(Dân trí) - Mỹ, Philippines hôm nay 30/11 cho biết sẽ chất vấn Trung Quốc về thông tin cho biết cảnh sát Trung Quốc sẽ lên và chặn các tàu bè đi vào vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, tức gần như toàn bộ Biển Đông.
>> Trung Quốc tự cho quyền chặn bắt và trục xuất tàu nước khác ở Biển Đông
Trong cuộc họp báo tại Washington ngày 30/11, trả lời câu hỏi của các nhà báo về việc truyền thông Trung Quốc đưa tin là kể từ năm 2013, cảnh sát tỉnh Hải Nam được quyền lên tàu, chặn bắt các tàu bè nước ngoài xâm nhập trái phép vào vùng biển do tỉnh này quản lý, tức là Biển Đông, bà Victoria Nuland Bà Nuland nói: “Chúng tôi cũng đọc thấy những thông tin báo chí như quý vị. Chúng tôi sẽ đưa một vài câu hỏi đối với chính phủ Trung Quốc về việc này, một cách thẳng thắng, để có thể hiểu rõ hơn những điều đó. Do vậy, từ nay cho đến lúc chúng tôi có dịp hỏi về việc này, tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ không đưa ra bình luận nào bởi vì cho đến lúc này, đó chỉ là thông tin báo chí”.
Thông báo kiểm soát tàu bè trên của Trung Quốc, được tờ China Dailyđăng tải, là động thái mới nhất của chính quyền Bắc Kinh nhằm khẳng định những đòi hỏi về chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, nơi Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei có chủ quyền đối với một số khu vực và quần đảo. China Daily cho biết, “nếu tàu nước ngoài hoặc thủy thủ vi phạm quy định, cảnh sát Hải Nam có quyền bắt giữ tàu hoặc hệ thống thông tin của họ, theo những quy định được sửa đổi”.
Tờ báo cũng cho biết các hoạt động như tiến vào vùng biển của đảo Hải Nam mà không được phép, gây hư hại cho cơ sở quân sự ven biển, tiến hành các hoạt động tuyên truyền đe dọa đến an ninh nước này đều có thể bị xem là bất hợp pháp.
Về vấn đề hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, bà Nuland cho biết Mỹ đã nêu “vài lần với chính phủ Trung Quốc” và Mỹ sẽ để Trung Quốc tự nói về vấn đề này. Song bà cũng nhấn mạnh Mỹ đang cùng với các quốc gia khác yêu cầu Trung Quốc cân nhắc lại tín hiệu chính trị của việc phát hành loại hộ chiếu này.
|
Vẫn theo ông Surin, kế hoạch của Trung Quốc có hợp pháp hay không còn tùy vào quan điểm của các bên liên quan, nhưng nếu không được xử lý đúng, có thể dẫn tới xung đột và gây phương hại tới uy tín của Đông Á như một đầu tàu tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Cách đây vài ngày, ông Surin đã khuyến cáo rằng tranh chấp Biển Đông nếu không giải quyết thỏa đáng có nguy cơ trở thành một “Palestine của Châu A”.
Còn Tổng thống Philippines cho biết đã yêu cầu Ngoại trưởng xác minh rõ kế hoạch của Bắc Kinh, và một khi mọi việc được xác nhận, Manila sẽ có công hàm ngoại giao hoặc ra phản đối chính thức. Tổng thống Benigno Aquino nói kế hoạch của Trung Quốc khó thực thi vì đi ngược lại Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển.
Giới phân tích tán đồng ý kiến này và cho rằng kế hoạch khiêu khích của Bắc Kinh đòi trục xuất tất cả tàu nước ngoài đi vào vùng biển mà Trung Quốc nói thuộc lãnh hải của tỉnh Hải Nam có thể mang lại hiệu quả ngược về mặt kinh tế cho Trung Quốc.
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng An ninh thuộc Hạ viện Philippines, Tướng Rodolfo Biazon, nguyên Tham mưu trưởng quân đội nước này kêu gọi phải có biện pháp đa phương đối với động thái mới nhất này của Trung Quốc.
Ông Biazon nói hành động của Trung Quốc ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của các nước trong khu vực mà cả Hoa Kỳ và Châu Âu, những nước có vận chuyển thương mại ngang qua Biển Đông.
Trước phản ứng của quốc tế, Bắc Kinh đang tìm cách xoa dịu tình hình và lặp lại tuyên bố rằng Trung Quốc luôn coi trọng quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhấn mạnh tất cả các nước đều có quyền tự do hàng hải ở Biển Đông theo đúng tinh thần luật quốc tế.
Tuy nhiên, ông Hồng không xác định cụ thể những hành vi thế nào bị coi là “xâm nhập lãnh hải Trung Quốc bất hợp pháp” trong khi Bắc Kinh đang mưu toan chiếm chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông bao gồm những khu vực thuộc chủ quyền của các nước khác.
Theo phân cấp quản lý hành chính của Bắc Kinh, tỉnh Hải Nam ở cực nam Trung Quốc quản lý khoảng 2 triệu km vuông vùng Biển Đông, nơi được coi là có nhiều tiềm năng thủy sản và là huyết mạch giao thông hàng hải quan trọng đối với thương mại thế giới.
Tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành lập phi pháp một căn cứ đồn trú trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mà Trung Quốc đã đánh chiếm hồi tháng 1/1974.
Mặt khác, Bắc Kinh cũng có kế hoạch tăng cường số tàu hải giám và ngư chính để gia tăng kiểm soát vùng Biển Đông. Trong một diễn biến khác, Trung Quốc hôm chủ nhật vừa qua công bố chiến đấu cơ tự chế J-15 đã hạ cánh thành công trên boong tàu sân bay đầu tiên của nước này, tàu Liêu Ninh.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng vướng vào một cuộc tranh chấp chủ quyền khác với Nhật Bản, trên quần đảo Nhật gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên Hoa Đông. Căng thẳng song phương leo thang kể từ khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo vào tháng 9 vừa qua.
Vũ Quý
Theo UPI, AP