THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 March 2013

Gió Mới đã nổi lên rồi



Bảo Giang (Danlambao) - Vào những ngày cuối năm 2012, đảng CSVN toan tính tung ra một cái bẫy, bày trò lấy ý kiến dân để sửa đổi “hiến pháp” 1992. Trước là lấy tiếng, sau là tiếp tục hát bài “đó là ý nguyện của toàn dân Việt Nam”, để một, hai, ba, ta chia nhau chỗ ngồi và tiếp tục khống chế 90 triệu người Việt Nam trong tất cả mọi lãnh vực, từ quyền sở hữu tinh thần cho đến vật chất. Phần ta, được tự do cúc cung phụng thờ Tàu cộng cho đáng mặt làm nô lệ! Không ngờ, người nằm trong bẫy cho đến chết lại chính là những kẻ gian trá tạo ra nó.

Sở dĩ có câu chuyện tái quy này là vì: Người Việt Nam trước sau vẫn mang trong mình một truyền thống yêu nước. Hai tiếng Quê Hương, Tổ Quốc trong lòng họ vẫn luôn là tiếng gọi thiết tha không đời nào thay đổi. Đã thế, họ có lòng đạo nghĩa dân tộc sâu sắc, luôn cầu tiến và hãnh diện về nòi giống của mình. Đó là bản sắc của Việt tộc. Về xã hội, Việt Nam đã bước vào kỷ nguyên của thông tin toàn cầu. Dù ở bất cứ nơi đâu, mỗi người đều có thể tự là một đài phát thanh với tiếng nói chính trực, chính thức cho riêng mình, cho người cùng chí hướng với mình. Hơn thế, còn phát loa mở rộng ra cho mọi người cùng nghe, cùng biết cùng liên kết với nhau. Nó không còn là thời đại bị động, lệ thuộc vào cái loa rỉ xét làm “cách mạng” vào những năm 1953-1956 với con dao mã tấu trong tay Việt Minh nữa. Theo đó, cái bẫy do đảng CS giăng ra, không còn là nỗi sợ hãi vì bị răn đe. Trái lại, nó chính là sức bật cho mọi tầng lớp cùng tiến lên. Tiến lên trong ý thức Đổi Mới, Hoàn Toàn Đổi Mới. Đổi Mới tư duy, Đổi Mới hành động. Đó là tiếng trả lời công khai cho cái bẫy bủa giăng:

1. Bản dự thảo như đối chứng của 72 người

Trước hết, vào ngày 04-02-2013 một phái đoàn thay mặt cho 72 nhân sỹ, trong đó có cả những “cựu công thần” của CS, đã khiêng đến trụ sở được gọi là quốc hội của đảng cs, trao một bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp, theo lời mời gọi của họ. Hơn thế, họ còn trao tay cho “quốc hội” này một bản dự thảo cũng được gọi là “hiến pháp” để làm nền cho đề nghị, đối chứng khác biệt. Nhìn chung, bản dự thào này hẳn nhiên là ý chí của 72 người, nhưng nó cũng đáp ứng được yêu cầu của nhiều người. Nó mang một ý nghĩa khá dân chủ và tiến bộ. Trong đó những điều căn bản đã khởi đầu từ quyền lợi của người dân, là chủ thể của đất nước, hoàn toàn trái ngược với bản “hiến pháp” hay bản “dự thảo hiến pháp” của đảng cộng sản đưa ra. Đặc biệt nó mang một ý chí rõ ràng nhất quán, là điểm son của bản dự thảo như:

- Xác định quyền lập hiến phải thuộc về toàn dân, toàn dân phải phúc quyết hiến pháp.

- Xác quyết quyền của con người đã ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (1948). Trong đó nổi bật là quyền Tự Do sinh sống, cư trú. Tự Do Tôn Giáo. Tự Do Ngôn Luận... phải được hoàn toàn tôn trọng và bảo vệ.

- Xác định và công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Quyền lập hội, lập nghiệp đoàn của người dân

- Xác định lập trường phi chính trị đối với các lực lượng vũ trang, quân đội, cảnh sát...

- Cuối cùng, dứt khoát ném quyền độc tôn, độc quyền cai trị đất nước của CS vào thùng rác. Và thay vào đó là quyền bình đẳng chính trị cho mọi người, mọi tổ chức được pháp luật bảo đảm và tôn trọng.

2. Đưa lưỡi gỗ ra đỡ đòn

Sau bản “kiến nghị” đáng trân trọng ấy, nhà nước cộng sản Việt Nam đưa ra hai cái lưỡi gỗ Nguyễn Đăng Thanh, Nguyễn Thanh Tú ra đỡ đòn bênh Tàu, giữ điều 4 của đảng. Bất hạnh thay, những cái tên quá đẹp, nhưng ngôn từ, bụng dạ lại phản nghịch với tâm tư nguyện vọng của toàn dân. Việc làm này cho thấy rằng, nhà nước CS như muốn báo cho người dân thấy rõ chủ trương của đảng cộng sản là: Thà mất nước nhưng được bụng Tàu, nên sớm răn đe những người chống lại chủ trương này. Tiếc rằng, chuyện răn đe chẳng đi đến đâu, trái lại, càng làm cho họ khó thoát ra khỏi cái bẫy do chính họ giăng ra. Bằng chứng là:

3. Lời tuyên bố Công Dân Tự Do với Nguyễn Đắc Kiên ngày 28-1-2013 ra đời

Chỉ một mình nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, là phóng viên bình thường, ăn lương nhà nước nhưng đã vươn vai đứng dậy, thách đố, vỗ ngay trước mặt, làm tan tành Nguyễn phú Trọng, TBT của đảng cộng sản, bằng một lời đanh thép xưa nay chưa từng “...Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách” . Thật chả còn ra cái thể thống gì. Một TBT “to quyền” thế mà bị một nhà báo viết lên giấy vài dòng cho tan mặt nát mày. Giận tím mặt, muốn tống Kiên vào tù thì dễ, nhưng làm sao nuốt trôi cái nhục?

Mà NPT không có tư cách để nói với người dân như thế thật à? Thật đấy, ông ta hoàn toàn không có tư cách gì để nói với người dân như thế, dù ông ta là TBT của một đảng chính trị đang nắm quyền tại VN. Nếu có, ông ta chỉ có tư cách để nói với các đoàn đảng viên thuộc đảng của ông mà thôi. Với dân thì khẳng định là không. Nguyễn Đắc Kiên viết thế và không phải chỉ có một mình tôi đồng thuận như thế. Trái lại, tất cả mọi người Việt Nam đều đồng ý như thế. Bởi vì, dưới con mắt của người dân Việt Nam, cộng sản là một cánh tay nối dài của CS Nga, Tàu xưa kia, và nay là cánh tay riêng của Tàu cộng. Họ đã đùng súng đạn Nga, Tàu để khống chế, cướp đoạt toàn bộ tài sản về tinh thần, trí tuệ, cũng như vật chất của người dân và của đất nước vào tay đảng CS. Nhưng xem ra là chẳng có người dân nào công nhận cái chính danh cầm quyền của họ. Theo đó, việc Nguyễn Đắc Kiên khẳng định sớm trở thành một Tuyên Ngôn chung, làm cho người dân nhớ lại câu chuyện và bước chân còn dang dở cách đây hơn ba năm ở trong văn phòng của UBND/HN là: “bây giờ kẻ cướp vào nhà chúng tôi, rồi ngang nhiên ở đó, rồi không có giấy tờ gì hết và họ mạnh, chúng tôi không đuổi ra được thì đương nhiên họ chiếm hay sao?(TGM Kiệt)!” Kẻ cướp có tư cách nói chuyện với chủ nhà, chủ đất nước không? Không, hoàn toàn là không có tư cách.

Nguyễn Phú Trọng nói gì mà nhà báo Nguyễn Đắc Kiên vỗ như thế? NPT tuyên bố: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa. Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy! Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa?” À ha, vào thời đại thông tin của thế kỷ 21 mà NPT còn ăn nói ấm ớ kiểu này thì chạy sao kịp?

Sự thật, tôi chưa từng nghe biết đến tên Nguyễn Đắc Kiên là ai, ra sao? Nhưng tôi hoàn hoàn ủng hộ tiếng nói dũng cảm, minh bạch của anh trong trường hợp này. Hơn thế, còn tích cực vận động và giới thiệu Lời Tuyên Bố của Công Dân Tự Do với độc giả và bằng hữu. Bởi lẽ, đây cũng là ý chí của mọi người dân Việt:

1. Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.

2. Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.

3. Chúng tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.

4. Chúng tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào. (NDK)

Cách riêng, nếu được, tôi xin đề nghị thêm một điểm vào tuyên ngôn này là:

5. Chúng tôi ủng hộ việc minh bạch công nhận, bảo vệ quyền sở hữu đất đai của công dân và của các tổ chức tư nhân có tư cách pháp nhân...

Trong hướng đi này, tôi ủng hộ anh và khẳng định lại là NPT không có tư cách gì để nói về việc ông ta gọi là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống” của người dân Việt Nam. Trái lại, hơn lúc nào hết, NPT phải biết rằng: chính HCM và đảng cộng sản đã làm cho tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của người dân Việt Nam ra suy đồi như hôm nay. Bằng chứng là: Nếu muốn đem so sánh tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của người dân miền nam trước ngày 30-4-1975 với tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống do HCM và CS chủ trương thì ai cũng biết. Cái lối sống theo chủ trương của cộng sản không thể đem so sánh với lối sống của miền nam trước kia được. Lý do:

Ở đó, có một xã hội được tổ chức hài hòa với chủ trương Dân Vi Qúy. Có một lối sống nhân văn tự tại. Có một đời sống đạo đức và luân lý xã hội sâu sắc. Có trật tự, có văn hóa. Có một tư duy đời sống vững chắc về chính trị. Chỉ riêng việc quân dân miền nam quyết bảo vệ chủ quyền trên Hoàng Trường Sa, bảo vệ sự Độc Lập và màu cờ Tự Do, bảo vệ dân chúng khi họ từng đoàn từng lũ trốn chạy, rời bỏ vùng cộng sản Việt Nam chiếm đóng từ bắc cho đến nam là đủ chứng minh về tư tưởng chính trị ưu việt và vững chắc của họ. Chỉ nhìn qua cung cách văn hóa và cuộc sống nhân bản của họ trình bày là đủ chứng minh về lối sống và đạo đức của họ ra sao. Nếu muốn nhìn xa hơn nữa, hảy nhìn đến hậu duệ của họ không vướng mùi bùn của chủ nghĩa cộng sản, không vướng phải cái đạo đức của HCM, đang sống tại hải ngoại sẽ thấy nó đáng ca tụng ra sao? 

Sau hơn 30 năm, con cái họ đã trưởng thành, đã cung ứng cho nhu cầu xã hội hiện đại không biết bao nhiêu là những chuyên viên thượng thặng trong các ngành, các khoa tại hải ngoại. Đặc biệt, họ đã làm vinh danh dòng dõi Việt Nam trên trường quốc tế với những tên tuổi như Dương Nguyệt Ánh, phó thủ tướng Đức Philipp Roesler. Hãy nhìn đi để thấy cái đạo đức nhân bản của họ ra sao. Thử hỏi, nếu Việt Nam không dính bùn cộng sản bây giờ đang ở vị thế nào? Hẳn nhiên không phải chìm ở vị trí 127/129 quốc gia trên thế giới với muôn tồi tệ của nó.

Trong khi đó không kịp thoát đi, phải ở lại và vướng mùi bùn cộng sản, hay vướng mùi đạo đức và tư tưởng của HCM thì thế nào? Hãy nhìn cuộc sống lầm than của người dân miền bắc từ 1954-1975 thì sẽ thấy. Hãy nhìn những lối sống, chính quyền như những tên cướp, cướp đoạt tài sản của tôn giáo của nhân dân, tham nhũng tài sản của đất nước, đẩy cuộc sống của xã hội vào cuộc khủng hoảng tội ác, vô văn hóa thì sẽ đánh giá đúng mức được cái lối sống và đạo đức của HCM mà họ thúc giục nhau noi gương ra sao? Kế đến sẽ được thấy xã hội ấy đẻ ra được những “anh tài” nào?

Trước hết, vì tư tưởng chính trị HCM, họ đã ra lệnh truy nã và càn quyét những tiếng nói của lương tâm, của công lý từ tôn giáo đến xã hội, không chừa ra một khe hở nào. Để, tôn giáo thì bị đóng khung, cá nhân theo đuổi ý chí độc lập của cha ông thì bị, bắt bị ngồi tù. Phần họ, hãnh diện đẻ ra những “Lú sỹ” cúc cung thờ tàu như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Đăng Thanh, Nguyễn Thanh Tú... Đẻ ra những chuyên viên gian dối, lừa gạt như Lê Phong Lan. Đẻ ra những kẻ gây tội ác ở Huế làm cho mùa xuân tràn những máu lệ. Rồi, với lối sống và đạo đức theo gương HCM thì mỗi ngày, mỗi tuần không biết bao nhiêu là những loại tội phạm đại ác, đại nghịch như con giết cha, vợ giết chồng, anh em, hàng xóm, bạn bè giết nhau, mà cái nguyên nhân đôi khi chỉ vì một con gà, một con vịt hay cái hàng rào, mà bất hạnh thay, giá trị của tranh chấp có khi không lên quá 10 đô la!

Rồi người dân dù không muốn cũng phải dối trá. Dối trá trong mọi nơi, mọi lúc để mà sống hay để qua mắt cán cộng vì đó là biểu hiệu đạo đức của cộng sản. Nói thật, nói ngay, nói lời công lý như Đức Tổng Kiệt, như Hà Vũ, Công Nhân, Duy Thức, Công Định, Điếu Cày, em bé Phương Uyên, Việt Khang... thì vào tù, bị quản thúc. Ấy là chưa kể đến một thành tích chưa bao giờ có trong lịch sử là nhờ đạo đức và lối sống của HCM, mà CS tạo ra từng hàng hàng lớp lớp con cháu của Trưng Triệu được đem đi làm nô lệ tình dục ở khắp năm châu với lời rao bán, mời khách nổi tiếng của Nguyễn Minh Triết “vào đi các ông, ở đây có nhiều gái”. Hỏi thử xem, nếu cái tư tưởng chính trị, cái lối sống, đạo đức ấy không bị suy thoái đi, nhưng tiếp tục được Trọng phát triển thì xã hội Việt Nam sẽ bị cộng sản đưa về đâu?

Ai mong cho cái suy đồi ấy, thay vì suy thoái mà tiến lên? Hẳn nhiên là chỉ có Trọng và tập đoàn lãnh đạo cộng sản mà thôi. Tôi nói tập đoàn lãnh đạo thôi là vì, không chắc các đoàn đảng viên có cùng ý muốn như Trọng. Trái lại, một phần không nhỏ đang đi ngược chiều với điều Trọng và tập đoàn lãnh đạo CS mong muốn, thúc giục. Có lẽ, vì nhìn thấy rõ điểm đen tối như đoạn cùng đường này, mà Trọng phải lên tiếng cho số phận của đảng do trọng làm TBT trong giờ hấp hối chăng? Có thể như thế lắm. Bởi vì:

Ngày nay với chiều hướng thông tin mở rộng, các đoàn đảng viên CS có thừa bứa những phương tiện để tìm hiểu. Họ đã hiểu, đã biết và nắm được tất cả những sự thật về HCM và cộng sản, về những lừa dối, hay về đất nước và dân tộc của họ. Khi họ tự hào về nòi giống của mình, họ không thể tiếp tục bị lừa phỉnh để theo HCM đấu cha, đấu mẹ, đấu anh em, họ hàng thân thuộc, làng giềng và đồng bào của mình với “tiếng nói đầu đời con gọi Stalin” nữa. Nhưng thay vào đó là một hệ tư duy làm người nhân bản. Muốn tiến lên với dân tộc, họ phải làm suy thoái cái đạo đức đạo tặc kia đi, để có thể trở về với cội nguồn nhân bản Việt Nam. Họ không thể u mê ôm lấy cái tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của HCM để hại nhà, hại nước nữa. Ấy là chưa nói đến một việc cấp bách khác là lý do đẩy họ phải xa lánh cái tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của HCM là chuyện cái xác khô của Hồ Chí Minh ở Ba Đình kia sẽ chẳng sớm thì muộn, cũng sẽ được khoa học và thông tin chứng minh rõ ràng là Nguyễn Sinh Cung hay là Hồ Tập Chương? Nếu là Nguyễn sinh Cung thì việc họ bỏ cộng sản trở về với dân tộc là hoàn toàn đứng đắn, chẳng có gì đáng tiếc nuối. Nếu nó là Hồ Tập Chương thì hỡi ơi... nước biển nào, nước sông nào mà rửa được nỗi nhục nhận giặc làm cha đây?

Như thế, theo tôi, NPT nói đến suy thoái là nói đến việc càng lúc càng có nhiều đảng viên bỏ đảng, hay làm suy thoái tư tưởng chính trị đạo đức và lối sống theo gương HCM, làm tan vỡ mộng thống trị của cộng sản trên đất nước này, hơn là việc ám chỉ sự suy thoái tư tưởng chính trị và đạo đức của người Việt Nam!

4. Thư góp ý của HDGMVN

Vì tò mò hơn là tha thiết, tôi đọc thư của HDGMVN gửi cho cái gọi là “ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp bịp năm 1992” của cộng sản Việt Nam. Mới đọc được một phần của lá thư, tôi thấy như làn Gió Mới Đã Nổi Lên. Đến khi đọc được nửa với, tôi quyết định phải viết lên đôi dòng. Tôi viết, bởi vì, lá thư này như một chuyến xe đem đến, không phải cho tôi, mà có lẽ cho tất cả mọi người Việt Nam một Làn gió Mới, một hy vọng và một niềm tin mới cho đất nước. Và tôi cũng tin rằng, tất cả mọi người, không trừ ai, kể cả người cộng sản, đều hài lòng về lá thư. Hơn thế, có chung cảm nghiệm Lá Thư sẽ mở ra một hướng đi chung cho mọi người cùng bước tới trong tin yêu, và chia xẻ với nhau mọi tiềm thức trong tự tình dân tộc. Thư viết gì thế?

a. Trước hết, Lá Thư không mang một hình thức chủ nghĩa với những hàng chữ dài vô cảm mang nhãn hiệu “CHXHCNVN” đi kèm với khẩu hiệu rêu rao của nó. Trái lại, lá thư ngắn gọn, trực diện. Viết những diều cần viết. Nói những diều cần nói. Tuy là ngắn, nhưng chứa đựng hầu như tất cả tâm nguyện, khát vọng, không phải chỉ của người viết, hay của hơn tám triệu thành viên trong tôn giáo mà họ là đại diện, nhưng có thể là của tất cả mọi người, không trừ ai. Người trong nước, kẻ hải ngoại, đều muốn nói lên một tiếng nói chung, quang minh chính trực như thế. (vì tất cả mọi người như là đã sẵn sàng xóa bỏ cái hàng chữ với bảng hiệu kia rồi?)

b. Kế đến, Lá Thư mang những lời giảng giải ý nghĩa đích thực của những ngôn từ, lý lẽ trong cuộc sống nhân bản, mà không ai có thể phủ nhận, hay có thể tước đoạt được. Trái lại, những quyền thuộc về con người, làm nên phẩm giá con người như sự tự do, chính trị, đoàn thể, tôn giáo, ngôn luận, tư tưởng là bất khả xâm phạm. Theo đó, không ai có đặc quyền chính trị, cũng chẳng ai có quyền từ khước, tước đoạt quyền làm người của con người mà xã hội tiến bộ đã công nhận. Như thế, quân đội các lực lượng võ trang cũng không thuộc một lực lượng chính trị nào, nhưng là của toàn dân với nhiệm vụ giữ an ninh, bảo vệ cương vực và lãnh thổ.

Nhìn chung là như thế, tuy nhiên, theo tôi, Lá Thư lại mang thêm những ý nghĩa khác nhau cho phía người nhận hay những người đọc.

a. Với những người trực tiếp nhận thư:

Lá thư như lời khuyên nhủ người con hoang, lầm đường theo câu chuyện ngụ ngôn trong kinh thánh. Rằng xin hãy lắng nghe, hãy bỏ đi lòng tự ái, tụ tôn riêng tư. Rằng hãy nắm lấy cơ hội như lần cuối cùng để làm hòa và cùng sống chung yên vui với anh em của mình. Để trước, hàn gắn lại những đổ vỡ do chính mình gây ra. Sau, không tạo thêm thù, chuốc oán cho dân. Bởi vì chuyện gây thù, chuốc oán cho đến khi chết, trước hết là làm hại cho chính bản thân của mình. Sau là làm hại cho nhân quần xã hội. Cả một đời không có được một niềm vui, một nụ cười cho mình. Không tạo được một niềm vui, một nụ cười cho tha nhân. Trái lại, theo đuổi bạo lực, tạo áp bức cho người khác thì đó hẳn nhiên không phải là ý nghĩa của cuộc sống. Hơn thế, bạo ác, độc đoán không thể là vạn năng, thắng mãi. Không có gì là không thay đổi. Quyền lực là một thời. Tinh tự và sự trường tồn của đất nước của dân tộc mới khả dĩ là lâu bền. Và cái lý lẽ sau cùng là: “kẻ dùng gươm sẽ chết vì gươm!”. Bởi nó không thể mãi đẩy đân tộc và đất nước này vào con đường nghịch chiều với sự tiến hóa. Trái lại, nếu người ta không thể lăn hòn đá lớn trên đường đi, thì phải đập nó vỡ tan ra mà đi!

b. Với đồng bào của mình.

Tôi cho rằng, Lá Thư này như một tín hiệu, mang đi một tâm tình, nhỏ nhẹ mà bao la, êm ái mà mãnh liệt. Không gợn sóng mà như cuồng phong. Duy Lễ mà không quy lụy. Duy Nhân mà không thiếu dũng. Nhu mì mà không hèn kém. Nói lên sự thật mà không sợ hãi, không e ngại khi cần vạch trần ra những ngôn từ bị lợi dụng, bị bẻ cong của nhà nước. Trước là sự chia xẻ sâu sắc với đồng bào về những nỗi thống khổ mà mọi người dân phải gánh chịu trong mấy chục năm qua. Sau là tạo niềm tin cho nhau để những bàn tay cùng nối kết lại với nhau thành một tiếng nói duy nhất cho đất nước. Cùng chỉ ra một hướng đi, trở thành một tâm nguyện, một chí hướng. Kêu gọi mọi người cùng đan tay, tạo thành một sức mạnh, để Lá Thư trở thành một yêu cầu chính đáng của người dân. Nó phải được lắng nghe, phải được đáp ứng, ngõ hầu tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội bình đẳng trong việc phục vụ cho một đất nước phát triển toàn diện và bền vững.

c. Với người công giáo.

Một nụ cười đã nở trên môi, ánh mắt đã rực sáng lên khi họ đọc được Lá Thư của HĐGMVN. Tôi cho rằng, không có một người công giáo Việt Nam nào không hết lòng hỗ trợ lá thư này. Hơn thế, kỳ vọng Lá Thư là tiếng nói của hơn 8 triệu con người, khả dĩ được lắng nghe, được đáp ứng ngõ hầu đem lại những điều hữu ích cho cuộc sống của con người và của xã hội. Với người khó tính hơn, thì hẳn nhiên, họ lại càng có cảm xúc và rung động nhiều hơn. Bởi vì sự mong mỏi, chờ đợi của họ nay được đáp ứng. Nhớ lại, cánh cửa nhà nơi họ ở đã từng được mở toang ra, nhưng cũng đột ngột bị khép chặt lại theo bước chân của Người đi tìm Công Lý trong cô đơn, làm niềm tin của họ hụt hẫng. Nay nhìn Lá Thư này khác gì một bản tuyên ngôn mới, tái khởi động lại hướng đi vì Sự Thật, vì Công Lý và Hòa Bình mà TGM Ngô quang Kiệt trước đây đã công khai đọc trong hội đường của HDND/HN là “Tự Do Tôn Giáo là cái quyền của con người, không phải là một ân huệ xin cho” hỏi còn gì đáng vui mừng, hy vọng hơn nữa!

Như thế, Lá Thư này sẽ trở thành một Tuyên Ngôn Lịch Sử của thời đại. Lịch Sử là vì từ đây, nó đã chấm dứt một chặng đường dối trá và bất công. Rồi mở ra ra một hướng đi trong Sự Thật và Công Lý cho mọi người cùng nhắm tới. Đích của Lịch Sử này, sớm hay muộn cũng sẽ phải tới. Tới trong an bình, cởi mở, đồng thuận, hay tới trong trường tranh đấu có cả máu và nước mắt thì bó buộc đích nhắm cũng phải đến.

Trong tinh thần và ý chí này, tôi ước mong và hy vọng Lá Thư sẽ được in ra thành rất rất nhiều bản. Rồi đem đến từng người, từng nhà, từng giáo xứ trong tất cả các giáo phận từ bắc đến nam. Hơn thế, mọi người nên thuộc nằm lòng những định hướng từ Lá Thư. Để tất cả mọi người cùng thông hiểu và đồng nhất với nhau trong một chí hướng, không phải là thách đố với bất cứ ai, nhưng là góp phần vào việc hàn gắn, xây dựng lại một quê hương Việt Nam mến yêu trong nhân bản, trong truyền thống Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín Trung là cội nguồn của nền văn hóa Việt Nam.

Vậy là Gió Mới đã nổi lên rồi đấy. Gió Mới sẽ thổi bay đi những cơn gió độc, gió chướng, gió bệnh hoạn, gió đau thương của những ngày xưa cũ. Gió Mới sẽ đem đến cho người người tin yêu, an bình và hạnh phúc. Gió Mới sẽ mang đến cho con người niềm tin mới, sức sống mới, tương lai mới. Ở đó, thời của cộng sản đã qua. Thời của miền nam xưa kia đã hết. Thời của những kẻ ăn mảnh, kiếm cơm quốc gia rước cộng sản về làm hại dân hại nước đã tàn. Chỉ còn lại một Việt Nam và tương lai bước tới với nhiều vết thương cần hàn gắn. Hãy để cho gió Mới đem sức sống mới cho đất nước. Để ở đó, trước tiên xóa bỏ đi những đau thương thù hận. Thay vào đó là người người được hưởng an vui trong nếp sống Tự Do và quyền làm người. Rồi quyền tư hữu của người dân được tôn trọng và bảo đảm trong một đất nước hoàn toàn Độc Lập.