THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

30 January 2013

Kinh tế Việt Nam: Phá hoại từ bên trong



xem tại đây:

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không mất chức thì Đảng Cộng Sản Việt Nam SẼ SUY VONG!


Năm ngoái tại Việt Nam đã có một số cán bộ bị bắt giữ liên quan đến tội kinh tế hoặc những dấu hiệu “bất thường” tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước dưới sự quản lý của họ. Như trình bày trước đây trên mục Pacific Money [Những thách thức của nền kinh tế Việt Nam], một trong những vụ bắt giữ gây sốc nhất trong năm qua là của ông Nguyễn Đức Kiên, nhà tài phiệt nổi tiếng và người sáng lập ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
EconomyVụ bắt gần đây nhất mà các báo chí đã đưa tin liên quan đến giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – còn được gọi là “Agribank”. Tỷ lệ nợ xấu [non-performance loan] tại ngân hàng này chiếm lên đến 6% trong một nửa năm 2012, giữa lúc căng thẳng tài chính tiếp tục lan tràn trên khắp các nước ASEAN. Agribank, cùng với chủ nợ cho vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thuộc sở hữu nhà nước, đã bị kiểm tra hồi mùa thu năm 2012. Agribank là một trong các ngân hàng cho vay lớn nhất tại Việt Nam, và tương tự như với các tổ chức khác dưới sự kiểm soát của nhà nước, những chính sách kinh doanh của họ đã chuyển hướng chứ không phải hoàn toàn phục vụ mục đích hướng đến lợi nhuận.
Một vụ bắt giữ liên quan Agribank đã được công bố hồi tuần trước. Vụ này là một trong những vụ liên quan nguyên tổng giám đốc ngân hàng Phạm Thanh Tân, người đã bị buộc rời khỏi chức vụ hồi năm 2011. Bản thông báo nói rằng ông bị bắt vì liên quan đến những hành động vô trách nhiệm gây ra hậu quả tiêu cực trong suốt thời gian điều hành Agribank. Tổng giám đốc mới của ngân hàng đã cố gắng cắt giảm tỷ lệ nợ xấu, và dường như đã cắt hơn 4% trong tổng tỷ lệ vào cuối năm 2012.
Các vụ bắt giữ chỉ làm tăng thêm cú sốc giữa lúc chính phủ nước này đang cố gắng hết sức để phục hồi lòng tin của các nhà đầu tư và cho thấy rằng họ nghiêm trọng giải quyết các vấn đề tham nhũng và sai phạm trong lĩnh vực thuộc sở hữu nhà nước – chứ không riêng chỉ ở các doanh nghiệp tài chính.
Chuyên gia tài chính Michael Pettis ở Trung Quốc đã viết trong một bản lưu ý gần đây rằng ở một quốc gia mà các vụ bê bối tài chính liên quan đến hệ thống tài chính nhà nước đặc biệt rất quan trọng, bởi vì những quyết định cho vay hay những con số về nợ xấu thường bị che đậy và sắp xếp đằng sau cánh cửa đóng kín. Những quan sát của ông tại Trung Quốc cũng trở thành hiện thực ở Việt Nam, vì tương tự như Trung Quốc, Việt Nam gần đây cũng đã trải qua giai đoạn mở rộng tín dụng rất lớn. Giáo sư Pettis đi đưa ra những điểm lý giải (cho cả Việt Nam và Trung Quốc) rất thú vị rằng:
“Các giai đoạn cuối trong tình trạng bong bóng nợ gần như luôn luôn có những điểm đặc trưng bởi sự xuất hiện đột ngột của vấn đề gian lận tài chính, và trong phạm vi rất lớn của sự gian lận này đã dẫn đến việc nhiều người cho rằng gian lận là nguồn gốc của các vấn đề tín dụng, trong khi vấn đề gian lận tài chính thực tế đã phổ biến rộng rãi hơn và là triệu chứng của một hệ thống tài chính đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát”.
Như đã đề cập, Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ nhiều điểm tương đồng về kinh tế, và đặc biệt là trong các hoạt động liên quan đến hệ thống tài chính của họ. Cho đến nay thì dù Việt Nam đi sau Trung Quốc (giống như cuộc khủng hoảng tài chính gây ảnh hưởng đến Trung Quốc trong những năm 1990) hoặc có những bước tương tự (như Trung Quốc đang đối mặt với các vấn đề liên quan đến một nền kinh tế mất cân bằng và lạm dụng nguồn vốn đầu tư cũng như tín dụng) thì vẫn còn quá sớm để khẳng định.
Cũng trong ngày 23 tháng Một, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thông báo rằng họ đã đẩy mạnh các biện pháp an toàn trong hệ thống tài chính của nước này bằng cách yêu cầu các ngân hàng cho vay phải có các quy định chặt chẽ hơn đối với các tài sản nợ xấu. Hiện nay tổng tỷ lệ nợ xấu chính thức cao hơn 8%, và có rất nhiều người tin rằng con số thực tế vẫn còn cao hơn nhiều. Cuộc khủng hoảng tài chính đã trở nên trầm trọng hơn trong năm 2012 khi tốc độ tăng trưởng chỉ tăng 5%, mức thấp nhất trong 13 năm qua. Trong khi đó, chỉ số lạm phát hàng năm đã cao hơn 7% trong tháng Mười hai, và dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2013.
Điểm sáng duy nhất trong năm 2012 là xuất khẩu ròng, và việc này đã giúp thúc đẩy tăng trưởng một cách rất khiêm tốn trong năm qua. Để tiếp tục giữ đà tăng trưởng này trong năm 2013, chính phủ đã công bố cắt giảm hơn 1% tỷ lệ vốn vay tiền đồng đối với các nhà xuất khẩu. Người ta hy vọng rằng việc cắt giảm này sẽ giúp đáp ứng mục tiêu tăng trưởng thương mại 10% trong năm nay của Bộ Thương mại. Tuy nhiên, môi trường bên ngoài sẽ có tác động quan trọng ít nhiều trong việc xác định nếu Việt Nam có thể để đạt được mục tiêu này hay không.