TP HCM chỉ cho biết nhà
báo Võ Thanh Tùng, 31 tuổi, đã bị bắt tại Biên Hòa. Công an đã khám xét
nhà riêng của phóng viên này, thu giữ một số giấy tờ, máy tính, ổ cứng
và một số hiện vật khác.
Tờ Tuổi Trẻ thì đưa nhiều chi tiết hơn về vụ bắt giữ phóng viên Võ Thanh Tùng. Theo tờ báo này, nhà báo Pháp luật TP.HCM bị bắt vì đã nhận tiền hối lộ từ một chủ quán bar ở Biên Hòa. Cùng bị bắt với ông Tùng còn có 2 cộng tác viên đã giúp phóng viên này thực hiện một số loạt bài điều tra trong thời gian qua.
Tờ Tuổi Trẻ nhắc lại là Duy Đông vừa thực hiện loạt bài đăng trên Báo Pháp luật TP.HCM viết về các sai phạm ở các quán bar ở tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Trước đó, nhà báo này đã nổi tiếng về loạt bài phóng sự điều tra về nạn ăn hối lộ của lực lượng cảnh sát giao thông trên quốc lộ 20. Với loạt bài này, Võ Thanh Tùng đã được trao Giải Ba giải thưởng Báo chí Thành phố năm 2013.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có báo chí tư nhân, mọi phương tiện truyền thông đều do Nhà nước kiểm soát. Những phóng viên nào đi quá xa trong các vụ điều tra về tham nhũng thường chịu áp lực rất nặng và một số đã lãnh án tù.
Trước Duy Đông, một phóng viên của tờ Tuổi Trẻ là Hoàng Khương đã từng bị kết án 4 năm tù vào tháng Chín năm 2012, cũng vì đã thực hiện loạt phóng sự về cảnh sát giao thông nhận hối lộ.
Vào năm 2008, nhà báo Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên đã bị tuyên phạt hai năm tù giam sau khi viết bài điều tra về vụ tham nhũng PMU 18.
Trong bảng xếp hạng về tự do báo chí thế giới của tổ chức Phóng viên không biên giới, Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc gia vi phạm trầm trọng nhất. Việt Nam cũng bị Phóng viên không biên giới xếp trong danh sách các quốc gia « kẻ thù của Internet ». Theo các tổ chức nhân quyền, hiện có hàng chục nhà báo và blogger đang ngồi tù ở Việt Nam.
Chính quyền Việt Nam cũng vừa công bố một nghị định, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/09/2013, cấm các blogger và những người sử dụng các mạng xã hội « tổng hợp thông tin từ các báo và các cơ quan Nhà nước », nói cách khác là không được đăng lại và bình luận các bài báo trên mạng.
Ngày 06/08 vừa qua, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã ra thông báo bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về nghị định bị xem là « trái với nghĩa vụ của Việt Nam trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như những cam kết của Việt Nam trong Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền. »
Tờ Tuổi Trẻ thì đưa nhiều chi tiết hơn về vụ bắt giữ phóng viên Võ Thanh Tùng. Theo tờ báo này, nhà báo Pháp luật TP.HCM bị bắt vì đã nhận tiền hối lộ từ một chủ quán bar ở Biên Hòa. Cùng bị bắt với ông Tùng còn có 2 cộng tác viên đã giúp phóng viên này thực hiện một số loạt bài điều tra trong thời gian qua.
Tờ Tuổi Trẻ nhắc lại là Duy Đông vừa thực hiện loạt bài đăng trên Báo Pháp luật TP.HCM viết về các sai phạm ở các quán bar ở tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Trước đó, nhà báo này đã nổi tiếng về loạt bài phóng sự điều tra về nạn ăn hối lộ của lực lượng cảnh sát giao thông trên quốc lộ 20. Với loạt bài này, Võ Thanh Tùng đã được trao Giải Ba giải thưởng Báo chí Thành phố năm 2013.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có báo chí tư nhân, mọi phương tiện truyền thông đều do Nhà nước kiểm soát. Những phóng viên nào đi quá xa trong các vụ điều tra về tham nhũng thường chịu áp lực rất nặng và một số đã lãnh án tù.
Trước Duy Đông, một phóng viên của tờ Tuổi Trẻ là Hoàng Khương đã từng bị kết án 4 năm tù vào tháng Chín năm 2012, cũng vì đã thực hiện loạt phóng sự về cảnh sát giao thông nhận hối lộ.
Vào năm 2008, nhà báo Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên đã bị tuyên phạt hai năm tù giam sau khi viết bài điều tra về vụ tham nhũng PMU 18.
Trong bảng xếp hạng về tự do báo chí thế giới của tổ chức Phóng viên không biên giới, Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc gia vi phạm trầm trọng nhất. Việt Nam cũng bị Phóng viên không biên giới xếp trong danh sách các quốc gia « kẻ thù của Internet ». Theo các tổ chức nhân quyền, hiện có hàng chục nhà báo và blogger đang ngồi tù ở Việt Nam.
Chính quyền Việt Nam cũng vừa công bố một nghị định, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/09/2013, cấm các blogger và những người sử dụng các mạng xã hội « tổng hợp thông tin từ các báo và các cơ quan Nhà nước », nói cách khác là không được đăng lại và bình luận các bài báo trên mạng.
Ngày 06/08 vừa qua, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã ra thông báo bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về nghị định bị xem là « trái với nghĩa vụ của Việt Nam trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như những cam kết của Việt Nam trong Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền. »