Hình: REUTERS
Giới
hữu trách Trung Quốc đã bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam gần một quần đảo mà
cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền trong vụ tranh chấp mới nhất tại vùng
biển Đông được cho là có nhiều tài nguyên thiên thiên.
Hôm thứ Tư, một giới chức Việt Nam cho hay giới hữu trách Trung Quốc đã ngăn chặn hai tàu đánh cá hôm 3 tháng 3 gần quần đảo Hoàng Sa. Giới chức này nói rằng Bắc Kinh đang đòi 11.000 đôla tiền chuộc các ngư dân này.
Vụ việc này xảy ra một tháng sau khi Việt Nam tố cáo rằng một tàu đánh cá của Việt Nam bị một số tàu của Cơ quan Quản lý Hàng hải Trung Quốc bắn và làm hư hại tại khu vực quanh quần đảo Hoàng Sa.
Theo báo chí trong nước, 11 ngư dân trên chiếc tàu đánh cá mang số hiệu QNg 90281 TS của ông Đặng Tằm ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bị Trung Quốc rượt bắt và tịch thu toàn bộ ngư cụ hôm 22/2 khi đang hoạt động hợp pháp trong vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Trang web của tỉnh Quảng Ngãi cho biết ngày 24/2 các ngư dân trên tàu cá Việt Nam đã được phía Trung Quốc thả, về đến nhà an toàn.
Trong một vụ việc riêng rẽ khác, cũng trong ngày thứ Tư, Trung Quốc đã phản đối kế hoạch đưa các nhà sư của Việt Nam ra quần đảo Trường Sa để lập lại một một ngôi chùa đã bị bỏ hoang.
Một bài xã luận đăng trên báo Global Times viết rằng Việt Nam đang sử dụng “chiêu bài tôn giáo” để tuyên bố chủ quyền vĩnh viễn đối với quần đảo Trường Sa.
Hồi đầu tháng này, Việt Nam loan báo sẽ đưa các nhà sư ra trụ trì tại các ngôi chùa ở Trường Sa trong ít nhất 6 tháng bắt đầu từ tháng Tư. Những ngôi chùa này đã bị bỏ hoang từ năm 1975 và gần đây đã được trùng tu lại như một phần trong nỗ lực tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.
Ngay sau loan báo này của phía Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập tức lên tiếng khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và các vùng lãnh hải lân cận.
Phát ngôn nhân Lưu Vị Dân nói Trung Quốc hy vọng phía Việt Nam tuân thủ tinh thần bản Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông cũng như Thỏa thuận về những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển mà hai nước Việt-Trung đã ký kết nhằm tăng cường sự hợp tác và ổn định trên Biển Đông thay cho các hành động làm phức tạp thêm tình hình.
Hôm thứ Tư, một giới chức Việt Nam cho hay giới hữu trách Trung Quốc đã ngăn chặn hai tàu đánh cá hôm 3 tháng 3 gần quần đảo Hoàng Sa. Giới chức này nói rằng Bắc Kinh đang đòi 11.000 đôla tiền chuộc các ngư dân này.
Vụ việc này xảy ra một tháng sau khi Việt Nam tố cáo rằng một tàu đánh cá của Việt Nam bị một số tàu của Cơ quan Quản lý Hàng hải Trung Quốc bắn và làm hư hại tại khu vực quanh quần đảo Hoàng Sa.
Theo báo chí trong nước, 11 ngư dân trên chiếc tàu đánh cá mang số hiệu QNg 90281 TS của ông Đặng Tằm ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bị Trung Quốc rượt bắt và tịch thu toàn bộ ngư cụ hôm 22/2 khi đang hoạt động hợp pháp trong vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Trang web của tỉnh Quảng Ngãi cho biết ngày 24/2 các ngư dân trên tàu cá Việt Nam đã được phía Trung Quốc thả, về đến nhà an toàn.
Trong một vụ việc riêng rẽ khác, cũng trong ngày thứ Tư, Trung Quốc đã phản đối kế hoạch đưa các nhà sư của Việt Nam ra quần đảo Trường Sa để lập lại một một ngôi chùa đã bị bỏ hoang.
Một bài xã luận đăng trên báo Global Times viết rằng Việt Nam đang sử dụng “chiêu bài tôn giáo” để tuyên bố chủ quyền vĩnh viễn đối với quần đảo Trường Sa.
Hồi đầu tháng này, Việt Nam loan báo sẽ đưa các nhà sư ra trụ trì tại các ngôi chùa ở Trường Sa trong ít nhất 6 tháng bắt đầu từ tháng Tư. Những ngôi chùa này đã bị bỏ hoang từ năm 1975 và gần đây đã được trùng tu lại như một phần trong nỗ lực tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.
Ngay sau loan báo này của phía Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập tức lên tiếng khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và các vùng lãnh hải lân cận.
Phát ngôn nhân Lưu Vị Dân nói Trung Quốc hy vọng phía Việt Nam tuân thủ tinh thần bản Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông cũng như Thỏa thuận về những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển mà hai nước Việt-Trung đã ký kết nhằm tăng cường sự hợp tác và ổn định trên Biển Đông thay cho các hành động làm phức tạp thêm tình hình.