Điều đáng sợ là sản phẩm này không phải là hàng hiếm trên thị trường.
Một trong những món hấp dẫn của đồ biển là cua gạch: Cua gạch hấp; cua gạch rang me; cua gạch xào miến; cua gạch hấp xôi trắng... So với cua thịt, cua gạch luôn đắt hơn từ 30-50.000 đồng/kg bởi vì hàm lượng đạm từ gạch cua cao và màu sắc trình bày cho món ăn cũng gợi cảm hơn. Tiếc thay, trên nhiều thị trường hải sản bây giờ, nhan nhản cua gạch dởm!
Cô Kh - một đầu mối chuyên cung cấp hải sản từ Hạ Long cho một số nhà hàng của Hà Nội - tiết lộ: “Lấy đâu ra cua gạch bãi (cua tự nhiên) mà lắm thế. Kể cả cua đưa về từ ngoài đảo cũng là cua nuôi hết. Là cua nuôi thì mới bõ công bơm ra hàng loạt cua gạch được. Cho nên cua cái con nào mai cũng gồ lên toàn gạch, thoải mái săm soi. Mỗi cua đực không “bơm” được, thương lái mới phải chịu”.
Vậy thì thứ “gạch bơm” kia là thứ gì? - theo cô Kh - đó chính là lòng đỏ trứng vịt, pha bột mỳ, trộn với chất bảo quản có thành phần phoócmôn có thể giữ được một số ngày trong mai mà không chảy, không phân hủy, không biến màu và con cua không chết. Cũng giống như bao nhiêu thứ thực phẩm hoặc trái cây bị đầu độc bởi hóa chất, món cua gạch cũng chẳng làm người ăn chết ngay!
Tuy nhiên, cua gạch “bơm” không dễ qua mặt các bà nội trợ khá giả và sành sỏi. Mỗi người đều có cách phân biệt riêng để tránh bị lừa.
Bà N.T.T - chủ một nhà hàng hải sản tươi sống đường Nguyễn Văn Cừ - TP.Hạ Long - mách nhỏ: “Trong ba loại cua gạch thường thấy trên các chợ đô thị vùng biển hiện nay gồm cua phía nam, cua phía bắc và cua Trung Quốc. Loại trừ chuyện đắt rẻ, cần phân biệt cua phía nam màu đồng hun. Cua phía bắc và cua Trung Quốc màu xanh xám.
Muốn biết gạch thật giả, chỉ cần cầm con cua lên, khẽ nạy diềm mai phía cuối sẽ nhìn thấy khá rõ: Gạch thật màu son tươi, còn gạch giả thì màu đỏ nhạt hơi thiên xanh. Nếu lớ ngớ, tốt nhất nên mua cua thịt, đừng tham cua gạch”.
Nhưng không chỉ có những người nội trợ khờ khạo, khách ăn nhà hàng không tinh cũng mắc lừa như bỡn. Thứ cua “bơm” sau khi nấu nướng bày ra nếu là miến nước thì gạch vàng nhợt nhạt, vón cục và sùi hạt kiểu súplơ, nhai bã và nhạt thếch.
Nếu là món rang me, gạch thường đỏ tím, hơi lẫn xanh, cũng sùi hạt gạo, bết cứng và bã. Khác hẳn thứ gạch thật đỏ như son, càng nhai càng thơm mùi đặc hữu của gạch cua bể, bùi khé cổ.
Một khi đã là món cua gạch (thật), trong đám cỗ vùng biển trước kia, chủ nhà thường đưa ra sau cùng, tránh cho người ăn khỏi cảm giác đầy và ngán. Nhưng bây giờ, quả thật con cua gạch đang bị đánh lộn sòng thành thứ thực phẩm bất lương.
Ông N - thợ mỏ hưu trí của Hà Lầm - than phiền: “Cả năm được một ngày hầu vợ ốm, ra chợ rước ngay phải cân cua gạch “dởm”, về bửa ra còn bị bà lão mắng cho. Vừa đau vừa nhục mà không biết kêu ai!”.
Mua cua, cũng còn phải để ý cả cái dây trói nữa. Thói thường, người mua mải ngắm cua mà quên cái dây trói. Con cua to ngót 1kg nhưng tháo dây ra có khi chỉ còn 5 lạng. Phát khiếp về mấy thứ dây trói như tàu chuối khô, cói bện, thừng vải, loại nào cũng ngâm cho sũng nước để tăng cân. Thành ngữ mới: “Gian như trói cua” là để chỉ các ông bà này vậy!
Một trong những món hấp dẫn của đồ biển là cua gạch: Cua gạch hấp; cua gạch rang me; cua gạch xào miến; cua gạch hấp xôi trắng... So với cua thịt, cua gạch luôn đắt hơn từ 30-50.000 đồng/kg bởi vì hàm lượng đạm từ gạch cua cao và màu sắc trình bày cho món ăn cũng gợi cảm hơn. Tiếc thay, trên nhiều thị trường hải sản bây giờ, nhan nhản cua gạch dởm!
Cô Kh - một đầu mối chuyên cung cấp hải sản từ Hạ Long cho một số nhà hàng của Hà Nội - tiết lộ: “Lấy đâu ra cua gạch bãi (cua tự nhiên) mà lắm thế. Kể cả cua đưa về từ ngoài đảo cũng là cua nuôi hết. Là cua nuôi thì mới bõ công bơm ra hàng loạt cua gạch được. Cho nên cua cái con nào mai cũng gồ lên toàn gạch, thoải mái săm soi. Mỗi cua đực không “bơm” được, thương lái mới phải chịu”.
Vậy thì thứ “gạch bơm” kia là thứ gì? - theo cô Kh - đó chính là lòng đỏ trứng vịt, pha bột mỳ, trộn với chất bảo quản có thành phần phoócmôn có thể giữ được một số ngày trong mai mà không chảy, không phân hủy, không biến màu và con cua không chết. Cũng giống như bao nhiêu thứ thực phẩm hoặc trái cây bị đầu độc bởi hóa chất, món cua gạch cũng chẳng làm người ăn chết ngay!
Tuy nhiên, cua gạch “bơm” không dễ qua mặt các bà nội trợ khá giả và sành sỏi. Mỗi người đều có cách phân biệt riêng để tránh bị lừa.
Bà N.T.T - chủ một nhà hàng hải sản tươi sống đường Nguyễn Văn Cừ - TP.Hạ Long - mách nhỏ: “Trong ba loại cua gạch thường thấy trên các chợ đô thị vùng biển hiện nay gồm cua phía nam, cua phía bắc và cua Trung Quốc. Loại trừ chuyện đắt rẻ, cần phân biệt cua phía nam màu đồng hun. Cua phía bắc và cua Trung Quốc màu xanh xám.
Muốn biết gạch thật giả, chỉ cần cầm con cua lên, khẽ nạy diềm mai phía cuối sẽ nhìn thấy khá rõ: Gạch thật màu son tươi, còn gạch giả thì màu đỏ nhạt hơi thiên xanh. Nếu lớ ngớ, tốt nhất nên mua cua thịt, đừng tham cua gạch”.
Nhưng không chỉ có những người nội trợ khờ khạo, khách ăn nhà hàng không tinh cũng mắc lừa như bỡn. Thứ cua “bơm” sau khi nấu nướng bày ra nếu là miến nước thì gạch vàng nhợt nhạt, vón cục và sùi hạt kiểu súplơ, nhai bã và nhạt thếch.
Nếu là món rang me, gạch thường đỏ tím, hơi lẫn xanh, cũng sùi hạt gạo, bết cứng và bã. Khác hẳn thứ gạch thật đỏ như son, càng nhai càng thơm mùi đặc hữu của gạch cua bể, bùi khé cổ.
Một khi đã là món cua gạch (thật), trong đám cỗ vùng biển trước kia, chủ nhà thường đưa ra sau cùng, tránh cho người ăn khỏi cảm giác đầy và ngán. Nhưng bây giờ, quả thật con cua gạch đang bị đánh lộn sòng thành thứ thực phẩm bất lương.
Ông N - thợ mỏ hưu trí của Hà Lầm - than phiền: “Cả năm được một ngày hầu vợ ốm, ra chợ rước ngay phải cân cua gạch “dởm”, về bửa ra còn bị bà lão mắng cho. Vừa đau vừa nhục mà không biết kêu ai!”.
Mua cua, cũng còn phải để ý cả cái dây trói nữa. Thói thường, người mua mải ngắm cua mà quên cái dây trói. Con cua to ngót 1kg nhưng tháo dây ra có khi chỉ còn 5 lạng. Phát khiếp về mấy thứ dây trói như tàu chuối khô, cói bện, thừng vải, loại nào cũng ngâm cho sũng nước để tăng cân. Thành ngữ mới: “Gian như trói cua” là để chỉ các ông bà này vậy!
Theo báo laodong