THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 March 2012

Miến gà nóng hổi, vừa thổi vừa nôn



Nhìn những cảnh này, có lẽ không ai còn dám tiếp tục ăn miến!
Tận mục chứng kiến công nghệ làm miến ở Dương Liễu (Hoài Đức-HN).





Nghiền củ dong riềng làm miến ngay tại vỉa đường đầy nước bùn lênh láng

Từ làng làm miến Dương Liễu, Minh Khai (Hoài Đức - Hà Nội), mỗi ngày người dân cho ra lò hàng trăm tấn miến phục vụ thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Chứng kiến "công nghệ" sản xuất ở đây, người nơi khác đến không khỏi rùng mình bởi tình trạng mất vệ sinh đi kèm với sử dụng hoá chất gây hại sức khỏe người tiêu dùng. Nguy hại hơn, có hộ ở đây dùng một thứ thuốc mà theo họ gọi là sun – phít và thuốc tím để tẩy trắng miến. Tại hộ gia đình anh Nguyễn Y. (Dương Liễu), chúng tôi thắc mắc thì được giải thích: "Do nhu cầu của đại lý, họ đặt hàng thế nào thì chúng tôi làm thế. Họ thích miến trắng thì chúng tôi cho hoá chất thuốc tẩy vào làm trắng miến, nếu không thích thì thôi". Theo anh Y. thì với mỗi tấn bột, họ cho 2 thìa cà phê hoá chất vào khuấy đều. Đợi khi hoá chất ngấm vào bột và làm trắng bột, họ mới lấy bột tráng bánh sản xuất miến. Quy trình để có miến ngon của anh Y. là cho bột làm miến vào bể, hòa cùng thuốc tím, axit, Natri sunphit, sau đó khuấy lọc 4-5 nước và cuối cùng rửa lại bằng nước sạch. Khu nhà xưởng sản xuất miến của gia đình anh Y. rộng chừng 100m2 nhưng ngổn ngang đủ thứ: nguyên liệu, máy tráng, máy cắt, hàng chục chiếc bể lọc… Bên cạnh những chiếc bể là một thùng thuốc tím loại 50kg được nhập từ Trung Quốc, một bao tải Na2SO3, một can đựng axít H2CO3, một can phụ gia để pha màu.




Thuốc tím chuẩn bị để trộn vào bột làm miến

Theo giải thích, bột ngấm hoá chất thì cho miến có độ dai hơn, người tiêu dùng ăn có cảm giác ngon hơn chứ không bị bở, nhũn… Anh Y cho hay, để phân biệt được miến có dùng hoá chất hay không thì nhìn mầu sắc, trắng là có hoá chất, hồng không dùng hoá chất. Miến trắng được bán với giá đắt hơn miến hồng một chút (miến hồng 17.000 đồng/kg thì miến trắng là 18.000 đồng). Theo chủ cơ sở, rất nhiều người thích ăn loại miến trắng.


Bánh miến sau khi tráng được phơi cả bên lề đường đầy bụi bẩn, hoặc ngay sát bờ ruộng đầy cỏ rác

Khi được hỏi vì sao để miến dưới đất mất vệ sinh vậy, chị Th. một chủ hộ sản xuất miến ở đây cho biết: "Nhà nào cũng làm hàng chục tấn/ngày, với lại mình có ăn đâu mà để ý đến sạch sẽ. Để bẩn một chút nhưng sau họ nấu chín lên ăn, vi khuẩn con nào sống sót được?" Sau khi làm miến được chất lên xe bò chở về rồi cắt sợi vứt ngay dưới sân gạch, nền đất. Chỗ nào còn khoảng trống thì đều được tận dụng để để miến, sau đó mới phân loại và bó lại. Từng bó miến đỏ, miến trắng thành phẩm sau đó mới theo các chủ hàng tản đi khắp nơi.


Miến thành phẩm óng mượt

Những năm qua, nhiều chủ cơ sở sản xuất ở Dương Liễu, Minh Khai đã vay ngân hàng vốn đầu tư máy móc khá hiện đại từ khâu chế biến đến sản xuất, giảm công sức lao động. Tuy nhiên, còn những hộ gia sản xuất nhỏ vẫn làm thủ công theo cách này. Việc sử dụng hoá chất vào sản xuất miến cũng chưa thể loại trừ. Việc sản xuất miến bẩn đã được nhắc đến không ít lần, nhưng đến nay tình trạng này vẫn tiếp diễn.

PV