"Sau 1 giờ truy đuổi, tàu mang số hiệu 306 của Trung Quốc áp sát, nhiều người mặc quân phục xanh đen, rằn ri tràn qua tàu cá dùng dùi cui điện uy hiếp, đánh đập ngư dân rồi trấn lột hết tài sản...", thuyền trưởng Vương kể lại.
Hai tàu cá Quảng Ngãi bị đập phá, thu tài sản ở Hoàng Sa
Tàu cá thiệt hại 400 triệu sau khi bị tấn công ở Hoàng Sa
Tàu cá thiệt hại 400 triệu sau khi bị tấn công ở Hoàng Sa
Hơn 20 năm gắn bó hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa nhưng chưa bao giờ
thuyền trưởng Võ Minh Vương (ngụ thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn)
lại chứng kiến anh em ngư dân bị đánh đập tàn nhẫn như vậy. Từng 7 lần
bị phía Trung Quốc bắt giữ, phạt tiền, phạt tù vô cớ trong lúc hành nghề
ở Hoàng Sa nhưng đây là lần đầu tiên anh Vương bị đánh đập nhiều nhất.
Thuyền trưởng Vương kể lại, vừa rời cảng Lý Sơn ra đến vùng biển Hoàng
Sa đánh bắt hải sản được 3 ngày thì gặp nạn. 7h sáng ngày 7/7, sau khi
15 ngư dân trên tàu ăn bữa sáng nhẹ, chuẩn bị dây hơi bắt đầu lặn tìm
hải sâm thì chiếc tàu to lớn, sơn màu trắng cùng chiếc ca nô bất ngờ
lao tới.
Thấy tàu mang số hiệu 306 to lớn gấp 10 lần lao nhanh về phía tàu cá, thuyền trưởng hô anh em vào khoang trú rồi tăng hết ga. Sau 1h theo bám, tàu Trung Quốc áp sát, nhiều người mặc quân phục xanh đậm, rằn ri cầm dùi cui điện nhảy sang tàu cá và dồn ngư dân về phía trước mũi tàu, hai tay để sau đầu. Thuyền trưởng Vương và hai ngư dân Tốt, Nở bị bắt sang tàu Trung Quốc và phải giơ cao hai tay quì ở phía sau.
"Sau đó được trở lại tàu, nhóm người Trung Quốc lao lên nóc cabin, dùng dao chặt hai trụ cờ ném xuống biển. Tôi cúi xuống bên mạn tàu vớt lá cờ Tổ quốc lên thì nhóm người Trung Quốc xộc tới với thái độ hung dữ chẳng khác nào cướp biển. Họ dùng cùi chỏ tay đánh vào phía sau đầu, dùng dùi cui dí điện vào người khiến tôi ngất xỉu", thuyền trưởng Vương bức xúc nói.
Theo các ngư dân, sau khi thuyền trưởng Vương ngất, nhóm người Trung Quốc vội vàng múc nước biển dội thẳng vào mặt cho tỉnh lại. Sau đó họ mở dây, yêu cầu tàu cá này quay trở về Quảng Ngãi.
"Mỗi lần tôi ngẩng đầu lên là bị nhóm người mặc quân phục rằn ri Trung
Quốc dí dùi cui điện phát ra tiếng nổ lách tách gây tê rần khắp cơ thể.
Lúc ấy, nước mắt cứ chực tràn ra, nghĩ lỡ có bề gì ai lo cho vợ, con",
ngư dân Võ Văn Hưng thuật lại.
Theo anh Hưng, nhiều ngư dân kêu la, đau đơn khi bị nhóm người Trung Quốc đấm đá. Ngư dân Nguyễn Tả cho biết thêm, khó thể nào quên giây phút thuyền trưởng Vương bị đánh ngất xỉu trên sàn tàu. Ai cũng lo lỡ thuyền trưởng Vương bỏ mạng không có ai điều khiển con tàu trở lại quê nhà.
Từng nhiều năm lăn lộn ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nhưng chưa bao giờ ngư dân Lê Tốt từng thấy những người mặc quân phục, đeo quân hàm lại trắng trợn đến thế. "Ngay cả thuốc men, chai dầu gió, bóng đèn chữ U dùng chiếu sáng trên tàu cũng bị cướp sạch", ngư dân Tốt ấm ức.
Sau khi đánh đập ngư dân, thu giữ tài sản
trên tàu cá ông Vương, tàu 306 Trung Quốc tiếp tục rượt đuổi, tấn công
tàu ông Mai Văn Cường (quê Lý Sơn). Ông
Cường cho biết, vụ việc xảy ra lúc 9h sáng ngày 7/7, trong khi 14 lao
động đang hành nghề. Thấy tình hình không ổn, ông Cường vội tăng tốc rồ
ga tàu bỏ chạy nhưng máy nổ trục trặc nên chạy được vài hải lý thì bị
tàu Trung Quốc áp sát, tấn công.
Người trên tàu 306 đã tràn qua tàu cá của ông Cường dùng dùi cui điện uy hiếp, đánh ngư dân, chặt phá toàn bộ dây hơi, dây neo, lấy đi máy định vị, máy dò, hệ thống Icom và hơn 2 tấn cá, rồi bỏ đi. Tổng thiệt hại ước tính hơn 200 triệu đồng.
Sau gần hai ngày đêm, hai tàu cá anh Vương và Cường về quê huyện đảo Lý Sơn trong tình trạng dò đường vì mất hết trang thiết bị, thông tin liên lạc.
Sáng nay (11/7), trao đổi với VnExpress.net, ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, Hội nghề cá đã xác minh, tổng hợp thông tin về vụ hai tàu cá ở huyện đảo Lý Sơn(Quảng Ngãi) bị tàu Trung Quốc tấn công, thu giữ tài sản vào sáng ngày 7/7 ở vùng biển Hoàng Sa.
"Hội đã gửi văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn có "tiếng nói đồng thuận" can thiệp với phía Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền lợi của ngư dân", ông Mưu cho hay.
Theo ông Mưu, việc tàu Trung Quốc ngang nhiên dùng vũ lực tấn công, cướp tài sản của ngư dân Quảng Ngãi là hành động thô bạo, vô nhân đạo, đi ngược lại với tinh thần hữu nghị giữa hai dân tộc. Điều này trái với những nội dung mà lãnh đạo cấp cao giữa hai nước vừa ký kết, thỏa thuận đảm bảo yên ổn của ngư dân hành nghề trên biển Đông.
"Hành động này của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng công ước về luật biển ban hành năm 1982, không phù hợp tuyên bố giữa các bên với ứng xử DOC, đây là hành động có hệ thống, xảy ra liên tục, ngày càng gây phức tạp thêm tình hình biển Đông. Chúng tôi kịch liệt phản đối hành động vô nhân đạo này của phía Trung Quốc", ông Mưu khẳng định.
Thuyền trưởng Võ Minh Vương xót xa trước những mảnh kính vỡ cabin tàu sau khi bị nhóm người của tàu Trung Quốc đập phá ở vùng biển Hoàng Sa sáng ngày 7/7. Ảnh: Trí Tín. |
Thấy tàu mang số hiệu 306 to lớn gấp 10 lần lao nhanh về phía tàu cá, thuyền trưởng hô anh em vào khoang trú rồi tăng hết ga. Sau 1h theo bám, tàu Trung Quốc áp sát, nhiều người mặc quân phục xanh đậm, rằn ri cầm dùi cui điện nhảy sang tàu cá và dồn ngư dân về phía trước mũi tàu, hai tay để sau đầu. Thuyền trưởng Vương và hai ngư dân Tốt, Nở bị bắt sang tàu Trung Quốc và phải giơ cao hai tay quì ở phía sau.
"Sau đó được trở lại tàu, nhóm người Trung Quốc lao lên nóc cabin, dùng dao chặt hai trụ cờ ném xuống biển. Tôi cúi xuống bên mạn tàu vớt lá cờ Tổ quốc lên thì nhóm người Trung Quốc xộc tới với thái độ hung dữ chẳng khác nào cướp biển. Họ dùng cùi chỏ tay đánh vào phía sau đầu, dùng dùi cui dí điện vào người khiến tôi ngất xỉu", thuyền trưởng Vương bức xúc nói.
Theo các ngư dân, sau khi thuyền trưởng Vương ngất, nhóm người Trung Quốc vội vàng múc nước biển dội thẳng vào mặt cho tỉnh lại. Sau đó họ mở dây, yêu cầu tàu cá này quay trở về Quảng Ngãi.
Ngư dân Võ Văn Hưng (đi trên tàu thuyền trưởng Vương) bên đống dây hơi bị băm nát trong lúc hành nghề ở Hoàng Sa. Ảnh: Trí Tín. |
Theo anh Hưng, nhiều ngư dân kêu la, đau đơn khi bị nhóm người Trung Quốc đấm đá. Ngư dân Nguyễn Tả cho biết thêm, khó thể nào quên giây phút thuyền trưởng Vương bị đánh ngất xỉu trên sàn tàu. Ai cũng lo lỡ thuyền trưởng Vương bỏ mạng không có ai điều khiển con tàu trở lại quê nhà.
Từng nhiều năm lăn lộn ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nhưng chưa bao giờ ngư dân Lê Tốt từng thấy những người mặc quân phục, đeo quân hàm lại trắng trợn đến thế. "Ngay cả thuốc men, chai dầu gió, bóng đèn chữ U dùng chiếu sáng trên tàu cũng bị cướp sạch", ngư dân Tốt ấm ức.
Không chỉ đánh, đá ngư dân, nhiều người
trên tàu Trung Quốc đã dùng búa, xà beng đập bể nát kính cabin, chẻ nhỏ
các cửa nắp hầm, cửa tủ, dùng dao băm nát 720 m dây hơi thành nhiều
đoạn nhỏ...Sau đó họ lấy đi nhiều thiết bị, 5000 lít dầu, 1 tấn cá, gây tổng thiệt hại 400 triệu đồng.
Kính tàu cabin bị nhóm người trên tàu Trung Quốc 306 dùng búa, xà beng đập vỡ ở vùng biển Hoàng Sa. Ảnh: Trí Tín. |
Người trên tàu 306 đã tràn qua tàu cá của ông Cường dùng dùi cui điện uy hiếp, đánh ngư dân, chặt phá toàn bộ dây hơi, dây neo, lấy đi máy định vị, máy dò, hệ thống Icom và hơn 2 tấn cá, rồi bỏ đi. Tổng thiệt hại ước tính hơn 200 triệu đồng.
Sau gần hai ngày đêm, hai tàu cá anh Vương và Cường về quê huyện đảo Lý Sơn trong tình trạng dò đường vì mất hết trang thiết bị, thông tin liên lạc.
Sáng nay (11/7), trao đổi với VnExpress.net, ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, Hội nghề cá đã xác minh, tổng hợp thông tin về vụ hai tàu cá ở huyện đảo Lý Sơn(Quảng Ngãi) bị tàu Trung Quốc tấn công, thu giữ tài sản vào sáng ngày 7/7 ở vùng biển Hoàng Sa.
"Hội đã gửi văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn có "tiếng nói đồng thuận" can thiệp với phía Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền lợi của ngư dân", ông Mưu cho hay.
Theo ông Mưu, việc tàu Trung Quốc ngang nhiên dùng vũ lực tấn công, cướp tài sản của ngư dân Quảng Ngãi là hành động thô bạo, vô nhân đạo, đi ngược lại với tinh thần hữu nghị giữa hai dân tộc. Điều này trái với những nội dung mà lãnh đạo cấp cao giữa hai nước vừa ký kết, thỏa thuận đảm bảo yên ổn của ngư dân hành nghề trên biển Đông.
"Hành động này của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng công ước về luật biển ban hành năm 1982, không phù hợp tuyên bố giữa các bên với ứng xử DOC, đây là hành động có hệ thống, xảy ra liên tục, ngày càng gây phức tạp thêm tình hình biển Đông. Chúng tôi kịch liệt phản đối hành động vô nhân đạo này của phía Trung Quốc", ông Mưu khẳng định.
Trí Tín