Natalie Allen(CNN) / Văn Hòa, Admin V (Nhật Ký Yêu Nước) - Thân phận của các trẻ em nhặt rác Việt Nam qua góc nhìn của phóng viên Natalie Allen của đài truyền hình CNN
Gần đây trong bài viết có tiêu đề "Hy vọng cho trẻ em trên các bãi rác ở Việt Nam", phóng viên Natalie Allen của hãng thông tấn CNN đã làm người xúc động khi thuật lại cảnh nghèo khó, những mối đe dọa và cả niềm hi vọng của những đứa trẻ sống tại bãi rác Rạch Giá, miền Nam Việt Nam. Bài viết được lượt dịch ở đây.
Diệu, cô bé 12 tuổi quàng trên đầu một chiếc khăn màu xanh có trang trí hình hoa vàng ngồi chồm hỗm với mẹ trên một đống rác. Cả hai mẹ con cùng nói và cười trong khi đôi tay thoăn thoắt phân loại túi nylon, vỏ đồ hộp và các phế phẩm khác. Một túi đựng đầy rác được chọn lọc chỉ đem lại cho họ một ít tiền lẻ. Nhưng đó là cách mưu sinh duy nhất của họ - những con người đang sống trên một bãi rác ở Rạch Giá, thuộc đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Diệu là một đứa em gái trong số chín anh chị em trong gia đình. Một trong những người anh của Diệu đang ngồi trên một bia mộ gần đó với con chó của mình. Bãi rác nằm trên một nghĩa trang bị bỏ rơi, và những ngôi mộ nhô lên khỏi mặt đất là nơi duy nhất để ngồi vì không bị rác bao phủ. Gia định của Diệu là một trong khoảng 200 gia đình sống tại các bãi rác ở Rạch Giá. Họ là những người gốc Campuchia đã chạy trốn khỏi chế độ Khmer Đỏ tàn bạo vào thập niên 1970. Qua 3 thế hệ, bãi rác trở thành nơi dung thân duy nhất của họ. Cuộc sống của họ thiếu thốn một cách khó có thể hình dung. Thức ăn và quần áo mặc thường là những gì họ tìm thấy khi bới rác. Thậm chí những đứa trẻ không biết rằng một đôi dép nhựa cần phải có hai chiếc giống nhau. Tuy vậy, trong cuộc sống của họ có những điều còn tồi tệ hơn cả rác rưởi và sự nghèo đói. Chính cái nghèo tuyệt vọng đã biến họ trở thành con mồi lý tưởng của những kẻ buôn người. Đã có lúc những đứa trẻ bị mua bán như hàng hóa với giá có khi chỉ 100 USD. Các bậc cha mẹ bán con vì bị lừa rằng người mua có ý định tốt, con cái của họ sẽ có một công ăn việc làm tử tế và một tương lai đầy hứa hẹn. Họ tha thiết mong muốn những đứa con mình được đổi đời. Họ không biết rằng, trên thực tế, nhiều đứa trẻ đã bị bóc lột sức lao động thậm tệ hoặc biến thành các nô lệ tình dục trong các nhà chứa. "Kẻ buôn trông cũng giống như mẹ của các em, không giống như một người xấu!" Caroline Nguyễn Ticarro-Parker, người sáng lập Quỹ Xúc Tác để giúp đỡ Diệu và trẻ em trong các cộng đồng nghèo nhất của Việt Nam. Các em trẻ đôi khi cũng bị bắt cóc, khi các em đi bộ vào thị trấn để bán vé số. "Khi chúng tôi mới bắt đầu, chúng tôi biết một căn nhà ở đầu lối vào của bãi rác, và chúng tôi biết là các cô gái được đám buôn người đem vào đó và bị cưỡng hiếp," Ticarro-Parker nói. "Nếu các em la hét, thì sẽ được thả. Nếu các em không la hét, thì sẽ bị đưa đi. Có lúc có em trẻ tới những 4 tuổi." Những bài học cho sự sống còn Sau khi rời bãi rác gần nhà em Diệu, tôi đến một bãi rác khác ngay sau khi một chiếc xe tải vệ sinh đã để lại một đống tươi. Mọi người vội chạy lại với cây chọn và túi xách và bắt đầu phân loại. Họ làm việc ngày và đêm cùng với con cái của họ. Một giờ sáng, khi chiếc xe tải rác cuối cùng trong ngày đến, họ mang đèn vào đầu để tiếp tục làm việc trong bóng tối. Tôi đi theo một người mẹ có con đến căn lều của bà. Cũng rất khó có thể gọi đó là túp lều vì đó không có gì nhiều hơn là những tấm nhựa được nối lại với nhau để làm nơi trú ngụ. Những chén đựng đồ ăn thì đầy ruồi. Quần áo thì được phơi khô trên dây thép gai. Một người cha khác muốn bán con của mình cho tôi khi thấy tôi đến nơi. Ông đang ôm một em bé vài tháng tuổi, đang đội một chiếc mũ đầy màu sắc. Người cha liên tục đập ruồi đang đậu vào mặt của đứa trẻ. Ông bị nhầm, nghĩ rằng tôi đến đây là để mua con của mình. Gia đình của Ticarro-Parker trốn chạy khỏi Việt Nam khi cô chỉ là một đứa trẻ. Cô trở về như một người trưởng thành để giúp đỡ đất mẹ - đưa quần áo cho người nghèo. Qua dịp đó, cô tình cờ biết được các gia đình nghèo của các bãi rác Rạch Gia, cô lập tức biết rằng còn rất nhiều việc phải làm hơn nữa. Cô trở về nhà ở tiểu bang Minnesota (Mỹ), bắt đầu quyên góp tiền và cuối cùng đã mở một trường học cho những trẻ em ở bãi rác. Dưới sự tài trợ của tổ chức mang tên Quỹ xúc tác (Catalyst Foundation) - một tổ chức được lập ra để giúp trẻ em trong các cộng đồng nghèo nhất của Việt Nam, một trường học dành cho trẻ em trên bãi rác Rạch Giá đã được mở. Bài học thứ nhất: Cho các em điện thoại di động để kêu gọi giúp đỡ khi cần. "Nghe có vẻ lạ, nhưng chúng tôi đã cho các cô gái xinh đẹp nhất điện thoại di động đầu tiên," Ticarro-Parker cho biết. "Các em có nguy cơ bị bắc cóc/bị bán cao nhất." Bài học thứ 2: Dạy cho các em biết đọc để khi nào các em bị bắt cóc/bị bán, các em có thể đọc tên thành phố và gọi đến trường để cho biết các em đang ở đâu. Năm 2008, bốn cô gái bị bán đi, nhưng bọn buôn người bị bắt vì các cô gái có một điện thoại di động và biết đọc đường để cung cấp vị trí của họ. Bài học thứ ba: Dạy cho các em biết là phải chạy nếu người lạ tìm cách tiếp cận. Đó là chính xác những gì mà em Hạnh 13 tuổi đã làm khi người đàn ông, có lẽ bọn buôn người, đuổi theo cô và em trai của cô khi họ đang đi bộ về nhà vào ngày đi học cuối khóa năm 2010. Cô đã làm những gì cô đã được dạy và chạy đi. Không may, Hạnh rơi vào một kênh đào và chết đuối. Ticarro-Parker tìm cách dấu nước mắt trong khi kể lại bi kịch: "Em ấy chết vì làm cái chúng tôi đã dạy." Trước khi chết, Hạnh đã được phỏng vấn cho cuốn sách nhỏ đầu tiên của trường. Bên cạnh hình của Hạnh là một câu nói của em ấy: "Trường của em là nguồn hy vọng." "Ngôi trường là hy vọng duy nhất cho các em, Ticarro-Parker nói. Nó cũng giúp đỡ toàn bộ cộng đồng. "Khi chúng tôi bắt đầu, 99% là mù chữ," cô nói "Tất cả các bậc cha mẹ (tại bãi rác) đều mù chữ, còn các em chưa bao giờ được cắp sách đến trường." "Hiện nay, nạn mù chữ ở bãi rác đã xuống còn 40%." "Các em đang hiểu rằng các em có thể sẽ là thế hệ không phải sinh sống trong những bãi rác," Ticarro-Parker cho biết. Nhà trường cũng truyền đạt cho các bậc cha mẹ hiểu về sự thật của hiểm họa buôn người: những gì thực sự sẽ xảy ra với con cái của họ nếu họ bán chúng. Trong năm 2006, trước khi trường mở ra, hơn 37 đứa trẻ đã bị cha mẹ bán cho bọn buôn người. Trong năm 2011, chỉ còn bốn trường hợp như vậy. Một chất xúc tác cho sự thay đổi Giờ đây, sau các buổi nhặt rác, Diệu lại đến trường. Trong sân chơi, em hòa đồng cùng những đứa trẻ khác cùng cảnh ngộ, hào hứng trên chiếc bập bênh hay hò hét nô đùa trên bãi cát. Lắng nghe cá em nói và nhìn các em cười rất khó để tin rằng các em là những đứa trẻ sống trên một bãi chứa rác thải. "Trong hơn năm rưỡi qua, các em xem ra vui vẻ hẳng lên" Ticarro-Parker cho biết: "Các em giờ muốn trở thành ca sĩ và giáo viên và bác sĩ và kiến trúc sư. Đột nhiên các em có ý tưởng cho một sự nghiệp trong tâm trí ...." "Có thể chúng tôi sẽ không để loại trừ được nạn buôn bán trẻ em. Có thể chúng tôi sẽ không thay đổi cách nhìn của các em gái bé tự kĩ cảm thấy bản thân không xứng đáng. Nhưng chúng tôi sẽ thay đổi các em gái này. Chúng tôi sẽ thay đổi 200 em gái ở đây, mỗi lần một em. " Natalie Allen(CNN) |
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog