THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 July 2012

Hạ lãi suất cho vay sẽ tác động doanh nghiệp ra sao?



2012-07-10
Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình, vừa chỉ thị cho các ngân hàng trong nước bắt đầu ngày 15/7 hạ lãi suất cho vay về mức 15% một năm.
RFA PHOTO
Chi nhánh ngân hàng Techcombank ở Hà Nội, ảnh chụp ngày 11-06-2012.
Quyết định này có ý nghĩa hay tác động thế nào đến các doanh nghiệp trong nước lâm cảnh khốn đốn một thời gian bởi tiền vay vốn mà lãi suất được gọi là cao ngất ngưỡng? Thanh Trúc trình bày thêm chi tiết:

Giúp DN tháo gỡ khó khăn

Báo chí trong nước hôm Chủ Nhật loan tin là tại một hội nghị sơ kết sáu tháng đầu năm của toàn ngành ngân hàng một ngày trước đó, thống đốc ngân hàng trung ương chỉ thị cho các ngân hàng duyệt lại những khoản vay cũ, đưa tất cả các hhoản hợp đồng đã ký về dưới mức 15% một năm.

Hiện nay đã có chỉ định của Ngân Hàng Nhà Nước về lãi suất huy động 9% thì lãi suất cho vay không được quá 12%, nhưng từ đó đến nay có ngân hàng nào chấp hành chỉ thị này đâu.
Ô. Bùi Kiến Thành
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng cho rằng đây là thời điểm các ngân hàng nên thể hiện quyết tâm giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết khó khăn, giữ uy tín cho hệ thống ngân hàng, tránh bị mang tiếng là lợi nhuận ngân hàng có nhiều hoặc dồi dào mà không chia sẻ với doanh nghiệp.
Tin nói một số ngân hàng bày tỏ sự đồng tình với chủ trương hạ lãi suất về dưới 15%. Nhiều ngân hàng còn cho rằng có thể áp dụng với cả các doanh nghiệp các khách hàng thuốc lãnh vực không khuyến khích.
Dưới mắt phân tích của chuyên gia Bùi Kiến Thành, cố vấn cao cấp về kinh tế tài chánh cho các tập đoàn kinh doanh lớn ở Hà Nội, hiện đang có hai vấn đề trước mắt. Thứ nhất là trước giờ các ngân hàng cho vay với lãi suất được cho là cực kỳ cao từ 20, 25, 27 đến 30%. Hợp đồng cho vay lại qui định nếu trễ hạn thì bị phạt với mức 150% so với lãi suất trên hợp đồng. Trong trường hợp như vậy nếu cho vay với lãi suất 20% mà bị phạt tới 150% thì sẽ trở thành 30% là lãi suất bị phạt. Ông nói thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước mong muốn rằng tất cả những hợp đồng cũ đã ký rồi thì đưa lãi suất xuống dưới 15% là nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn nhưng e là biện pháp này không đi tới đâu:
“Thứ nhất là ngân hàng có chịu chấp hành hay không, vì hiện nay đã có chỉ định của Ngân Hàng Nhà Nước về lãi suất huy động 9% thì lãi suất cho vay không được quá 12%, nhưng từ đó đến nay có ngân hàng nào chấp hành chỉ thị này đâu.”
ngan-hang-ha-lai-suat250.jpg
Chi nhánh ngân hàng quân đội MB tại Hà Nội, ảnh chụp hôm 09-06-2012. RFA PHOTO.
Vẫn theo lời chuyên gia kinh tế tài chánh Bùi Kiến Thành, thứ nhất la không có một cơ sở luật pháp nào để Ngân Hàng Nhà Nước có thể chỉ thị được trừ khi các ngân hàng chấp nhận đồng thuận hợp tác và có thể nói rằng chấp nhận điều đó bằmg cách tự nguyện:
“Chứ không có cơ sở luật pháp nào mà bắt ngân hàng phải giảm lãi suất trên những hợp đồng đã ký. Phải chờ xem ngân hàng chấp hành hay tự nguyện hợp tác tới đâu.”
Và dù như có hợp tác cách nào đi nữa, ông Bùi Kiến Thành nói tiếp, biện pháp hạ lãi suất cho vay về mức 15% vẫn còn là quá cao, chỉ có thể tạm thời và phần nào giúp giải quyết những khó khăn đình đốn của cộng đồng doanh nghiệp hiện nay mà thôi:
“Mà một nền kinh tế không thể nào hoạt động được với lãi suất 15%, phải khẳng định như thế. Hiện bay giờ doanh nghiệp Việt Nam đang phải cạnh tranh với những đối thủ nước ngoài . Trong khu vực thì đang có lãi suất ngân hàng từ 3, 4, 5 đến 6% thôi thì làm sao mà doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh đối với doanh nghiệp nước ngoài khi phải chịu lãi suất 15%.”

Lãi suất vẫn còn cao?


Rút xuống 15% để cho dân được dễ thờ hơn nhưng cũng không giải quyết được vấn đề cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam. Cần phải có lãi suất dưới 10% để hoạt động có hiệu quả.
Ô. Bùi Kiến Thành
Theo các chuyên gia kinh tế trong nước, Việt Nam đang mất thị trường ở nước ngoài, trong lúc doanh nghiệp trong nước thì không hoạt động được với lãi suất 15% hay là cao hơn nữa, rất nhiều doanh nghiệp đang phải bắt chính mình ngừng hoạt động.
Tại cuộc họp hôm thứ Bảy vừa qua, vào khi chỉ thị rút lãi suất cho vay về mức dưới 15% được loan báo, bà Nguyễn Thị Nga là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của SeaBank cho rằng lãi suất có hạ đi một nữa vẫn bị doanh nghiệp cho là quá cao.
Theo lời trình bày của chủ tịch Hội Đồng Quản Trị SeaBank, trước đây có khách hàng được cho vay bất động sản lãi suất 24% và nay được ngân hàng thuận cho giảm xuống 20% nhưng vẫn kêu ca là không thể trả. Sau đó khách hàng còn điều đình là nếu lãi suất còn 12% thì có thể trả lãi.
ngan-hang-nong-nghiep250.jpg
Ngân hàng Agribank tại quận Đống Đa, Hà Nội hôm 17-04-2012. RFA PHOTO.
Thế nhưng, bà Nguyễn Thị Nga nói tiếp, đến khi SeaBank đồng ý mức lãi suất 12% thì doanh nghiệp trả lời là phải suy nghĩ thêm.
Vậy đâu là cách để dứt điểm khó khăn trước vấn đề lãi suất cao ngất ngưỡng, được bàn đi bàn lại bao lâu nay cho đến khi vừa có chỉ thị hạ bớt một nửa tức 15% . Với nhận định khá dứt khoát, ông Bùi Kiến Thành góp ý:
“Là rút lãi suất xuống dưới 10% để cho doanh nghiệp có thể hoạt động tốt. Cái này tôi đã kiến nghị cả năm nay mà nhà nước không giải quyết.
Vấn đề lãi suất là phải có qui đinh của luật pháp. Luật Dân Sự nói rằng ngân hàng không được cho vay quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân Hàng Nhà Nước. Luật pháp nói như vậy nhưng từ lâu nay ngân hàng không áp dụng. Ngân Hàng Trung Ương cũng không theo dõi chế tài những ngân hàng không áp dụng luật pháp. Bây giờ rút xuống 15% để cho dân được dễ thờ hơn nhưng cũng không giải quyết được vấn đề cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam. Cần phải có lãi suất dưới 10% để hoạt động có hiệu quả. Không giải quyết được cái đấy thì nền kinh tế Việt Nam tiếp tục bị đình đốn, hàng vạn doanh nghiệp sẽ phải phá sản, tạo ra một hoàn cảnh mà doanh nghiệp không thể hoạt động được.”
Ngoài nan đề lãi suất cao, mà nếu không giải quyết được thì sẽ vô cùng nguy hiểm cho nền kinh tế, chuyên gia kinh tế tài chánh Bùi Kiến Thành còn cho rằng có hai điều sai lầm cần phải chỉnh đốn. Thứ nhất là tình trạng các ngân hàng thương mại cho vay quá cao bất chấp qui định của luật pháp. Thứ nhì, Ngân Hàng Nhà Nước không đủ sức quản lý chế tài hệ thống ngân hàng, không đủ khả năng buộc cộng đồng ngân hàng hoạt động trong khuôn khổ kỷ luật và ổn định.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.