THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 June 2013

Xóm nhặt rác nhếch nhác giữa thành phố biển


Tới xóm nhặt rác ở thành phố biển Vũng Tàu, xộc vào mũi là mùi hôi nồng nặc, những căn nhà tạm bợ rách nát không thể chống chọi được mưa nắng.

xomrac
xomrac
Xóm có hơn 80 hộ ngụ cư sống bằng nghề nhặt rác.
Người dân hay gọi xóm này là xóm nhặt rác - là tập trung những người từ miền Tây lên bãi rác Phước Cơ (P.12, TP.Vũng Tàu, tỉnh BR-VT) dựng nhà và sinh sống bằng nghề nhặt rác. Họ là những người không mảnh đất cắm dùi, không nghề nghiệp nơi mình sinh ra, nên bôn ba tha phương rồi tụ tập về lập nên xóm này. 
xomrac
xomrac
Với đôi ủng, bao tay y tế, chị Mai đào bới từng đống rác nhặt tất cả những gì có thể bán được.
Ở đây toàn cây đước nên người dân đốt cây, đắp đất rồi dựng nhà. Những căn nhà nhỏ tồi tàn, mái che bằng tôn, lá và những tấm bạt mà gặp nắng thì nóng, mưa bị dột, còn gió đến thì thổi bay. “Nội thất” giá trị nhất là chiếc xe máy dùng để kiếm ăn, chiếc tivi để giải trí. Vài nhà vệ sinh lộ thiên ở hồ nhỏ cho cả xóm dùng chung. Không ai ở xóm này có hộ khẩu. Trẻ em đa phần chỉ được học cho biết cái chữ rồi theo “nghiệp” của cha mẹ. Điện, nước thì bắt nhờ từ các gia đình ở đầu đường, giá điện 3.000 - 15.000 đồng/số, còn nước khoảng 15.000 đồng/m3.
xomrac
xomrac
xomrac
Những căn nhà tồi tàn, nắng thì nóng cháy da, mưa thì đột nát.
xomrac
xomrac
Mái nhà được che chắn đơn sơ, khi có gió mạnh là thổi bay hết.
Xóm cực nghèo này đã tồn tại ở đây hơn 20 năm với 80 hộ gia đình làm nghề nhặt rác. Chị Trần Ngọc Mai (33 tuổi, quê An Giang), cùng chồng tới xóm rác từ 16 năm trước, cho biết ở quê không có đất, không có công ăn việc làm, nên vợ chồng chị phải bỏ xứ lên đây. Với đôi ủng, bao tay y tế, chị đào bới từng đống rác nhặt tất cả những gì có thể bán được. Chị Mai ngậm ngùi: “Làm để sống qua ngày chứ không có dư dả gì đâu. Nhiều ngày vợ chồng chỉ kiếm được vài chục ngàn đồng. Năm nay tôi có đứa con học lớp 6 nhưng chắc cũng phải cho nghỉ chứ không kham nổi nữa. Nhặt ve chai dơ dáy chúng tôi không ngại, chỉ sợ gặp phải ống tiêm nhiễm bệnh, lưỡi lam, miếng chai. Có nhiều người bị đứt tay, chân nhưng không tiêm phòng mà chỉ đắp thuốc thôi, rất nguy hiểm”.
xomrac
"Nhà vệ sinh" lộ thiên để 80 hộ gia đình dùng chung.
xomrac
xomrac
Nhiều hộ dọn đến bãi rác mới để lại căn nhà mục nát, trống hơ trống hoác.
Vợ chồng ông Đinh Văn Tường và bà Phạm Thị Mến quê ở Sóc Trăng dắt nhau đến đây đã hơn 14 năm. Không có đất, cha mẹ mất sớm, không biết chữ, hàng ngày nhặt ve chai mỗi người cũng kiếm được khoảng 100.000 đồng. Vợ chồng ông Tường có 4 người con, con lớn có đi học nhưng được vài năm cũng nghỉ để đi nhặt rác. Anh Phạm Văn Tý (quê Hà Tĩnh), cho biết anh làm đây được hơn 10 năm. Trước đây bãi rác Phước Cơ là nơi tập kết rác cho cả TP.Vũng Tàu. Xóm rác lúc “thịnh” nhất lên đến 200 hộ chuyên nhặt rác kiếm sống. Hiện nay thành phố hạn chế đổ rác ở đây nên nhiều hộ di dời đến bãi rác Tóc Tiên.
 xomrac
 Bà Hồ Thị Giáng (76 tuổi, quê Đồng Tháp), một trong những người tới đây đầu tiên. Bà không còn sức khỏe để đi bới rác, ở nhà sống phụ thuộc vào con cái.
 xomrac
 xomrac
Ông Bùi Văn Hứa (54 tuôi, quê Bạc Liêu), cư dân lâu năm của xóm rác, 12h trưa nắng cháy da vẫn cặm cụi bới rác.
 xomrac
 Trẻ em xóm này học cho biết cái chữ rồi nghỉ để theo "nghiệp" của cha mẹ.
 xomrac
 xomrac
 xomrac
Ông Tường về nghỉ trưa mang theo “chiến lợi phẩm” là mấy quả xoài mà xe đổ rác mới tuồng xuống và vài món đồ có thể “xài” được.
xomrac
Nhà ông Chí còn cả đống bát chén do chưa xách được nước về rửa.